Các Thể Loai ảnh Nghệ Thuật - Binhthuan Photography Club

  • TRANG CHỦ
  • THÔNG TIN CLB
    • Thông báo cuộc thi
  • KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
    • Kiến thức Nhiếp ảnh
    • Kiến thức Photoshops
    • Kiến thức Video
  • T/GIẢ - T/PHẨM
    • Lich sử nhiếp ảnh
  • BÌNH LUẬN N/A
    • Văn hóa - Đời sống
  • DIỄN ĐÀN
    • Album SẮC XUÂN BÌNH THUẬN
  • LIÊN HỆ
PictureChân dung NS nhiếp ảnh: Võ An Ninh. Các thể loại ảnh nghệ thuật Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các bộ môn văn học nghệ thuật khác, không một tác phẩm nào nằm ngoài thể loại. Nói cách khác một tác phẩm nhiếp ảnh nào đó không ở thể loại này thì ở thể loại khác. I. Những khái niệm cơ bản về thể loại Thể loại là gì? Thể loại là những hình thức biểu hiện cơ bản của nhiếp ảnh mang tính thẩm mỹ, nhằm nhận thức và phản ánh thực tại khách quan, được xác định bởi đặc điểm của đối tượng, ý đồ và phạm vi phản ánh của tác phẩm, cũng như phương pháp thể hiện. Thể loại chịu sự chi phối bởi sự lao động sáng tạo của tác giả. Các nhà nhiếp ảnh không làm chủ được thể loại thì không thể nào bộc lộ được phong cách sáng tác. Sự cần thiết phải phân chia thể loại Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các bộ môn văn học nghệ thuật khác không một tác phẩm nào nằm ngoài thể loại. Nói cách khác một tác phẩm nhiếp ảnh nào đó không ở thể loại này thì ở thể loại khác. Không có tác phẩm văn học nghệ thuật phi thể loại, bởi nghệ thuật nhiếp ảnh cũng chiu sự chi phối của thể loại. Sự ra đời của thể loại Thể loại ra đời là một tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi của công chúng yêu nghệ thuật nhiếp ảnh. Thể loại ra đời muộn hơn sự ra đời của nhiếp ảnh. Thể loại phát triển theo sự phát triển của cuộc sống con người và xã hội. Các thể loại nhiếp ảnh ra đời sớm nhất là: Tĩnh vật – Phong cảnh – Chân dung. Ba thể loại này vốn đã có trong hội họa, nhiếp ảnh đã tiếp thu một cách nhanh chóng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của nghề in và kỹ thuật in bản kẽm ra đời, báo chí ngày càng phát triển, một thể loại ảnh mới ra đời đó là ảnh báo chí. Cơ sở để phân chia thể loại Việc phân chia thể loại dựa trên những yếu tố sau: Phân chia theo đặc điểm đối tượng: Thí dụ: Trời, mây, nước, sông núi…là chất liệu của ảnh phong cảnh Một khuôn mặt tươi tắn, yêu đời, một nụ cười rạng rỡ, một giọt nước mắt đau khổ lăn trên gò má, một nỗi buồn da diết hiện lên trên nét mặt … đích thị là ảnh chân dung. Một hoạt động lao động bình thường hàng ngày diễn ra trong cuộc sống, hẳn là ảnh sinh hoạt… Ý đồ của tác giả thông qua nội dung của tác phẩm Thí dụ: Chụp một ngôi chùa, nhưng tác giả chỉ muốn thể hiện vẻ đẹp của kiến trúc ngôi chùa, nên chỉ đặc tả ngôi chùa hay một chi tiết đẹp đặc trưng của ngôi chùa. Đó là bức ảnh kiến trúc. Cũng ngôi chùa đó, được tác giả thể hiện trong không gian rộng lớn với cây đa giếng nước sân chùa, trời mây lồng lộng…Bức ảnh đó không còn là ảnh kiến trúc mà là ảnh phong cảnh kiến trúc,hay ảnh di sản văn hóa. Phương pháp thể hiện. Mỗi thể loại ảnh có một phương pháp thể hiện khác nhau, độc lập và ổn định, không thể đưa phương