Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Học tập
- Giáo án - Bài giảng
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Viết thư UPU
- An toàn giao thông
- Dành cho Giáo Viên
- Hỏi đáp học tập
- Cao học - Sau Cao học
- Trung cấp - Học nghề
- Cao đẳng - Đại học
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- KPOP Quiz
- Đố vui
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Giáo án điện tử
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
- I. Một số thao tác lập luận
- 1. Thao tác lập luận giải thích:
- 2. Thao tác lập luận phân tích:
- 4. Thao tác lập luận so sánh:
- 5. Thao tác lập luận bình luận:
- 6. Thao tác lập luận bác bỏ:
- II. Bảng thống kê các thao tác lập luận trong văn nghị luận
- III. Ví dụ minh hoạ
- 1. Thao tác giải thích
- 2. Thao tác chứng minh
- 3. Thao tác lập luận phân tích
- 4. Thao tác bình luận
- 5. Thao tác lập luận so sánh
- 6. Thao tác bác bỏ
- IV. Lịch thi THPT Quốc Gia 2023
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây nhé.
I. Một số thao tác lập luận
1. Thao tác lập luận giải thích:
- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
2. Thao tác lập luận phân tích:
- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
3. Thao tác lập luận chứng minh:
- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
4. Thao tác lập luận so sánh:
- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
5. Thao tác lập luận bình luận:
- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
6. Thao tác lập luận bác bỏ:
- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
- Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.
- Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.
- Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
- Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.
II. Bảng thống kê các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Thao tác | Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng | Cách làm |
Giải thích | Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình | - Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ - Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn |
Phân tích | - Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ. - Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. - Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc | - Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết - Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa- Các cách phân tích thông dụng + Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét + Phân loại đối tượng + Liên hệ, đối chiếu + Cắt nghĩa bình giá + Nêu định nghĩa |
Chứng minh | Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề | - Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau. |
Bình luận | - Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng ... đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại...; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. - Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng" | Bình luận luôn có hai phần: - Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. - Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí). |
So sánh | - Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật - Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản. - Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng. | - Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc. - Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng. - Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng. - Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng. |
Bác bỏ | - Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình. - Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai. * Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả. | - Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách. a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ - Dùng thực tế - Dùng phép suy luậnb. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng. c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương. |
III. Ví dụ minh hoạ
1. Thao tác giải thích
a. Ví dụ 1:
Hình ảnh Mặt Trời trong tự nhiên vốn là biểu tượng của nguồn sáng ấm áp, chiếu sáng khắp thế gian và đem lại sự sống cho vạn vật. Từ đó, hình ảnh Mặt Trời trong câu nói “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn” tượng trưng cho những điều tích cực, những niềm vui và tương lai lạc quan. Ngược lại, bóng tối vốn là màn đêm âm u, lạnh lẽo, đại diện cho những điều tiêu cực, sự bi quan luôn đeo đuổi con người. Có một thực tế là khi ta hướng về phía Mặt Trời, tiến lên phía trước thì bóng của ta sẽ ngả về sau. Từ hiện tượng ấy, câu nói trên đã đề ra cho ta một cách sống cao đẹp, khuyên con người nên lạc quan, nuôi dưỡng hy vọng cho bản thân, quan tâm đến những khía cạnh tích cực của đời sống để vượt qua những thời điểm khó khăn, tiêu cực.
(Bài viết tham khảo)
b. Ví dụ 2:
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
c. Ví dụ 3:
“Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn. Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm. Cho nên không thể trách được nếu ba tôi quả quyết ly mới làthứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bố bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép. Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Đơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: óc tưởng tượng.”
(Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh)
2. Thao tác chứng minh
a. Ví dụ 1:
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết
– Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014)
b. Ví dụ 2:
“Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.
Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa (về), roài (rồi), khoai (khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm L buồn; :(( , T _ T khóc; J cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; <3 yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy.
…Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực – ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….”
(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
3. Thao tác lập luận phân tích
a. Ví dụ 1:
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
(Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)
b.Ví dụ 2:
Tô Hoài giới thiệu nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ:
- Trước nhà thống lí Pá Tra, người ta lúc nào cũng thấy Mị ngồi quay sợi bên tảng đá cạnh tàu ngựa.
- Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
--> Vị trí ngồi ấy cho thấy cuộc đời Mị như bị thít chặt trong kiếp ngựa trâu và khuôn mặt lột tả cõi lòng luôn mang nỗi đau buồn thầm lặng dai dẳng, triền miên. Nỗi buồn đông cứng như tảng đá vô tri và đè nặng lên đôi vai, lên cuộc đời Mị. Tác giả đã thể hiện nỗi buồn của Mị với giọng văn ngậm ngùi và chiều sâu cảm thông hiếm thấy. Đoạn văn mở đầu giúp người đọc chứng kiến cảnh đời bi thương của nhân vật Mị.
4. Thao tác bình luận
a. Ví dụ 1:
“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.
(Bài viết tham khảo)
b. Ví dụ 2:
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
5. Thao tác lập luận so sánh
a. Ví dụ 1:
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
b. Ví dụ 2:
VD 2: Người xưa vẫn coi cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ là biểu trưng cho một lí tưởng sống anh hùng. Thì ông lái đò sông Đà này, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, cũng chính là con người cưỡi gió đạp sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đấy còn gì! (...) Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu. Ông đâu có cánh tay Héc-quyn nào để so sánh được với sức lực của Thuỷ Tinh. Nhưng ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Và cái kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh, không, phải nói là cái trí tuệ của người lao động ấy đã khiến cho ông lái, dù trong tay chỉ có cây chèo (cái que nhỏ giữa nguy nga sóng thác) vẫn có thể phá thành vượt ải như một chiến tướng bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống thiên nhiên
(Trích Người lái đò sông Đà, vẻ đẹp của một dòng sông chữ - Đỗ Kim Hồi Dẫn theo Nghĩ từ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, 1997)
6. Thao tác bác bỏ
a. Ví dụ 1:
“…Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
b. Ví dụ 2:
Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận dưới đây:
a. "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ, cho nên tôi không học ngoại ngữ."
b. "Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít lại ảnh hưởng không tốt đến thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và với thân thể."
Gợi ý làm bài:
- Lỗi sai trong các lập luận trên:
a. Lập luận sai, bởi: Đối tượng cần học ngoại ngữ không phải chỉ là người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ mà rộng hơn rất nhiều
b. Lập luận sai, bởi: Câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu...thì) của từng vế cụ thể
IV. Lịch thi THPT Quốc Gia 2023
Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2023
Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Bài viết đã gửi tới bạn đọc các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé.
- Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn
- Chia sẻ bởi: Nguyễn Linh An
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 24/09/2024
Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục
- Soạn bài Chữ người tử tù
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt - Sử dụng từ Hán Việt
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 37
- Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
- Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
- Soạn bài Thu hứng
- Soạn bài Mùa xuân chín
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 70
- Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Soạn bài yêu và đồng cảm
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 94
- Bài 4: Sức sống của sử thi
- Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào?
- Những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại
- Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 121
- Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
- Soạn bài Xúy Vân giả dại
- Soạn bài Huyện đường
- Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam
- Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 151
- Ôn tập học kì 1
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng Tập 1 Ngữ văn 10
- Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”
- Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới
- Soạn bài Dục Thúy Sơn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33
- Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
- Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68
- Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89
- Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 96
- Bài 9: Hành trang cuộc sống
- Soạn bài Về chính chúng ta
- Soạn bài Con đường không chọn
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 120
- Ôn tập học kì 2
- Soạn bài Hệ thống kiến thức đã học
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng
- Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại)
- Soạn bài Thần Trụ Trời
- Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài: Thần Trụ Trời
- Sơ đồ tư duy Thần Trụ Trời
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người
- Soạn bài Đi san mặt đất
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19
- Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
- Soạn bài Ôn tập trang 34
- Soạn bài Thần Trụ Trời
- Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi)
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Soạn bài Ôn tập trang 62
- Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)
- Soạn bài Hương Sơn phong cảnh
- Soạn bài Thơ duyên
- Soạn bài Lời má năm xưa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71
- Soạn bài Nắng đã hanh rồi
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
- Soạn bài Ôn tập trang 79
- Bài 4: Những di sản văn hóa
- Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
- Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật
- Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90
- Soạn bài Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
- Soạn bài Ôn tập trang 107
- Bài 5: Nghệ thuật truyền thống
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa
- Soạn bài Huyện Trìa xử án
- Soạn bài Đàn Ghi – ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127
- Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp
- Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- Soạn bài Viết một bản nội quy ở nơi công cộng
