Các Thể Thức Thanh Tóan Không Dùng Tiền Mặt - VOER

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng TÀI LIỆU Các thể thức thanh tóan không dùng tiền mặt Business 0

Séc là lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do Ngân hàng quy định yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc phục vụ mình trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng trong thời gian hiệu lực của tờ séc đó.

Về nguyên tắc, người phát hành Séc chỉ được phát hành Séc không quá số dư tài khoản của mình, nếu vượt quá sẽ phải chịu một khoản tìên phạt. Thời gian hiệu lực của tờ Séc là thời hạn tính từ ngày phát hành Séc đến ngày nộp Séc vào Ngân hàng. Thời hạn của Séc được quy định là 15 ngày (kể từ ngày phát hành). Séc được hạch toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước Có sau. Các tờ Séc sau khi được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, có đủ tiền trên tài khoản thì Ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản người phát hành Séc , ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng Séc.

Séc tiền mặt.

Séc tiền mặt chỉ được lĩnh tiền mặt tại đơn vị thanh toán ( ngân hàng, kho bạc…)Người phát hành séc ghi tên người lĩnh tiền mặt trên tờ séc , trong đó ghi đầy đủ các yếu tố quy định. Khi nhận séc, kế toán phải kiểm tra chặt chẽ các nội dung ghi trên séc, kể cả mẫu chữ ký.

Nếu Séc hợp lệ, hợp pháp, kế toán ghi :

Nợ : Tài khoản tiền gửi người phát hành séc

Có : Tài khoản 1011- tiền mặt.

Séc chuyển khoản

Séc chuyển khoản không được phép lĩnh tiền mặt.Trên tờ séc ghi đậm chữ séc chuyển khoản hoặc gạch 2 đường chéo song song ở phía trên bên trái.

Loại séc chuyển khoản này chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng ( một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng (hoặc kho bạc) nhưng các ngân hàng, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Thời hạn hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày, kể từ ngày ký phát hành, đến ngày nộp vào ngân hàng.

Quy trình thanh toán

Để thanh toán được số tiền trên các tờ séc, người thụ hưởng lập 2 liên bảng kê nộp séc theo từng ngân hàng, từng kho bạc phục vụ bên trả tiền( mỗi ngân hàng mỗi kho bạc lập một bảng kê riêng) để nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản hoặc nơi bên trả tiền mở tài khoản

  • Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng đều mở tài khoản tại cùng một ngân hàng ( một kho bạc)

Nếu các tờ séc đều hợp lệ thì xử lý như sau:

+ Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ TK bên trả tiền

+ Một liên bảng kê làm chứng từ ghi Có TK người thụ hưởng

+ Một liên bảng kê có đóng dấu ngân hàng (hoặc kho bạc) làm giấy báo có gửi người thụ hưởng. Nếu TK tiền gửi của bên trả tiền không đủ để thanh toán Ngân hàng hoặc kho bạc lưu tờ séc không thanh toán được và lưu bảng kê séc để theo dõi và lập bảng kê séc khác đối với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán , để thanh toán cho bên thụ hưởng.

  • Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở TK tại 2 ngân hàng (2 kho bạc) có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố

Nếu bên thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (kho bạc) phục vụ bên trả tiền thì Ngân hàng phục vụ bên trả tiền xử lý:

+ Dùng các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ tài khoản bên trả tiền

+ Các liên bảng kê séc dùng để lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho Ngân hàng (KB) phục vụ bên thụ hưởng để ghi Có cho bên thụ hưởng.

Kế toán ghi :

Nợ : TK bên trả tiền

Có : TK 5012 – thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Tại Ngân hàng (KB) phục vụ bên thụ hưởng xử lý:

Tiếp nhận các bảng kê séc (thông qua thanh toán bù trừ) và thanh toán cho bên thụ hưởng.

+ 1 liên bảng kê séc làm chứng từ ghi Có tài khoản bên thụ hưởng.

+ 1 liên bảng kê séc làm báo Có cho bên thụ hưởng.

Kế toán ghi :

Nợ : TK 5012- thanh toán bù trừ của các Ngân hàng thành viên

Có : TK tiền gửi người thụ hưởng

Nếu bên thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (KB) nơi mình mở tài khoản, sau khi kiểm tra tính hợp lệ , hợp pháp các tờ séc, ngân hàng hoặc kho bạc trực tiếp chuyển các tờ séc và bảng kê cho Ngân hàng (KB) phục vụ bên trả tiền, để xử lý theo thủ tục nói trên.