pháp thể hiện thể loại ảnh này để thể hiện cho thể loại khác . Thí dụ: Đối với ảnh tĩnh vật ta có thể sắp xếp, bố trí, dàn dựng …, ngược lại chụp chân dung không nên can thiệp, bố trí…mà phải “chộp” được khoảnh khắc có sức biểu cảm nhất của nhân vật mà mình mong muốn. Ảnh hưởng của thể loại Có xác định được thể loại ảnh, người chụp mới phân định được nội dung và phạm vi phản ánh. Trên cơ sở xác định nội dung và phạm vi phản ánh, tác giả mới tìm phương pháp thể hiện nhằm đạt được hiệu quả cao. Thể loại là phương tiện sinh động đa dạng, giàu tính thẩm mỹ để truyền đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm đến người xem đạt hiệu quả cao. Thể loại giúp cho người xem phát hiện được cách nhìn, cách cảm mới mẻ mà bản thân họ chưa hề nghĩ đến. Thể loại còn có tác dụng mở rộng khả năng nhận thức của người xem. Thể loại càng phát triển (nhiều thể loại) chẳng những mở rộng diện phản ánh thực tế khách quan, mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin thị giác khác nhau của nhiều người, chẳng hạn chụp ảnh dưới nước, chụp ảnh vũ trụ, ảnh ý tưởng ( ảnh thể nghiệm)… II. Các loại ảnh Có hai loại ảnh: ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí. Ở đây tôi chỉ trình bày thể loại ảnh nghệ thuật. Ảnh nghệ thuật Đặc tính cơ bản của ảnh nghệ thuật Là loại ảnh có chất lượng nghệ thuật cao, nội dung sâu sắc, có sức lan tỏa lớn và sống mãi với thời gian, do nhà nghệ sỹ sáng tạo ra từ những sự vật bình thường, giản dị trong cuộc sống thường nhật, trở thành hình tượng nghệ thuật có sức cuốn hút người xem. Ảnh nghệ thuật mang đến cho công chúng một cái gì đó lớn hơn,mới hơn, hấp dẫn hơn, cao đẹp hơn bản thân sự vật về nội dung tư tưởng cũng như hình thức thể hiện. Các thể loại ảnh nghệ thuật Ảnh phong cảnh thiên nhiên: - Ghi lại cảnh thiên nhiên mà trong đó (nếu có con người) không chiếm diện tích lớn trong khuôn hình. - Ảnh phong cảnh qua “cái tôi” của tác giả bao giờ cũng mang một ý nghĩa, mục đích nhất định về nội dung. - Một tác phẩm ảnh phong cảnh thành công là thể hiện được bản chất đặc trưng của cảnh đó mà không một nơi nào có. - Thành công của một tác phẩm ảnh phong cảnh, ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái “hồn” đất nước. Đó chính là dấu ấn chủ quan, cái riêng của nhà nhiếp ảnh. Về hình thức có bố cục độc đáo, mới lạ, ánh sáng tuyệt vời. Các loại ảnh phong cảnh: - Phong cảnh thiên nhiên, đất nước - Phong cảnh thiên nhiên hoang dã - Phong cảnh công nghiệp - Phong cảnh nông nghiệp - Phong cảnh kiến trúc - Phong cảnh du lịch, di sản văn hóa, di sản tự nhiên… Ảnh phong cảnh, đặc biệt là phong cảnh du lịch, các di sản văn hóa, di sản tự nhiên, thiên nhiên hoang dã… đòi hỏi tính khách quan một cách tuyệt đối, không được thêm bớt, tô vẽ làm sai sự thật vốn có của nó. Ảnh chân dung Các hoạt động văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng luôn luôn lấy con người làm đối tượng mô tả. Thế nào là ảnh chân dung: theo ngữ nghĩa hai chữ “chân dung”, có thể hiểu: Chân: là chân thật, đúng như thật Dung: là dung nhan diện mạo. Như vậy, chân dung là dung nhan chân thật của một con người, một tập thể người. Nhưng với