Các Thể Loại Tin Tức Báo Chí? Cách Viết Một Bản Tin Từ Thông Tin Có Sẵn.

CÁC THỂ LOẠI TIN TỨC CỦA BÁO CHÍ.

Theo Nguyễn Thị Tươi – Trưởng phòng  Thư ký tòa soạn Báo Điện Biên Phu. “Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằng chữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội.”

Một tác phẩm báo chí – dù chỉ là một tin vắn vài chục chữ hay một bài phóng sự dài tới hơn một nghìn chữ, mục đích cuối cùng cũng phải nhằm trả lời được những câu hỏi cơ bản có liên quan đến những con người, sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh… mà người viết muốn thông tin. Đó là Công thức 6W + H:

  1. What?  ( Chuyện gì xảy ra?
  2. Where? ( Xảy ra ở đâu?
  3. When? ( Xảy ra khi nào?)
  4. Who?  ( Ai liên quan?)
  5. With?(Cùng với những ai?)
  6. Why? ( Tại sao chuyện đó xảy ra?)
  7. How? ( Chuyện xảy ra như thế nào?)

 => Đối với một tin, thì việc trả lời 7 câu hỏi trên một cách vắn tắt nhất là đã đảm bảo yêu cầu thông tin. Ngoài ra, thông qua tác phẩm báo chí, nhà truyền thông muốn nhắn gửi sứ điệp nào đến độc giả.

Ví dụ: Trước sự kiện xảy ra động đất ở Điện Biên, người đọc bao giờ cũng cần những thông tin như: Cái gì? (trận động đất), ở đâu? (xảy ra ở Điện Biên), khi nào? (giả dụ vào lúc 16 giờ ngày 12/9), ai? (trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến những ai), tại sao? (do Điện Biên nằm trên dải đứt gãy tây bắc), như thế nào? (trận động đất diễn ra như thế nào: cường độ, mức ảnh hưởng…).

Căn cứ vào nội dung, mục đích và phương pháp sáng tạo có thể chia thể loại tin thành các dạng tin cơ bản như sau: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật và tin công báo.

TIN VẮN:

Thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện xảy ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống với  độ dài chỉ  khoảng từ 30 đến 60 chữ. (tương đương với thời lượng từ 10 đến 20 giây khi đọc trên đài phát thanh, truyền hình).

Được sắp vào các chuyên mục định sẵn của báo hoặc chạy text phía dưới màn hình tivi. Ví dụ :Tin giờ chót, Tin vắn thế giới; Thời sự quốc tế; Tin mới nhận; Tin vắn…

Do dung lượng rất ngắn nên thông thường nó chỉ có thể trả lời bốn câu hỏi:Chuyện gì ? ở đâu ? Khi nào ? Ai ?

Tin vắn không có lời bình . Nó có thể có hoặc không cần có đầu đề (tít).

Là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng, nhất là sự kiện thời sự.

TIN NGẮN.

Là một thể loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự. Nó có thể dao động từ 60 chữ đến gần 100 chữ (tương đương với thời lượng từ 20 đến 30 giây khi đọc trên phát thanh, truyền hình).

So với Tin vắn, Tin ngắn có thể thông báo tương đối trọn vẹn về một sự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí ( 6W + H ). Đây là dạng tin phổ biến nhất trên báo chí.

Ở cuối một Tin ngắn đôi khi có thể có một lời bình. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng lời bình trong trường hợp phản ánh một sự kiện phức tạp, có thể gây ra những cách hiểu không đúng .

TIN VỪA

Không quá 3 đoạn (25 dòng) từ 80 -200 từ

Có tít và sapo ngắn gọn

Có hình ảnh và chú thích ngắn

Trả lời các câu hỏi: Who, What, Where, When, How, Why (giải thích kỹ how, why)

TIN SÂU:

Là tin có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự, khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất đặc điểm nhận định và xu thế vận động ý nghĩa, hậu quả của sự kiện đối với xã hội.

Tin sâu giống như tin ngắn nhưng dài hơn Thường viết thành từng kỳ, dưới 400 từ (2 trang)

Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải thích thêm (như thế nào, tại sao). Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu. Tuy vậy, bao giờ nó cũng chỉ đưa ra một thông tin duy nhất. Ít khi nó vượt quá 400 từ. Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen.

TIN TƯỜNG THUẬT

Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó. Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai thác logic vận động của mỗi sự kiện. Nó có thể dài tới gần 200 chữ ( hoặc thời lượng khoảng một phút trên sóng phát thanh, truyền hình).

Trật tự thời gian trong tin tường thuật là một yếu tố rất quan trọng mang ý nghĩa xã hội thực sự. Tin tường thuật có ít chi tiết và các chi tiết phải có tính chất khái quát (thể hiện một bước phát triển ở đỉnh cao của sự kiện)

TIN TỔNG HỢP

Về bản chất , tin tổng hợp cũng là một hình thức của tin sâu. Độ dài không nên dài quá 200 chữ (hoặc một phút trên sóng phát thanh, truyền hình).

Đây là thể loại viết từ những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn: tin nhanh, tư liệu, tuyên bố, họp báo… Thông tin phong phú hơn so với tin sâu. Người ta đưa ra nhiều giải thích. Bài tổng hợp không nhất thiết viết về một sự kiện thời sự, mà cho phép “điểm lại” chủ đề. Vì vậy, nó không phát triển như thể loại điều tra và không sinh động bằng phóng sự. Nó rất phổ biến trong các tờ báo

Dạng tin này được dùng khi phải đồng thời thông báo về hàng loạt những sự việc, sự kiện có tầm quan trọng ngang nhau. Ví dụ: thông tin về hoạt động toàn ngành Y nhân một ngày lễ lớn, nhân một dịp kỷ niệm trọng đại; thông tin về một đợt thi đua sôi nổi diễn ra trên nhiều địa phương, nhiều vùng, miền khác nhau…

Các chi tiết trong Tin tổng hợp thường được bố trí theo một trật tự nào đó có thể giúp cho công chúng tiếp nhận dễ dàng nhất (ví dụ: theo thứ tự trên – dưới; ngang – dọc; nhiều – ít hoặc theo trình tự thời gian, theo thứ tự địa lý v.v…).

Ngoài các dạng tin trên còn có một số dạng tin khác như “Tin công báo”, “Tin bình”, v.v… Đó là chưa kể đến những hình thức giao thoa đan xen giữa các dạng. Tất cả những điều đó đã tạo ra những cách thức đưa tin rất phong phú, đa dạng…

Ngày 3/10/2016  tại Triển lãm xuất bản thế giới ở Hamburg Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) phát hành và công bố  giao diện mới cho Cơ sở dữ liệu Xu hướng báo chí thế giới của mình, bao gồm những hình ảnh tương tác, cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ sử dụng hơn qua việc quét CODE.

DRAW MARKETING

Các thể loại tin tức báo chí? Cách viết một bản tin từ thông tin có sẵn.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
  • Pinterest
Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Ví Dụ Về Tin Tường Thuật