Các Thành Phần Cần Có Trong đất Trồng Cây Cảnh
Có thể bạn quan tâm
Đất trồng hay còn gọi là giá thể trồng là phần quan trọng nhất quyết định sự phát triển của cây cảnh. Việc chọn đúng đất sẽ giúp cây phát triển, việc chọn sai lại khiến cây suy yếu thậm chí chết.
Đất trồng cây cảnh phụ thuộc nhiều vào khí hậu, vùng miền, loại cây... Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các thành phần cần có để các loại cây trồng phát triển tốt nhé.
Các thành phần cần có trong đất trồng cây cảnh
Đất phù sa: đất phù sa được định nghĩa là đất ruộng, đất mùn mục do các thực vật sinh vật chết đi để lại. Hàng năm mỗi đợt lũ kéo về đồng bằng giúp bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng. Đất này đặc biệt màu mỡ chứa đầy đủ các chất vi lượng, đa lượng. Vì thế khi trồng cây cảnh bạn nên chọn lớp đất mặt ruộng chưa canh tác hoặc đất ở ven bờ sông suối là tốt nhất.
Trấu sống: trấu sống là vỏ lúa sau quá trình canh tác sẽ thải ra. Lớp trấu sống này có tác dụng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt khi mưa dầm. Tuy nhiên trong vỏ trấu vẫn chứa một lớp có thể giữ nước nên rất cần cho cây trồng phát triển. Vỏ trấu thường được trộn chung vào thành phần đất trồng cây cảnh để tạo độ tơi xốp.
Trấu hun: trấu hun rất tốt cho bộ rễ của cây trồng. Do lớp này đã bị phân hủy nên cây trồng có thể hấp thụ được dinh dưỡng từ lớp mùn này. Cây cảnh được trồng từ 100% trấu hun thường có bộ rễ phát triển rất mạnh. Trấu hun thường được trộn chung vào đất trồng để cải thiện dinh dưỡng.
Xơ dừa: xơ dừa có tác dụng giữ ẩm rất tốt, giúp lớp đất gắn kết hơn. Sau một thời gian trồng lớp xơ dừa này sẽ bị hoai mục tạo thành dinh dưỡng nuôi cây. Xơ dừa thường chiếm một tỷ lệ nhất định tùy vào từng loại cây với cây có tàn lá rộng thì tỷ lệ xơ dừa cao hơn. Lưu ý vào mùa mưa hoặc khí hậu lạnh cần tránh sử dụng xơ dừa.
Xỉn than: xỉn than được xem là một chất vô cơ không có giá trị dinh dưỡng. Với các loại cây dễ bị chết do ngập úng như cây sứ, cây bông trang... Thì nên bỏ thêm xỉn than vào công thức đất, mục đích để đất thoát nước nhanh và thoáng khí. Khi sử dụng xỉn than vào giá thể thì cần tưới nước thường xuyên hơn vì đất khô khá nhanh.
Phế phẩm nông nghiệp: khi trồng nhiều loại cây mình thường trộn thêm các phụ phẩm nông nghiệp như giá thể trồng nấm, vỏ đậu phộng, rễ cây lục bình. Cây cảnh phát triển rất tốt do lúc đầu chúng có tác dụng giúp thông thoáng, thoát nước tốt. Sau một thời gian chúng lại bị hoai mục và làm thức ăn cho cây phát triển tốt.
Cát: là thành phần vô cơ giữ ẩm rất tốt rất cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ. Các cây phôi mới trồng lại hầu hết đều được trồng bằng cát 100%. Công thức này giúp các rễ non mọc ra nhanh chóng tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Ưu điểm của nó là không bị hoai mục theo năm tháng giúp đất tơi xốp hơn.
Gợi ý một vài công thức đất cho cây cảnh
Cây bông trang: cây cần bộ rễ thông thoáng, chịu ngập úng kém nên bỏ thêm 30% trấu sống là đủ, 30% xơ dừa còn lại giúp giữ ẩm cho cây.
⦁ 40% đất thịt + 30% trấu sống + 30% xơ dừa.
⦁ 40% đất thịt + 20% xỉn than + 30% xơ dừa + 10% phân bò.
