CÁC THAO TÁC PHẪU THUẬT. Đường Rạch Da, Bóc Tách Tổ Chữ....
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 CÁC THAO TÁC PHẪU THUẬT.
- 1.1 1. Đường rạch da:
- 1.2 2. Bóc tách tổ chức:
- 1.3 3. Cắt lọc vết thương:
- 1.4 4. Cầm máu:
- 1.5 5. Đóng vết mổ:
- 1.6 6. Các mối khâu vết mổ:
- 1.7 7. Băng vết mổ:
- 1.8 8. Bất động vết mổ:
- 1.9 9. Cắt chỉ vết mổ:
- 1.10 10. Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật:
CÁC THAO TÁC PHẪU THUẬT.
Thuật ngữ phẫu thuật (surgery) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là cheirergon, có nghĩa là “công việc của bàn tay”. Một phẫu thuật viên luôn phải nhớ rằng : nếu không hết sức cẩn thận thì bàn tay của mình có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Bên cạnh sự đồng cảm với những lo lắng của người bệnh và gia đình họ, người phẫu thuật viên còn phải giữ cho mình đủ tỉnh táo để tìm ra giải pháp phẫu thuật thích hợp nhất cứu chữa cho người bệnh.
1. Đường rạch da:
Nguyên tắc cơ bản để chọn đường rạch da là phải đảm bảo bộc lộ thỏa đáng cơ quan bị bệnh đồng thời sẹo mổ phải ít ảnh hưởng nhất đến chức năng và thẩm mỹ. Vì vậy cần phải tính toán trước về hình dáng, hướng, kích thước… của đường rạch. Nói chung, đường rạch nên đi theo các nếp da bình thường. Trong các trường hợp mổ lại, cần cố gắng sử dụng đường rạch lần trước. Phải đảm bảo mép đường rạch không bị gấp khúc, độ sâu đường rạch da vừa đủ và đều đặn, vách của đường rạch thường phải vuông góc với mặt da.
2. Bóc tách tổ chức:
Bóc tách tổ chức theo các lớp tự nhiên là cách ít gây chấn thương nhất. Ngón tay trỏ là phương tiện tự nhiên nhất dùng để bóc tách. Đôi khi có thể dùng gạc thấm nước hoặc bông cầu để bóc tách các tổ chức dính nhiều. Kéo đầu tù cũng là phương tiện bóc tách rất tốt đối với các lớp tổ chức quá chắc không thể bóc tách bằng ngón tay hay bông cầu được. Đối với các tổ chức sẹo quá xơ dày thì có thể dùng kéo nhọn. Gần đây một kỹ thuật bóc tách mới đã được phát triển cùng với phương pháp phẫu thuật nội soi, đó là bóc tách nội soi được theo dõi trên màn hình. Kỹ thuật này ít gây tổn thương tổ chức, ít bị nhiễm trùng và sẹo mổ rất nhỏ.
3. Cắt lọc vết thương:
Cắt lọc vết thương nhằm lấy bỏ tổ chức đã bị ô nhiễm nặng, các tổ chức chết hoặc các dị vật, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Tưới rửa vết thương với áp lực cao cũng có thể làm sạch hoặc giảm được số lượng các vật thể nhỏ và bùn đất trong vết thương. Việc xác định chính xác giới hạn của vùng cần cắt lọc thường không dễ dàng. Để xác định cơ còn sống hay không, ngoài việc xem màu sắc còn phải kích thích để xem nó còn co bóp hay không. Các tổ chức khác như màng cứng, cân và gân có thể sống sót nếu được che phủ ngay bằng các vạt tổ chức lành giàu mạch máu nuôi, do đó nói chung chúng nên được để lại.