định nghĩa này chỉ mới thể hiện được dáng vẻ bên ngoài. Ngày nay ảnh chân dung được hiểu một cách đầy đủ: Ảnh chân dung là một tác phẩm giới thiệu về một con người hay một tập thể người với sự nhấn mạnh về nét mặt, hình dáng, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Nói cách khác: Một bức ảnh chân dung mang đến cho người xem một lượng thông tin về một con người, một nhóm người bao gồm diện mạo, tuổi đời, hoàn cảnh sống…và cả cá tính của họ. Như vậy, ảnh chân dung phản ánh được đặc điểm, cá tính, tình cảm, tư tưởng, cảnh ngộ của đối tượng. Chân dung không chỉ là bức ảnh chụp gần, mà ở đó các quá trình biến đổi của đối tượng được ghi nhận qua nét mặt, trở thành những thông tin mang tính hình tượng để biến thành ý thức tư tưởng của tác phẩm. Các loại ảnh chân dung: - Chân dung cận cảnh (khuôn mặt, nửa người, 2/3 người hoặc cả người). - Chân dung gắn với bối cảnh - Chân dung cá thể - Chân dung tập thể Ảnh kiến trúc Mô tả công trình kiến trúc như nhà ở, dinh thự, đình chùa, phố phường… với vẻ đẹp cao sang độc đáo về kiến trúc, do các kiến trúc sư sáng tạo nên. Các loại ảnh kiến trúc: Ảnh kiến trúc tả thực: được thể hiện y chang thiết kế của kiến trúc sư. Các đường nét, hình khối không được biến dạng. Ảnh kiến trúc khái quát chọn lọc: Được thể hiện theo cảm hứng nghệ thuật, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc: vuông góc, thẳng đứng, song song… để mang đến cho người xem cảm thụ thẩm mỹ kiến trúc. Ảnh tĩnh vật Định nghĩa: Miêu tả các đồ vật vô tri vô giác gắn bó với cuộc sống con người, được bố trí, sắp đặt, dàn dựng ở trạng thái tĩnh, để giới thiệu với người xem về một nội dung , một ý nghĩa, hay một tư tưởng nào đó. Vì vậy, ảnh tĩnh vật không chỉ dừng lại ở mục đích trang trí nhằm thỏa mãn con mắt thẩm mỹ của người xem mà ảnh tĩnh vật phải mang một ý đồ nghệ thuật rõ ràng để làm nổi bật nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem một cảm nhận nào đó về ý nghĩa nhân văn xã hội, nghĩa là phải thổi “hồn” vào những vật vô tri vô gíac đó. Ảnh tĩnh vật là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được tình cảm con người đối với những đồ vật qua sự sắp đặt. Nói khác đi những đồ vật vô tri vô giác được tác giả sắp đặt lại với nhau để tạo nên nội dung tư tưởng mang tính nghệ thuật. Ảnh tĩnh vật đòi hỏi bố cục đẹp, tạo nên hình tượng nghệ thuật và thể hiện rõ chất liệu của đồ vật. Ảnh thể thao Phản ánh hoạt động phong phú của các bộ môn thể thao từ các buổi tập luyện đến các cuộc thi đấu so tài. Ảnh thể thao phản ánh những nét đẹp, những thành tích đạt kỷ lục của các vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu mang tính nghệ thuật cao, thông qua những động tác hấp dẫn ở những “khoảnh khắc cao trào”, những động tác phức tạp, bất bình thường mà vận động viên đã vượt qua một cách hoàn hảo ngoạn mục. Vẻ đẹp thể thao còn thể hiện qua gương mặt rạng rỡ sáng ngời, vóc dáng khỏe mạnh, cân đối của vận động viên. Ảnh sân khấu Phản ánh mọi hoạt động tiêu biểu của các diễn viên trong luyện tập cũng như trong biểu diễn. Sân khấu có yếu tố kịch bản như kịch nói, tuồng, chèo, cải lương… Với loại ảnh này, đòi hỏi nhà