Cây sứ: là cây chịu ngập úng rất kém, dễ bị thối củ. Vì thế công thức trồng nên bỏ thêm nhiều chất vô cơ như xỉn than, đá nham thạch, vỏ lạc... để thoát nước.
⦁ 40% đất thịt + 20% xỉn than + 20% phân bò + 30% trấu hun.
⦁ 30% đất thịt + 60% trấu hun + 10% vỏ lạc.
Cây linh sam: là loại cây có sức sống mạnh mẽ, hầu như bạn trồng giá thể nào cây cũng sống tốt. Tuy nhiên trồng với công thức sau sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
⦁ 60% đất thịt + 20% xơ dừa + 20% trấu sống.
Cây cảnh trong nhà: các loại cây nội thất thường được trồng trong nhà. Chúng cũng cần những loại đất riêng để phù hợp với môi trường thiếu ánh nắng và máy lạnh. Đất trồng các loại cây này vừa cần độ ẩm, vừa cần thoát nước nhanh, nhẹ để dễ di chuyển. Các nhà vườn thường có sẵn loại đất này đóng bao để bán với giá 50.000đ/bao.
Các loại cây trong nhà nổi tiếng là: cây trầu bà, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây phát tài....
- 60% trấu hun + 20% đất thịt + 10% trấu sống + 10% xơ dừa.
Cây mai vàng: cây mai vàng là loại cây phổ biến có thể bắt gặp ở hầu hết các địa phương. Tùy vào khí hậu và vị trí đặt cây mà có công thức đất cho hợp lý.
- Miền nam: 40% đất thịt + 30% trấu + 20% xơ dừa + 10% cát.
Lưu ý: còn tùy vào độ phát triển của cây mà chọn loại đất cho phù hợp. Cây có tàn lá rậm rạp thì nên bổ sung nhiều thành phần hữu cơ, cây tàn lá ít thì nhiều thành phần vô cơ. Với đất trồng nhiều thành phần vô cơ ưu điểm là thoát nước tốt, khuyết điểm là phải bổ sung dinh dưỡng và tưới nước thường xuyên hơn.
CÔNG TY PHÂN BÓN NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU
Địa chỉ: 28C6 đường DN4, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM
Hotline: 0938 853 899
Email: vietauagri@gmail.com
Website: https://vietaugroup.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/c/VIETAUTV/featured
Bài viết liên quan:
- TẠI SAO CẦN BÓN VÔI CHO ĐẤT TRỒNG CÂY
- THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CHO CÂY LÀ GÌ?
- TẠI SAO CÂY BỊ RỤNG TRÁI NON HÀNG LOẠT?
Từ khóa » đất Trồng đầy đủ Các Thành Phần
-
Các Thành Phần Của đất - Giúp Bạn Cải Tạo đất Xấu Thành đất Tốt • Sài ...
-
Đất Trồng Là Gì? Thành Phần, Tính Chất Và Phân Loại đất Trồng?
-
Đất Trồng Là Gì? Thành Phần, Tính Chất Và Phân Loại đất Trồng Cây
-
Đất Trồng Gồm Mấy Thành Phần Chính? - Toploigiai
-
Đất Trồng Có Những Thành Phần Nào? 3 Vai Trò Của đất Trồng
-
Đất Trồng Là Gì? Đất Trồng Gồm Mấy Thành Phần Chính? - Anh Ngữ AMA
-
Đất Trồng Gồm Những Thành Phần Nào?vai Trò Của Từng Phần?
-
Đất Trồng Gồm Những Thành Phần Nào,vai Trò Của Từng Thành Phần ...
-
Đất Trồng Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò & Thành Phần Của đất Trồng
-
Đất Trồng Là Gì? Thành Phần, Tính Chất Của đất Trồng - Kover Group
-
ĐẤT TRỒNG CÂY - PHÂN LOẠI VÀ TỈ LỆ THÀNH PHẦN CỦA TỪNG ...
-
PHÂN LOẠI ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỒNG CÂY ...
-
Thành Phần Của đất Trồng Có Gì đặc Biệt?
-
Bài 3: Một Số Tính Chất Của đất Trồng - Hoc24