4. Cầm máu:
Mục đích của cầm máu là làm giảm lượng máu mất, tạo trường mổ sạch và không để hình thành bọc máu tụ sau mổ (các bọc máu tụ dễ bị nhiễm trùng, cản trở sự xâm nhập của các nguyên bào sợi, cản trở sự hình thành các mao mạch mới, do đó làm chậm liền vết thương). Đối với các mạch máu nhỏ chỉ cần duy trì lực ép trong 15-20 giây thì các cục đông sẽ hình thành ở đầu của chúng nhờ đó không bị chảy máu tiếp nữa. Đối với các mạch máu lớn thì phải cầm máu bằng các mối chỉ thắt, mối buộc hoặc kẹp clip kim loại.
5. Đóng vết mổ:
Các vết thương có hơn 105 vi khuẩn trong một gam tổ chức thì không nên đóng kín ngay kỳ đầu vì tỉ lê nhiễm trùng sau mổ sẽ là 50-100%. Các vết thương ít ô nhiễm hơn thì thường liền kỳ đầu, trừ khi có những yếu tố khác làm giảm khả năng đề kháng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp có thể đóng kín kỳ đầu chậm (từ ngày thứ tư sau bị thương trở đi) khi cơ thể đã có thời gian để phát động được cơ chế đề kháng với nhiễm trùng. Không được để lại các khoảng trống trong vết thương vì dịch sẽ tiết vào và đọng lại, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Trong các trường hợp vết mổ mất da rộng, khâu thông thường sẽ gây căng và dẫn tới hoại tử mép da, có thể dùng các thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh được độ căng của các mối chỉ khâu để kéo giãn da ra dần dần, tránh được tình trạng hoại tử mép da vết mổ.
6. Các mối khâu vết mổ:
+ Mối khâu rời đơn: là loại mối khâu thường được dùng nhất. Nó có thể khép kín các mép vết mổ, sửa chỉnh mọi so le và chênh lệch của đường khâu. Các mối khâu da cần phải càng sát mép vết mổ càng tốt. Đường xuyên kim phải lấy được đến lóp hạ bì của da để làm các mép da hơi được nâng cao lên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương. Các mối khâu bằng chỉ nhỏ gần nhau sẽ có đường khâu chắc hơn so vói các mối khâu chỉ to cách xa nhau. Vói một lực kéo nhất định thì các mối khâu rời vuông góc vói đường mổ sẽ ít gây căng vết mổ nhất. + Các mối khâu vắt: – Mối khâu vắt trong da: được khâu trong biểu bì sát vói mặt da để rút bỏ sau mổ. Phải dùng loại chỉ dai và trơn như chỉ polypropylene hoặc nylon. – Mối khâu vắt biểu bì: có thể đóng da nhanh chóng và dễ cắt bỏ sau mổ. Tuy nhiên nó dễ gây thiếu máu các mép da và để lại sẹo xấu, nếu có một mối buộc bị lỏng hoặc bị đứt thì toàn bộ đường khâu sẽ bị hở. + Các mối khâu có đệm: thường được dùng để đóng các vết mổ ở bụng và thành ngực. – Mối khâu có đệm theo chiều dọc: vừa có tác dụng kéo sát được hai mép da cách xa nhau lại vừa nằm sát được vói mép da. Tuy nhiên nó có thể gây sẹo vết chỉ khâu nếu để lâu quá 5-7 ngày. – Các mối khâu đệm theo chiều ngang: cũng có tác dụng kéo sát được hai mép da cách xa nhau nhưng có thể gây hoại tử một phần của mép da.
7. Băng vết mổ:
Băng vết mổ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình liền vết thương. Băng vết mổ lý tưởng là phải bảo vệ được vết thương không bị các chấn thương cơ học cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong giai đoạn sớm sau mổ vết mổ phải được bảo vê bằng băng cho đến khi quá trình biểu mô hoá hoàn tất. Phải băng vô trùng ngay trước khi lấy bỏ khăn trải vết mổ. Dẫn lưu và các vết thương nhiễm khuẩn cần phải được băng bằng vật liệu thấm hút dịch. Đối với bề mặt vết thương có các mảnh hoại tử và rỉ dịch thì nên đắp bằng gạc bông sợi thưa để lấy bỏ chúng khi thay băng. Nếu bị mất da rộng thì có thể phải dùng các băng sinh học (các mảnh ghép đồng loại, dị loại hay các chất thay thế da khác) để che phủ và bảo vệ vết thương chống vi khuẩn xâm nhập và mất nước.