- Soạn bài Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
- Soạn bài Ôn tập trang 148
- Ôn tập cuối Học kỳ I
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1
- Bài 6: Nâng niu kỉ niệm
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến
- Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 15
- Soạn bài Nắng mới
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Soạn bài Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28
- Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44
- Soạn bài Dục Thúy Sơn
- Soạn bài Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận thuyết phục
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Ôn tập trang 58
- Bài 8: Đất nước và con người
- Soạn bài Đất rừng phương Nam
- Soạn bài Giang
- Soạn bài Xuân về
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 77
- Soạn bài Buổi học cuối cùng
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89
- Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà – Bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
- Soạn bài Đất nước
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100
- Soạn bài Tôi có một giấc mơ
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Ôn tập trang 113
- Ôn tập cuối học kì 2
- Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại)
Ngữ văn 10 Cánh diều
- Bài 1: Thần thoại và sử thi
- Soạn bài Thần thoại và sử thi
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Soạn bài Thần Trụ trời
- Soạn bài Ra-ma buộc tội
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Nữ Oa
- Bài 2: Thơ đường luật
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu
- Soạn bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
- Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Soạn bài Thuật hoài (Tỏ lòng)
- Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
- Soạn bài Xúy Vân giả dại
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- Soạn bài Xử kiện
- Bài 4: Văn bản thông tin
- Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104
- Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân
- Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
- Soạn bài Lễ hội Ok Om Bok
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
- Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 119
- Soạn bài Viết trang 120
- Soạn bài Nói và nghe trang 120
- Soạn bài Tiếng Việt trang 120
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1
- Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Người anh hùng dân tộc
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Soạn bài Hồi trống Cổ Thành
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54, 55
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện
- Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu đánh giá về một tác phẩm truyện
- Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Bài 7: Thơ tự do
- Soạn bài Đất nước
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Soạn bài Đi trong hương tràm
- Soạn bài Mùa hoa mận
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 79
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ
- Soạn bài Khoảng trời, hố bom
- Bài 8: Văn bản nghị luận
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Soạn bài Đừng gây tổn thương
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Soạn bài Phép mầu kì diệu của văn học
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2
- Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 116
- Soạn bài Viết trang 117
- Soạn bài Nói và nghe trang 117
- Soạn bài Tiếng Việt trang 118
- Bài 1: Thần thoại và sử thi
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đừng sống như hòn đá
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Thành công là những bậc thang
Nghị luận xã hội về lập trường
Đoạn văn nêu ấn tượng về việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Nghị luận xã hội về vấn đề rượu bia và tai nạn giao thông
Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống
Mở bài và kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn
Hồ Chí Minh và tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập
Gợi ý cho bạn
Mẫu đơn xin học thêm
Nghị luận xã hội: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập
So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ với người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao
Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt
Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Hồ Xuân Hương)
Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 9 chương trình mới
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Lớp 12
Ngữ văn 12
Toán 12
Văn mẫu lớp 12
Tiếng Anh lớp 12
Hóa 12 - Giải Hoá 12
Giải bài tập Toán lớp 12
Giải Vở BT Toán 12
Giải Toán 12 nâng cao
Soạn bài lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút lớp 12
Học tốt Ngữ Văn lớp 12
Soạn Văn Lớp 12 (ngắn nhất)
Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12
Phân tích tác phẩm lớp 12
Ngữ văn 12
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
Đoạn văn nêu ấn tượng về việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống
Mở bài và kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn
Nghị luận xã hội về vấn đề rượu bia và tai nạn giao thông
Từ khóa » Tác Lập Luận
-
Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận | Luyện Dạng đọc Hiểu
-
Bài 2: Các Thao Tác Lập Luận Chính
-
Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận - CCBOOK
-
Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận
-
Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận Chi Tiết
-
Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận | Kiến Thức Văn Học Cơ Bản
-
Các Thao Tác Lập Luận - Ngữ Văn 10 - Giáo Viên Việt Nam
-
Lập Luận Là Gì - Các Thao Tác Lập Luận - Deha Law
-
Thao Tác Lập Luận Phân Tích - Ngữ Văn 11
-
Thao Tác Lập Luận Giải Thích Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Tác Dụng, Yêu Cầu ...
-
Thao Tác Lập Luận Phân Tích Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Tác Dụng, Yêu Cầu ...
-
Thao Tác Lập Luận | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
[SGK Scan] Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Sách Giáo Khoa
-
Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Củng Cố Kiến Thức