Các Thành Phần Có Hại Trong Mỹ Phẩm Và Các Lựa Chọn Thay Thế

Mỹ phẩm là một phần trong cuộc sống hằng ngày của cả nam lẫn nữ. Nhiều người muốn được trông đẹp hơn, cảm thấy tự tin hơn và mỹ phẩm mang lại cho họ điều đó.

Nhóm công tác môi trường (EWG), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giáo dục người tiêu dùng về một số thành phần trong các sản phẩm mỹ phẩm, cho biết phụ nữ có thể sử dụng trung bình 12 sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc cá nhân mỗi ngày. Trong khi nam giới có thể là khoảng một nửa số đó.

Do sự phổ biến của việc làm đẹp, các thành phần có hại trong mỹ phẩm cũng theo đó trôi nổi đầy rẫy trên thị trường và có thể có khả năng gây ra những biến chứng khó lường cho da và sức khỏe.

Qua thời gian, mọi người càng trở nên ý thức hơn về các loại mỹ phẩm mà họ sử dụng cho da và sức khỏe. Từ đó hướng đến sử dụng một số thành phần trong mỹ phẩm an toàn hơn và tránh xa các thành phần độc hại trong mỹ phẩm.

thành phần độc hại trong mỹ phẩm
Do sự phổ biến của việc làm đẹp, những thành phần độc hại trong mỹ phẩm cũng theo đó trôi nổi đầy rẫy trên thị trường

Chính vì lẽ đó, việc thông tin và giáo dục người tiêu dùng về những thành phần độc hại trong mỹ phẩm có thể gây ra tác hại cho da và sức khỏe là hết sức quan trọng.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về các chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên lưu ý trước khi chọn mua bất kỳ loại mỹ phẩm nào.

Xem nhanh bài viết tại đây

1. Hiểu về bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp 2. Hiểu về sự an toàn của các sản phẩm làm đẹp 3. Các thành phần có hại trong mỹ phẩm bạn cần lưu ý 3.1. Chất tạo mùi 3.2. Các hợp chất butylat (BHT, BHA) 3.3. Than đá 3.4. Chất bảo quản formaldehyde 3.5. Chì 3.6. Parabens 3.7. Các hợp chất polyethylene (PEGs) 3.8. Phthalates 3.9. Siloxanes 3.10. Lưu huỳnh 3.11. Triclosan 3.12. 1,4-dioxane 3.13. Các lựa chọn thay thế khác 4. Một số mẹo tránh những thành phần độc hại trong mỹ phẩm

Hiểu về bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp

Nhiều người có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm làm đẹp chứa một số thành phần không độc hại trong mỹ phẩm, có lợi cho da và sức khỏe.

Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không dễ dàng nhận ra các thương hiệu mỹ phẩm thật sự tốt cho da hay sức khỏe của họ và cho cả môi trường.

Các khẳng định trên nhãn mỹ phẩm là “xanh” (green), “tự nhiên” (natural), hoặc “hữu cơ” (organic) đều không đáng tin cậy vì không có một tổ chức chính phủ nào có thể đứng ra chịu trách nhiệm cho việc xác định những thông tin trên.

các thành phần trong mỹ phẩm không tốt cho da
Hiểu về bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp để tránh các chất độc hại trong mỹ phẩm

Hiểu về sự an toàn của các sản phẩm làm đẹp

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có quyền quản lý mỹ phẩm chặt chẽ như đối với thực phẩm và thuốc.

Trên thực tế, FDA không kiểm tra xem liệu một loại mỹ phẩm được khẳng định “100% hữu cơ” có thật sự được làm hoàn toàn bằng thành phần hữu cơ hay không.