Thanh toán bằng UNC

UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng sau khi mua hàng hóa , dịch vụ , nộp thuế…

UNC được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng ở cùng Ngân hàng, khác Ngân hàng, khác tỉnh, khác hệ thống Ngân hàng…

Quy trình thanh toán:

Tại Ngân hàng bên mua: Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ của đơn vị bán, đơn vị mua phải lập 4 liên UNC theo mẫu đúng nội dung quy định , có dấu , chữ ký của chủ tài khoản.

Trong trường hợp người mua, người bán mở tài khoản tại hai Ngân hàng thương mại khác nhau thì tùy theo hình thức thanh toán mà Ngân hàng bên mua phải lập thêm các chứng từ sau:

Nếu thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thì phải lập thêm 2 liên bảng kê (Bảng kê 11. Dựa vào bảng kê và UNC kế toán ghi:

Nợ TK tiền gửi đơn vị mua

Có TK 1113- Tiền gửi tại NHNN

Gửi tới Ngân hàng Nhà nước bảng kê và liên 3, 4 UNC

_ Nếu thanh tóan bù trừ thì lập thêm 2 liên bảng kê (Bảng kê 12) .Dựa vào UNC và bảng kê , kế toán ghi:

Nợ TK tiền gửi đơn vị mua

Có TK 5012- Thanh toán bù trừ của NH thành viên

Gửi bảng kê và liên 3,4 tới NH bên bán

- Nếu thanh tóan qua liên hàng thì kế toán ghi :

Nợ TK tiền gửi đơn vị mua

Có TK 5211- liên hàng đi năm nay

Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNC

1.Đơn vị bán giao hàng

2.Đơn vị mua nộp UNC vào Ngân hàng phục vụ mình

3a.Ngân hàng bên mua ghi Nợ tài khoản đơn vị mua và báo Nợ bên mua

3b.Ngân hàng bên mua làm thủ tục thanh toán qua NHNN, bù trừ hoặc liên hàng, gửi giấy báo Có tới Ngân hàng bên bán

4.Ngân hàng bên bán ghi Có và báo Có cho đơn vị bán.

_Tại Ngân hàng bên bán:

Tùy theo giấy tờ thanh toán nhận được từ Ngân hàng bên mua mà ghi Nợ:

+ Nếu nhận được bảng kê 11, ghi nợ TK 1113

+ Nếu nhận được bảng kê 12, ghi nợ TK5012

+Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ TK 5212- liên hàng đến năm nay

Ghi Có TK đơn vị bán

Thanh toán bằng Séc chuyển tiền

Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng trong đó người đại diện đứng tên trên tờ Séc trực tiếp cầm và chuyển nộp Séc vào Ngân hàng trả tiền để lĩnh tiền mặt hay chuyển khoản , để chi trả cho người cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. Séc chuyển tiền được thanh toán giữa các Ngân hàng, các địa phương nhưng cùng hệ thống Ngân hàng thương mại.

Thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc. Hình thức này khá thuận tiện và an toàn vì trên Séc chuyển tiền có ký hiệu mật.

Sơ đồ quy trình thanh toán bằng Séc chuyển tiền

1.Đơn vị chuyển tiền lập UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình

2.Ngân hàng chuyển tiền phát hành séc chuyển tiền và giao séc cho người đại diện đơn vị chuyển tiền

3.Người đại diện (người cầm séc )trực tiếp cầm séc nộp vào Ngân hàng trả tiền

4a.Ngân hàng trả tiền lập giấy báo Nợ liên hàng gửi cho Ngân hàng chuyển tiền

4b.Ngân hàng trả tiền cho người đại diện đơn vị chuyển tiền

Quy trình hạch tóan

Muốn được cấp séc chuyển tiền , đơn vị phải lập 3 liên UNC ghi nội dung mục đích , họ tên số chứng minh thư người cầm séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình.

Ngân hàng phát hành séc yêu cầu người cầm séc ký tên vào mặt sau cuống séc rồi giao cả 2 liên (bản chính và bản điệp) cho người cầm séc.