nhiếp ảnh khi chụp phải chọn những cảnh tiêu biểu của vở diễn ở những khoảnh khắc cao trào. Sân khấu múa như ba lê, múa dân tộc … Ảnh của loại hình sân khấu này phản ánh nét đẹp của diễn viên qua nét mặt, động tác múa của tay chân và cơ thể. Sân khấu ca hát: phải thể hiện được tình cảm của ca sỹ ở thời khắc có sức lay động trái tim khán giả. Sân khấu âm nhạc (hòa tấu…) thể hiện cho được mối quan hệ giữa nhạc công và nhạc cụ. Chụp ảnh sân khấu: ánh sáng yếu, nhưng không được phép chụp đèn chớp, dùng đèn chớp chẳng những không thể hiện trung thành mầu sắc của sân khấu, ảnh bị bẹt, thiếu hình khối… mà còn ảnh hưởng đến biểu diễn của diễn viên. Ảnh khỏa thân Là một thể loại chân dung đặc biệt, khó chụp. Và không phải bất cứ cô gái nào có khuôn mặt đẹp, vóc dáng cân đối đều có thể tạo nên bức ảnh khỏa thân đẹp. Cơ thể con người là một tổng hòa các hình khối, bề mặt, các đường cong uốn lượn… Ảnh khỏa thân phải thực sự khỏa thân, không nên quá lạm dụng tấm voan mỏng, nhiều khi sẽ làm mất đi nét đẹp của cơ thể. Không nên đặt người mẫu ở tư thế gò bó, để cho người mẫu ở trong tư thế tự nhiên nhất, thoải mái nhất, rạng rỡ nhất. Bối cảnh (phông) trong ảnh khỏa thân không rườm rà, rối rắm, mầu sắc lòe loẹt, khiến cho người xem mất tập trung vào nét đẹp của cơ thể. Vì vậy bối cảnh tốt nhất dùng mầu ghi (xám trung tính). Có thể dùng nguồn sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật đường nét và hình khối của cơ thể. Không gian chụp là thế giới riêng của hai người (tác giả và người mẫu). Mối quan hệ giữa người chụp và người mẫu là mối quan hệ đồng cảm nghệ thuật trong sáng. Cơ thể con người, kể cả người mẫu hoàn hảo cũng có thể có những khiếm khuyết nào đó, khi chụp cần dìm những khiếm khuyết đó trong bóng tối, đồng thời phát huy tối đa nét đẹp cơ thể về đường và khối… Ảnh ý tưởng (ảnh thể nghiệm) Một thể loại mới ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX. Khi kỹ thuật số chưa ra đời, ảnh ý tưởng được tiến hành bằng thủ công buồng tối. Công việc khá phức tạp, phải qua nhiều khâu. Ngày nay nhờ phần mềm photoshop, việc tạo nên một tác phẩm ảnh ý tưởng dễ dàng hơn nhiều, vừa nhanh, đẹp, chính xác. Điều quan trọng là nghĩ ra được ý tưởng, ý tưởng càng sâu nội dung càng tốt. Ảnh ý tưởng mang một nội dung tư tưởng rõ ràng (trong đó hoặc thể hiện tính phê phán, tính đấu tranh, hay một sự ngợi ca…) Ảnh ý tưởng là một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh thiên nhiên bảo vệ môi trường… đang diễn ra quyết liệt trên phạm vi toàn thế giới. Nó vừa làm nhiệm vụ tố cáo thói hư tật xấu, những tiêu cực trong xã hội (như tham ô, lãng phí, làm ô nhiễm môi trường…). Về hình thức nó giống tranh cổ động, nhưng mỗi chi tiết trong ảnh là có thực trong đời sống xã hội và thiên nhiên. Về nội dung: rõ ràng sâu sắc Về hình thức có thể áp dụng mọi thủ pháp kỹ thuật để đạt ý tưởng , bao gồm ghép ảnh, lồng chữ, kết hợp với hội họa (phần ảnh không thể thể hiện được). Trong ảnh ý tưởng không phụ thuộc vào các quy luật của ảnh như quy luật phối cảnh, luật gần xa… Ảnh ý tưởng là một thể loại nhằm nới rộng cảm xúc của các tác giả qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà trong ảnh truyền thống không cho phép. * Tham luận tại Hội thảo LLPB Nhiếp ảnh:“Sáng tạo tác phẩm ảnh trong thời đại kỹ thuật số” Trần Mạnh Thường Các thể loại ảnh nghệ thuật Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các bộ môn văn học nghệ thuật khác, không một tác phẩm nào nằm ngoài thể loại. Nói cách khác một tác phẩm nhiếp ảnh nào đó không ở thể loại này thì ở thể loại khác. I. Những khái niệm cơ bản về thể loại Thể loại là gì? Thể loại là những hình thức biểu hiện cơ bản của nhiếp ảnh mang tính thẩm mỹ, nhằm nhận thức và phản ánh thực tại khách quan, được xác định bởi đặc điểm của đối tượng, ý đồ và phạm vi phản ánh của tác phẩm, cũng như phương pháp thể hiện. Thể loại chịu sự chi phối bởi sự lao động sáng tạo của tác giả. Các nhà nhiếp ảnh không làm chủ được thể loại thì không thể nào bộc lộ được phong cách sáng tác. Sự cần thiết phải phân chia thể loại Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các bộ môn văn học nghệ thuật khác không một tác phẩm nào nằm ngoài thể loại. Nói cách khác một tác phẩm nhiếp ảnh nào đó không ở thể loại này thì ở thể loại khác. Không có tác phẩm văn học nghệ thuật phi thể loại, bởi nghệ thuật nhiếp ảnh cũng chiu sự chi phối của thể loại. Sự ra đời của thể loại Thể loại ra đời là một tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi của công chúng yêu nghệ thuật nhiếp ảnh. Thể loại ra đời muộn hơn sự ra đời của nhiếp ảnh. Thể loại phát triển theo sự phát triển của cuộc sống con người và xã hội. Các thể loại nhiếp ảnh ra đời sớm nhất là: Tĩnh vật – Phong cảnh – Chân dung. Ba thể loại này vốn đã có trong hội họa, nhiếp ảnh đã tiếp thu một cách nhanh chóng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của nghề in và kỹ thuật in bản kẽm ra đời, báo chí ngày càng phát triển, một thể loại ảnh mới ra đời đó là ảnh báo chí. Cơ sở để phân chia thể loại Việc phân chia thể loại dựa trên những yếu tố sau: Phân chia theo đặc điểm đối tượng: Thí dụ: Trời, mây, nước, sông núi…là chất liệu của ảnh phong cảnh Một khuôn mặt tươi tắn, yêu đời, một nụ cười rạng rỡ, một giọt nước mắt đau khổ lăn trên gò má, một nỗi buồn da diết hiện lên trên nét mặt … đích thị là ảnh chân dung. Một hoạt động lao động bình thường hàng ngày diễn ra trong cuộc sống, hẳn là ảnh sinh hoạt… Ý đồ của tác giả thông qua nội dung của tác phẩm Thí dụ: Chụp một ngôi chùa, nhưng tác giả chỉ muốn thể hiện vẻ đẹp của kiến trúc ngôi chùa, nên chỉ đặc tả ngôi chùa hay một chi tiết đẹp đặc trưng của ngôi chùa. Đó là bức ảnh kiến trúc. Cũng ngôi chùa đó, được tác giả thể hiện trong không gian rộng lớn với cây đa giếng nước sân chùa, trời mây lồng lộng…Bức ảnh đó không còn là ảnh kiến trúc mà là ảnh phong cảnh kiến trúc,hay ảnh di sản văn hóa. Phương pháp thể hiện. Mỗi thể loại ảnh có một phương pháp thể hiện khác nhau, độc lập và ổn định, không thể đưa phương pháp thể hiện thể loại ảnh này để thể hiện cho thể loại khác . Thí dụ: Đối với ảnh tĩnh vật ta có thể sắp xếp, bố trí, dàn dựng …, ngược lại chụp chân dung không nên can thiệp, bố trí…mà phải “chộp” được khoảnh khắc có sức biểu cảm nhất của nhân vật mà mình mong