Ngoài ra, FDA cũng không thể thu hồi các sản phẩm có chứa các loại hóa chất độc hại trong mỹ phẩm có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng một số loại hóa chất có một số thành phần độc hại trong mỹ phẩm xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da và trong mỹ phẩm trang điểm có thể có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Những vấn đề đó bao gồm:

  • Ung thư
  • Các bệnh lý nội tiết, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóc môn trong cơ thể
  • Chậm phát triển
  • Ảnh hưởng xấu đến các vấn đề về thần kinh

Mặc dù đa số các thành phần dùng trong mỹ phẩm trang điểm được cho là an toàn cho da và sức khỏe. Nhưng một số thành phần độc hại trong mỹ phẩm bạn đang sử dụng vẫn có thể có khả năng gây tác động xấu đến cơ thể cũng như môi trường.

Các thành phần có hại trong mỹ phẩm bạn cần lưu ý

Chất tạo mùi

Khi nói về những thành phần độc hại trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da và tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe như ung thư da, các chất tạo mùi chắc chắn đứng đầu danh sách này.

Khi bạn nhận thấy nhãn trong các sản phẩm làm đẹp có mùi thơm, rất có thể sản phẩm đó có chứa một số thành phần mỹ phẩm độc hại bên trong.

Chất tạo mùi là các chất độc hại trong mỹ phẩm được tìm thấy trong sản phẩm dành cho da, tóc và cơ thể. Đây có lẽ là điều gây tranh cãi nhất vì chất dùng để tạo mùi trong mỹ phẩm có thể là một hỗn hợp bất kỳ của các thành phần khác nhau.

Trên thực tế, có tới hơn 3.000 thành phần độc hại trong mỹ phẩm có thể được phân loại là chất tạo mùi.

Các hợp chất butylat (BHT, BHA)

BHT(Butylated Hydroxytoluene) và BHA (Beta Hydroxy Acid) là hai loại hóa chất độc hại trong mỹ phẩm cho sức khỏe. Các chất này được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản trong mỹ phẩm trên thị trường.

Chất bảo quản giúp kéo dài hạn sử dụng của mỹ phẩm chăm sóc da và là một trong những loại hóa chất độc hại gây nhiều tranh cãi nhất. Bạn có thể tìm thấy các chất BHT và BHA trong mỹ phẩm hay sản phẩm trang điểm từ bút kẻ mắt cho đến kem nền cho da.

Hai loại hóa chất độc hại này cũng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm phổ biến như sữa rửa mặt, nước hoa hồng và các sản phẩm dưỡng ẩm.

Chúng có thể gây kích ứng da, có thể dẫn đến ung thư da và có ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là các cơ quan và hệ thống sinh sản của cơ thể vì sẽ gây ra rối loạn nội tiết.

Than đá

Than đá là thành phần độc hại cho sức khỏe thường được sử dụng trong mỹ phẩm dùng để chăm sóc da, thường được sử dụng rộng rãi như một chất tạo màu.

Tuy nhiên, nó đã được tìm thấy trong mỹ phẩm điều trị tình trạng khô cho da và tóc.

Bạn sẽ không tìm thấy chính xác từ “than đá” trên bất kỳ nhãn mỹ phẩm nào, nhưng thay vào đó bạn sẽ cần chú ý đến cụm từ “FD&C” có thể đi kèm bởi một loại màu và một con số.

Than đá là một trong những chất tạo màu dễ bị nhiễm độc nhất, đặc biệt là độc từ các kim loại nặng và cực kì độc hại đối với sức khỏe não bộ và tiềm ẩn khả năng gây ung thư.

Ngay cả khi không bị nhiễm độc, than đá cũng không an toàn để sử dụng trên da vì có thể gây kích ứng da và tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

than đá thành phần độc hại trong mỹ phẩm
Than đá là thành phần độc hại cho sức khỏe thường được sử dụng trong mỹ phẩm dùng để chăm sóc da, thường được sử dụng như một chất tạo màu

Chất bảo quản formaldehyde

Formaldehyde là các chất bảo quản đã bị phân hủy và giải phóng ra khí formaldehyde.