8. Bất động vết mổ:
Khi vết thương được bất động thì dòng bạch mạch ở vùng đó sẽ giảm xuống, nhờ đó giảm được sự lan rộng của các vi khuẩn. Các nghiên cứu cũng thấy khả năng đề kháng với vi khuẩn của tổ chức được bất động tỏ ra tốt hơn so với tổ chức không được bất động. Kê cao các chỗ bị tổn thương sẽ làm giảm ứ dịch ở các khoảng kẽ, nhờ đó có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn.
9. Cắt chỉ vết mổ:
Thời gian thích hợp để cắt chỉ vết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ căng của các mép vết mổ, tình trạng nuôi dưỡng chung của cơ thể, có hay không có chiếu xạ trước đây, điều trị hóa chất phối hợp, dùng steroid ngoại sinh, tình trạng nhiễm trùng máu… và các yêu cầu về thẩm mỹ. Nói chung, có thể cắt bỏ chỉ sớm (sau mổ 4-5 ngày) ở những vùng có nuôi dưỡng tốt. Khi cắt chỉ cần nhớ là mép vết thương rất có thể bị toác ra nếu không cẩn thận. Phải dùng kìm cặp chặt mối chỉ và cắt nó bằng đầu mũi kéo, sau đó kéo nhẹ mối chỉ về phía đường vết thương để rút bỏ chỉ.
10. Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật:
Kháng sinh dự phòng là kháng sinh dùng khi chưa hoặc trước khi có nhiễm trùng, khác với kháng sinh điều trị được dùng khi đã và đang có nhiễm trùng. Nên dùng kháng sinh dự phòng cho những cuộc mổ có nguy cơ nhiễm trùng cao (các phẫu thuật đường tiêu hóa, mổ lấy thai, cắt bỏ tử cung, phẫu thuật đường mật) và các cuộc mổ mà nếu bị nhiễm trùng thì nguy cơ thất bại rất cao (các phẫu thuật thần kinh và tim mạch, ghép cơ quan và thiết bị nhân tạo).
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/cac-thao-tac-phau-thuat/
Từ khóa » Các đường Rạch Da
-
Đường Rạch Da Và Kỹ Thuật Khâu đóng Trong Phẫu Thuật Hàm Mặt
-
CÁC ĐƯỜNG RẠCH DA TRONG PHẪU THUẬT :)... - Facebook
-
Các đường Mổ Cơ Bản - Y Học Tổng Hợp
-
Kỹ Thuật Tạo Hình Cơ Bản Và ứng Dụng Trong Tạo Hình Vùng Hàm Mặt
-
CÁC ĐƯỜNG RẠCH DA THẨM MỸ Part 4 - TaiLieu.VN
-
CÁC ĐƯỜNG RẠCH DA THẨM MỸ Part 5 Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tôi Cần Căng Da đùi Trong Qua đường Rạch ở Vị Trí Nào? - Suckhoe123
-
Căng Da đùi: đường Rạch Ngang Và đường Rạch Dọc? - Suckhoe123
-
CÁC ĐƯỜNG RẠCH DA THẨM MỸ Part 4 - TailieuXANH
-
Các Phương Pháp Mổ Lấy Thai | Vinmec
-
đường Vào Trên Hốc Mắt Qua Cung Mày - Tạp Chí Y Học TP.HCM
-
Xử Trí Vết Thương Vùng Mặt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[PDF] Kỹ Thuật Mở - đóng Thành Bụng