muốn. Ảnh hưởng của thể loại Có xác định được thể loại ảnh, người chụp mới phân định được nội dung và phạm vi phản ánh. Trên cơ sở xác định nội dung và phạm vi phản ánh, tác giả mới tìm phương pháp thể hiện nhằm đạt được hiệu quả cao. Thể loại là phương tiện sinh động đa dạng, giàu tính thẩm mỹ để truyền đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm đến người xem đạt hiệu quả cao. Thể loại giúp cho người xem phát hiện được cách nhìn, cách cảm mới mẻ mà bản thân họ chưa hề nghĩ đến. Thể loại còn có tác dụng mở rộng khả năng nhận thức của người xem. Thể loại càng phát triển (nhiều thể loại) chẳng những mở rộng diện phản ánh thực tế khách quan, mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin thị giác khác nhau của nhiều người, chẳng hạn chụp ảnh dưới nước, chụp ảnh vũ trụ, ảnh ý tưởng ( ảnh thể nghiệm)… II. Các loại ảnh Có hai loại ảnh: ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí. Ở đây tôi chỉ trình bày thể loại ảnh nghệ thuật. Ảnh nghệ thuật Đặc tính cơ bản của ảnh nghệ thuật Là loại ảnh có chất lượng nghệ thuật cao, nội dung sâu sắc, có sức lan tỏa lớn và sống mãi với thời gian, do nhà nghệ sỹ sáng tạo ra từ những sự vật bình thường, giản dị trong cuộc sống thường nhật, trở thành hình tượng nghệ thuật có sức cuốn hút người xem. Ảnh nghệ thuật mang đến cho công chúng một cái gì đó lớn hơn,mới hơn, hấp dẫn hơn, cao đẹp hơn bản thân sự vật về nội dung tư tưởng cũng như hình thức thể hiện. Các thể loại ảnh nghệ thuật Ảnh phong cảnh thiên nhiên: - Ghi lại cảnh thiên nhiên mà trong đó (nếu có con người) không chiếm diện tích lớn trong khuôn hình. - Ảnh phong cảnh qua “cái tôi” của tác giả bao giờ cũng mang một ý nghĩa, mục đích nhất định về nội dung. - Một tác phẩm ảnh phong cảnh thành công là thể hiện được bản chất đặc trưng của cảnh đó mà không một nơi nào có. - Thành công của một tác phẩm ảnh phong cảnh, ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái “hồn” đất nước. Đó chính là dấu ấn chủ quan, cái riêng của nhà nhiếp ảnh. Về hình thức có bố cục độc đáo, mới lạ, ánh sáng tuyệt vời. Các loại ảnh phong cảnh: - Phong cảnh thiên nhiên, đất nước - Phong cảnh thiên nhiên hoang dã - Phong cảnh công nghiệp - Phong cảnh nông nghiệp - Phong cảnh kiến trúc - Phong cảnh du lịch, di sản văn hóa, di sản tự nhiên… Ảnh phong cảnh, đặc biệt là phong cảnh du lịch, các di sản văn hóa, di sản tự nhiên, thiên nhiên hoang dã… đòi hỏi tính khách quan một cách tuyệt đối, không được thêm bớt, tô vẽ làm sai sự thật vốn có của nó. Ảnh chân dung Các hoạt động văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng luôn luôn lấy con người làm đối tượng mô tả. Thế nào là ảnh chân dung: theo ngữ nghĩa hai chữ “chân dung”, có thể hiểu: Chân: là chân thật, đúng như thật Dung: là dung nhan diện mạo. Như vậy, chân dung là dung nhan chân thật của một con người, một tập thể người. Nhưng với định nghĩa này chỉ mới thể hiện được dáng vẻ bên ngoài. Ngày nay ảnh chân dung được hiểu một cách đầy đủ: Ảnh chân dung là một tác phẩm giới thiệu về một con người hay một tập thể người với sự nhấn mạnh về nét mặt, hình dáng, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Nói