Bạn cũng không thể nhìn thấy cụm từ “chất bảo quản formaldehyde” trên nhãn mác của các loại mỹ phẩm được sử dụng trong chăm sóc da. Do đó, bạn cần phải chú ý đến những từ khác. Chẳng hạn như “quaternium-15” – một chất hóa học có thể được tìm thấy trong mỹ phẩm và sản phẩm trang điểm như kẻ mắt và mascara.

Ngoài việc các chất bảo quản phóng formaldehyde, một thành phần độc hại có thể gây kích ứng da và ảnh hưởng đến da nhạy cảm. Nó còn được coi là một thành phần mỹ phẩm độc hại với rất nhiều các nguy cơ liên quan tới hệ hô hấp và gây ung thư.

Chì

Chì là một chất hóa học có thể được sử dụng trong mỹ phẩm và trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

Người ta thậm chí còn ngừng sử dụng sản phẩm làm đẹp và sản phẩm trang điểm như son có chứa chì vì nó quá độc hại.

Chì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, sinh sản, rối loạn nội tiết, thậm chí cả sẩy thai và gây ung thư.

Parabens

Parabens là một loại chất bảo quản có thể được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc cơ thể. Nó rất dễ bị hấp thụ vào da và có thể gây kích ứng da.

Khi đã xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch, và cả hệ thống sinh sản vì có thể dẫn đến ung thư.

Parabens là loại hóa chất cực kỳ độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc. Đây là một trong những thành phần mà nhiều thương hiệu nổi tiếng đã cố tình loại ra khỏi các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp của họ.

Ngày nay, nhiều thương hiệu mỹ phẩm cũng khẳng định độ an toàn trong các sản phẩm của họ bằng việc ghi trên bao bì “không chứa parabens” để tránh người tiêu dùng lo ngại về rủi ro gây ung thư trên sản phẩm chăm sóc.

Các hợp chất polyethylene (PEGs)

Các hợp chất PEGs thường được sử dụng làm chất dưỡng ẩm trong các sản phẩm dưỡng ẩm hay sản phẩm chăm sóc cho da, chất nhũ hóa (giúp đồng nhất dầu và nước), chất vận chuyển (cải thiện khả năng thẩm thấu của sản phẩm vào da) trong mỹ phẩm.

Ví dụ như những loại sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm dưỡng ẩm thường được quảng cáo có khả năng thẩm thấu vào sâu bên dưới da. Chúng có tác dụng làm cấp nước tối ưu, bạn có thể tìm thấy các hợp chất PEGs trong bảng thành phần của chúng.

Những hợp chất này thật ra không gây độc hại gì nghiêm trọng hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tuy nhiên, quy trình tổng hợp PEGs có thể gây ra nhiều chất độc hại trong mỹ phẩm kèm theo như: Ethylene oxides, hợp chất polycyclic aromatic, các kim loại nặng bao gồm chì, sắt, cobalt, nickel, cadmium, arsenic (thạch tín)… có thể gây kích ứng da và khiến da nhờn hơn, bị tổn thương da và lâu dần trở thành “tiền đề” cho bệnh ung thư.

Để xác định các hợp chất PEGs độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc, bạn có thể tìm kiếm những thành phần có chứa “eth” như polyethylene glycol.

Phthalates

Phthalates là một trong các thành phần độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc khá nổi tiếng.

Phthalates được sử dụng trong đời sống, có tác dụng làm duy trì màu sắc và mùi hương. Bạn có thể tìm thấy thành phần độc hại này trong các sản phẩm chăm sóc như lăn khử mùi và son dưỡng môi.