* Hạch toán khi cấp séc : Sau khi trao séc kế tóan ghi

Liên 1 UNC ghi Nợ TK tiền gửi đơn vị chuyển tiền

Liên 2 UNC báo Nợ cho đơn vị chuyển tiền

Liên 3 UNC ghi Có TK 4661 –ký quỹ đảm bảo thanh toán séc

* Hạch toán khi thanh tóan: Để được thanh toán séc chuyển tiền , người cầm séc phả nộp cả 2 liên séc chuyển tiền vào Ngân hàng trả tiền , Ngân hàng trả tiền lập giấy báo Nợ liên hàng, gửi Ngân hàng cấp séc . Xử lý chứng từ và hạch toán như sau:

- Liên 1 giấy báo Nợ liên hàng và bản điệp séc chuyển tiền gửi Ngân hàng cấp séc

- Liền 2 giấy báo Nợ liên hàng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu liên hàng

- Liên 3 ghi Nợ TK 5211 – liên hàng đi năm nay

Bản chính séc cầm tay dùng để ghi Có TK 4640- chuyển tiền phải trả , đứng tên người cầm séc

Sau đó trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu trả tiền mặt ghi:

Nợ TK 4640 – chuyển tiền phải trả

Có TK 1011 – tiền mặt tại đơn vị

Tại Ngân hàng cấp séc : Khi nhận được giấy báo Nợ liên hàng và bản điệp séc cầm tay.Xử lý chứng từ và hạch tóan như sau

Bản điệp séc cầm tay dùng ghi Nợ TK 4661- ký quỹ đảm bảo thanh toán séc

Giấy báo liên hàng dùng ghi Có TK 5212 – liên hàng đến năm nay.

UNT là lệnh viết trên mẫu in sẵn , đơn vị bán lập UNT nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa , cung cấp dịch vụ cho đơn vị mua theo hợp đồng thỏa thuận.

UNT chủ yếu sử dụng trong thanh tóan giữa các bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau, bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán UNT đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT

Hình thức thanh toán UNT áp dụng giữa các đơn vị mở tài khoản tại cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh khác nhưng cùng hệ thống Ngân hàng

Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNT

  1. Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua
  2. Bên bán nộp UNT kèm hóa đơn giao hàng có chữ ký nhận hàng
  3. Ngân hàng bên bán chuyển UNT, bản sao hóa giao hàng cho NH bên mua

4a.NH bên mua ghi Nợ TK và báo Nợ cho người mua

4b.Ngân hàng bên mua thanh toán cho Ngân hàng bên bán

  1. Ngân hàng bên bán ghi Có và báo Có cho người bán

Quy trình hạch toán

Đơn vị bán hàng phải lập 4 liên UNT kèm theo hóa đơn giao hàng có vào Ngân hàng phục vụ mình

Trường hợp 2 đơn vị mở tài khoản tại 2 Ngân hàng

* Hạch tóan tại Ngân hàng bên mua : Ngân hàng bên mua lập 2 liên bảng kê 11 nếu thanh toán qua 2 Ngân hàng Nhà nước, 2 liên bảng kê số 12 nếu thanh tóan bù trừ, lập giấy báo liên hàng nếu thanh toán liên hàng. Đồng thời kế toán ghi:

Nợ TK tiền gửi đơn vị mua

Có TK 1113, nếu bảng kê 11

Có TK 5012, nếu bảng kê 12

Có TK 5211, nếu lập giấy báo liên hàng

* Hạch toán tại Ngân hàng bên bán: Khi nhận được UNT , ngân hàng bên bán phải tách riêng liên 4 UNT để theo dõi , lưu tại Ngân hàng mình, còn các liên 1,2,3 gửi tới Ngân hàng bên mua để ghi Nợ TK đơn vị mua

Khi UNT được bên mua thanh toán ,tùy theo hình thức thanh tóan mà Ngân hàng bên bán nhận được các chứng từ phù hợp để :

Ghi Nợ :- Nếu nhận được bảng kê 11, ghi Nợ TK 1113

-Nếu nhận được bảng kê 12, ghi Nợ TK 5012

-Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ TK 5212

Ghi Có : TK tiền gửi đơn vị bán

Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng

Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hóa cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua.

Theo thể thức thanh toán này , khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh tóan tiền mua hàng.

Quy trình mở Thư tín dụng

  1. Đơn vị mua xin mở TTD
  2. NH bên mua mở TTD gửi sang NH bên bán.
  3. NH bên bán báo cho đơn vị bên bán.
  4. Đơn vị bán giao hàng.
  5. Đơn vị bán nộp bảng kê hoá đơn và các hoá đơn.
  6. NH bên bán ghi có TK đơn vị bán.
  7. NH bên bán thanh toán (ghi Nợ) NH bên mua.
  8. NH bên mua thanh toán TTD với đơn vị mua.
0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Nguyễn Thị Hường
  • Trần Thị Giao Linh
  • 0 GIÁO TRÌNH | 4 TÀI LIỆU
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
  • Khái niệm và nguyên tắc thanh toán
  • Các thể thức thanh tóan không dùng tiền mặt
  • Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » Hạch Toán Trả Bằng Séc