cách khác: Một bức ảnh chân dung mang đến cho người xem một lượng thông tin về một con người, một nhóm người bao gồm diện mạo, tuổi đời, hoàn cảnh sống…và cả cá tính của họ. Như vậy, ảnh chân dung phản ánh được đặc điểm, cá tính, tình cảm, tư tưởng, cảnh ngộ của đối tượng. Chân dung không chỉ là bức ảnh chụp gần, mà ở đó các quá trình biến đổi của đối tượng được ghi nhận qua nét mặt, trở thành những thông tin mang tính hình tượng để biến thành ý thức tư tưởng của tác phẩm. Các loại ảnh chân dung: - Chân dung cận cảnh (khuôn mặt, nửa người, 2/3 người hoặc cả người). - Chân dung gắn với bối cảnh - Chân dung cá thể - Chân dung tập thể Ảnh kiến trúc Mô tả công trình kiến trúc như nhà ở, dinh thự, đình chùa, phố phường… với vẻ đẹp cao sang độc đáo về kiến trúc, do các kiến trúc sư sáng tạo nên. Các loại ảnh kiến trúc: Ảnh kiến trúc tả thực: được thể hiện y chang thiết kế của kiến trúc sư. Các đường nét, hình khối không được biến dạng. Ảnh kiến trúc khái quát chọn lọc: Được thể hiện theo cảm hứng nghệ thuật, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc: vuông góc, thẳng đứng, song song… để mang đến cho người xem cảm thụ thẩm mỹ kiến trúc. Ảnh tĩnh vật Định nghĩa: Miêu tả các đồ vật vô tri vô giác gắn bó với cuộc sống con người, được bố trí, sắp đặt, dàn dựng ở trạng thái tĩnh, để giới thiệu với người xem về một nội dung , một ý nghĩa, hay một tư tưởng nào đó. Vì vậy, ảnh tĩnh vật không chỉ dừng lại ở mục đích trang trí nhằm thỏa mãn con mắt thẩm mỹ của người xem mà ảnh tĩnh vật phải mang một ý đồ nghệ thuật rõ ràng để làm nổi bật nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem một cảm nhận nào đó về ý nghĩa nhân văn xã hội, nghĩa là phải thổi “hồn” vào những vật vô tri vô gíac đó. Ảnh tĩnh vật là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được tình cảm con người đối với những đồ vật qua sự sắp đặt. Nói khác đi những đồ vật vô tri vô giác được tác giả sắp đặt lại với nhau để tạo nên nội dung tư tưởng mang tính nghệ thuật. Ảnh tĩnh vật đòi hỏi bố cục đẹp, tạo nên hình tượng nghệ thuật và thể hiện rõ chất liệu của đồ vật. Ảnh thể thao Phản ánh hoạt động phong phú của các bộ môn thể thao từ các buổi tập luyện đến các cuộc thi đấu so tài. Ảnh thể thao phản ánh những nét đẹp, những thành tích đạt kỷ lục của các vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu mang tính nghệ thuật cao, thông qua những động tác hấp dẫn ở những “khoảnh khắc cao trào”, những động tác phức tạp, bất bình thường mà vận động viên đã vượt qua một cách hoàn hảo ngoạn mục. Vẻ đẹp thể thao còn thể hiện qua gương mặt rạng rỡ sáng ngời, vóc dáng khỏe mạnh, cân đối của vận động viên. Ảnh sân khấu Phản ánh mọi hoạt động tiêu biểu của các diễn viên trong luyện tập cũng như trong biểu diễn. Sân khấu có yếu tố kịch bản như kịch nói, tuồng, chèo, cải lương… Với loại ảnh này, đòi hỏi nhà nhiếp ảnh khi chụp phải chọn những cảnh tiêu biểu của vở diễn ở những khoảnh khắc cao trào. Sân khấu múa như ba lê, múa dân tộc … Ảnh của loại hình sân khấu này phản ánh nét đẹp của diễn viên qua nét mặt, động tác múa của tay chân và cơ thể. Sân khấu ca hát: phải