Phthalates thường xuyên được che giấu dưới cái tên là “chất tạo mùi”. Đây là chất độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc có liên quan tới các vấn đề phát triển sức khỏe và tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến ung thư. Thành phần này cũng gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nữ giới và nam giới.

| Các chất độc hại trong mỹ phẩm cũng được tìm thấy dưới tên gọi hoa mỹ là kem trắng da, chất làm trắng da, nhưng chung quy vẫn là chất gây hại không chỉ làn da mà còn cho cơ thể. Cùng Grace Skincare Clinic tìm hiểu những hiểm họa đằng sau phương pháp cấy trắng da mặt (cấy trắng lụa) trong bài viết liên quan sau đây.

Siloxanes

Siloxanes là một hợp chất gốc silicon, là chất thường được thêm vào trong mỹ phẩm có tác dụng làm mềm mại và mịn màng khi bôi lên da.

Thành phần độc hại này có thể được tìm thấy nhiều nhất trong mỹ phẩm trang điểm như phấn mắt, các sản phẩm chăm sóc, dưỡng ẩm và một số sản phẩm điều trị cho da mặt.

Đây là thành phần có thể gây kích ứng da và gây độc hại có những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ thống sinh sản và nội tiết.

Do đó, hãy tránh xa các thành phần có tên gọi kết thúc bằng cả siloxanes và methicone trong mỹ phẩm để đảm bảo an toàn và phòng tránh ung thư.

Lưu huỳnh

Lưu huỳnh luôn là vấn đề được quan tâm khi nhắc đến bất kỳ loại mỹ phẩm làm sạch nào, cho dù đó là trong mỹ phẩm dầu gội đầu hay sữa rửa mặt.

Ngoài ra, lưu huỳnh còn là thành phần có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.

Đây là thành phần độc hại trong mỹ phẩm dễ hấp thụ vào da và dẫn tới các vấn đề về sức khỏe hô hấp. Lưu huỳnh cũng có thể liên quan đến một số loại hóa chất gây ung thư.

Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi có ý định sử dụng các sản phẩm có chứa lưu huỳnh.

lưu huỳnh thành phần trong mỹ phẩm có hại cho da
Lưu huỳnh luôn là vấn đề được quan tâm khi nhắc đến bất kỳ loại mỹ phẩm làm sạch nào, cho dù đó là trong mỹ phẩm dầu gội đầu hay sữa rửa mặt

Triclosan

Triclosan là thành phần được sử dụng trong các mỹ phẩm kháng khuẩn. Đây là chất chủ yếu được sử dụng để chống lại sự phát triển của vi khuẩn.

Triclosan là một thành phần phụ gia có tác dụng tốt cho sức khỏe và có trong mỹ phẩm làm đẹp, tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra các vấn đề về rối loạn hoóc môn và rối loạn nội tiết.

1,4-dioxane

1,4-dioxane là một loại hóa chất gây ung thư, được dùng để giảm tác dụng của các loại hóa chất có tính độc hại khác.

1,4-dioxane là chất hóa học độc hại mà bạn sẽ không bao giờ tìm thấy trên nhãn dán trong mỹ phẩm. Tuy nhiên bạn có thể xác định thông qua các thành phần có chứa “eth” trong tên gọi và bạn nên tránh xa các loại mỹ phẩm này để phòng ngừa tác nhân gây ung thư.

| Phương pháp tắm trắng có hại không? Đây là câu trả lời từ Bác sĩ Da liễu

Các lựa chọn thay thế khác

Bạn có thể tránh tiếp xúc với các thành phần độc hại trong mỹ phẩm bạn đang sử dụng bằng cách giảm tần suất sử dụng các loại mỹ phẩm này hoặc bạn nên chuyển sang sử dụng các lựa chọn thay thế an toàn cho sức khỏe hơn.

Các bước sau có thể giúp bạn giảm hoặc tránh sử dụng các thành phần độc hại trong mỹ phẩm trang điểm:

  • Bạn nên sử dụng ít sản phẩm hơn hoặc chọn sản phẩm mỹ phẩm có bảng thành phần hợp chất ngắn, đơn giản và rõ ràng.
  • Bạn nên kiểm tra cẩn thận bảng thành phần mỹ phẩm và tra cứu bất cứ thành phần lạ nào bằng cách sử dụng các nguồn tra cứu như EWG’s Skin Deep.
  • Bạn nên cẩn thận khi sử dụng các loại mỹ phẩm được khẳng định là “nguyên chất”, “ hữu cơ”, hay “tự nhiên”. Không có một trách nhiệm pháp lý nào cho những tuyên bố này và nó cũng không làm cho các sản phẩm chăm sóc này trở nên an toàn hơn trên da và sức khỏe của bạn.
thay thế các thành phần có hại trong mỹ phẩm
Các lựa chọn thay thế khác và một số mẹo tránh những thành phần độc hại trong mỹ phẩm

Một số mẹo tránh những thành phần độc hại trong mỹ phẩm

Khi nhận thức của mọi người về những thành phần độc hại trong mỹ phẩm ngày càng tăng, thì ngày càng có những lựa chọn các thành phần thay thế khác tốt hơn và không độc hại trong mỹ phẩm xuất hiện.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc hay mỹ phẩm thay thế này và có thể sử dụng cho mọi bước trang điểm, bao gồm:

  • Mascaras
  • Các mỹ phẩm dành cho môi
  • Các mỹ phẩm dành cho mắt
  • Kem nền
  • Kem che khuyết điểm
  • Các sản phẩm tạo khối và má hồng

Sử dụng các trang thông tin như EWG có thể giúp mọi người kiểm tra những thành phần độc hại trong mỹ phẩm chăm sóc da và đưa ra các đề xuất thay thế tốt hơn, hạn chế gây hại cho da ở mức thấp nhất.

mẹo tránh thành phần có hại trong mỹ phẩm
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc hay mỹ phẩm thay thế này và có thể sử dụng cho mọi bước trang điểm

| Xem thêm bài viết Có nên đi spa trị mụn? Đi spa trị mụn thực sự có mang lại hiệu quả

Bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng những thành phần độc hại trong mỹ phẩm bạn sử dụng và các sản phẩm dùng để chăm sóc da đang có, bạn nên nắm rõ các ký hiệu và thông tin trên nhãn mỹ phẩm.

Điều này giúp bạn có thể phần nào lựa chọn được các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, dòng sản phẩm nào có thành phần độc hại trong mỹ phẩm để phòng tránh.

BÁC SĨ DA LIỄU CK1 HUN KIM THẢO – BÁC SĨ DA LIỄU GIÀU Y ĐỨC TẠI GRACE Sau bao năm miệt mài học tập với chuyên ngành bác sĩ da liễu, hiện nay bác sĩ Ck1 da liễu Hun Kim Thảo đã trở thành một bác sĩ giàu kinh nghiệm và cũng là một bác sĩ giàu y đức. Để có cơ hội khám chữa bệnh và giúp đỡ các bệnh nhân,…

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi bạn cần được tư vấn về các thành phần có hại trong mỹ phẩm bạn đang sử dụng hay cách lựa chọn sản phẩm, mỹ phẩm chăm sóc da lành tính. Chúng tôi sẽ giúp bạn tránh thành phần độc hại trong mỹ phẩm gây hại cho da.

Grace Skincare Clinic luôn đặt hiệu quả điều trị và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Các bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn kỹ lưỡng trước khi gợi ý cho bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc nào để đảm bảo an toàn, cũng như đưa ra một số lời khuyên chăm sóc da phù hợp dành cho bạn.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Da liễu Hun Kim Thảo

Liên Hệ Tư Vấn

Grace Skincare Clinic Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE

102C Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now SDT: 02822-531-223 Hotline: 0961-796-809

Nguồn tham khảo:

https://www.byrdie.com/toxic-beauty-ingredients-4782646

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12396675/

Từ khóa » Những Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Gây Mụn ẩn