thể hiện được tình cảm của ca sỹ ở thời khắc có sức lay động trái tim khán giả. Sân khấu âm nhạc (hòa tấu…) thể hiện cho được mối quan hệ giữa nhạc công và nhạc cụ. Chụp ảnh sân khấu: ánh sáng yếu, nhưng không được phép chụp đèn chớp, dùng đèn chớp chẳng những không thể hiện trung thành mầu sắc của sân khấu, ảnh bị bẹt, thiếu hình khối… mà còn ảnh hưởng đến biểu diễn của diễn viên. Ảnh khỏa thân Là một thể loại chân dung đặc biệt, khó chụp. Và không phải bất cứ cô gái nào có khuôn mặt đẹp, vóc dáng cân đối đều có thể tạo nên bức ảnh khỏa thân đẹp. Cơ thể con người là một tổng hòa các hình khối, bề mặt, các đường cong uốn lượn… Ảnh khỏa thân phải thực sự khỏa thân, không nên quá lạm dụng tấm voan mỏng, nhiều khi sẽ làm mất đi nét đẹp của cơ thể. Không nên đặt người mẫu ở tư thế gò bó, để cho người mẫu ở trong tư thế tự nhiên nhất, thoải mái nhất, rạng rỡ nhất. Bối cảnh (phông) trong ảnh khỏa thân không rườm rà, rối rắm, mầu sắc lòe loẹt, khiến cho người xem mất tập trung vào nét đẹp của cơ thể. Vì vậy bối cảnh tốt nhất dùng mầu ghi (xám trung tính). Có thể dùng nguồn sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật đường nét và hình khối của cơ thể. Không gian chụp là thế giới riêng của hai người (tác giả và người mẫu). Mối quan hệ giữa người chụp và người mẫu là mối quan hệ đồng cảm nghệ thuật trong sáng. Cơ thể con người, kể cả người mẫu hoàn hảo cũng có thể có những khiếm khuyết nào đó, khi chụp cần dìm những khiếm khuyết đó trong bóng tối, đồng thời phát huy tối đa nét đẹp cơ thể về đường và khối… Ảnh ý tưởng (ảnh thể nghiệm) Một thể loại mới ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX. Khi kỹ thuật số chưa ra đời, ảnh ý tưởng được tiến hành bằng thủ công buồng tối. Công việc khá phức tạp, phải qua nhiều khâu. Ngày nay nhờ phần mềm photoshop, việc tạo nên một tác phẩm ảnh ý tưởng dễ dàng hơn nhiều, vừa nhanh, đẹp, chính xác. Điều quan trọng là nghĩ ra được ý tưởng, ý tưởng càng sâu nội dung càng tốt. Ảnh ý tưởng mang một nội dung tư tưởng rõ ràng (trong đó hoặc thể hiện tính phê phán, tính đấu tranh, hay một sự ngợi ca…) Ảnh ý tưởng là một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh thiên nhiên bảo vệ môi trường… đang diễn ra quyết liệt trên phạm vi toàn thế giới. Nó vừa làm nhiệm vụ tố cáo thói hư tật xấu, những tiêu cực trong xã hội (như tham ô, lãng phí, làm ô nhiễm môi trường…). Về hình thức nó giống tranh cổ động, nhưng mỗi chi tiết trong ảnh là có thực trong đời sống xã hội và thiên nhiên. Về nội dung: rõ ràng sâu sắc Về hình thức có thể áp dụng mọi thủ pháp kỹ thuật để đạt ý tưởng , bao gồm ghép ảnh, lồng chữ, kết hợp với hội họa (phần ảnh không thể thể hiện được). Trong ảnh ý tưởng không phụ thuộc vào các quy luật của ảnh như quy luật phối cảnh, luật gần xa… Ảnh ý tưởng là một thể loại nhằm nới rộng cảm xúc của các tác giả qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà trong ảnh truyền thống không cho phép. * Tham luận tại Hội thảo LLPB Nhiếp ảnh:“Sáng tạo tác phẩm ảnh trong thời đại kỹ thuật số” Trần Mạnh Thường -- > quay về đầu Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Bộ ảnh Nghệ Thuật Là Gì