Các Thông Số ISO, Tốc độ Màn Trập Khẩu độ ảnh Hưởng Thế Nào Tới ...

Khi lần đầu cầm chiếc máy ảnh để chụp, rất nhiều người đã lăn tăn không biết phải chỉnh thông số thế nào cho phù hợp, và kết quả dẫn đến một số người sẽ chuyển sang chế độ Auto để có được tấm ảnh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng chế độ Auto là một con dao hai lưỡi, sự tự động của nó cũng chính là nhược điểm vì người chụp không thể kiểm soát được và cho ra bức ảnh như đúng chủ ý ban đầu của mình.

Vì vậy, để muốn có được những tấm ảnh chỉnh chu, hãy cùng tôi điểm qua một vài thông số cơ bản cần thiết khi chụp ảnh nhé.

Tốc độ màn trập, khẩu độ, độ nhạy sáng là gì?

Tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy sáng là 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ sáng của một bức ảnh.

- Tốc độ màn trập (Shutter Speed) có thể hiểu nôm na là thời gian màn trập đóng/mở để ánh sáng đi vào tiếp xúc với tấm phim (đối với máy ảnh chụp phim) hoặc cảm biến (với máy ảnh kỹ thuật số). Thông số này được tính bằng giây, cụ thể nếu nhìn trên máy ảnh, người dùng sẽ thấy các con số như 1s, 1/2s, 1/4s, 1/8s, 1/15s, 1/30s, 1/60s, 1/125s, 1/250s, 1/500s...

 Màn trập máy ảnh mở ra để đưa ánh sáng vào cảm biến.

Màn trập máy ảnh mở ra để đưa ánh sáng vào cảm biến.

Theo đó thời gian màn trập được mở ra càng lâu thì ánh sáng vào càng nhiều, tức ảnh sẽ sáng hơn. Ngược lại, nếu điều chỉnh tốc độ màn trập đóng/mở nhanh hơn thì ánh sáng sẽ vào ít đi khiến ảnh tối hơn. Như vậy, nếu để tốc độ màn trập ở 1/60s sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng vào hơn so với 1/125s hay 1/250s...

Bên cạnh đó, một đặc tính khác mà người dùng cần lưu ý đến đối với thông số tốc độ màn trập: nếu để tốc độ màn trập càng nhanh (tăng tốc màn trập) thì người chụp càng dễ "bắt đứng" chuyển động, còn tốc độ màn trập càng lâu (giảm tốc màn trập) thì vật thể chuyển động sẽ dễ bị nhòe mờ và trường hợp này những người chụp ảnh thường sử dụng khi cần ánh sáng vào nhiều hoặc thậm chí để phơi sáng (long exposure).

Một ví dụ về phơi sáng, tốc độ màn trập: 30 giây.Một ví dụ về phơi sáng, tốc độ màn trập: 30 giây.

- Khẩu độ (viết tắt là F), hay còn gọi là độ mở ống kính, là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm các lá khẩu được xếp lại với nhau bên trong ống kính và tạo khe hở để ánh sáng đi qua. Về khẩu độ, ta có những dãy số tiêu chuẩn của khẩu độ bao gồm f/1, f/1.4, f/2, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32...theo đó, con số phía sau chữ F càng lớn thì tỉ lệ nghịch với lượng sáng đi qua ống kính, ví dụ f/8 sẽ có lượng sáng đi vào ít hơn f/2 và ngược lại.

Ở đây ta có 2 thuật ngữ mà người chụp ảnh hay sử dụng, đó là "mở khẩu" và "khép khẩu". "Mở khẩu" có nghĩa điều chỉnh thông số sao cho các lá khẩu trong ống kính mở rộng ra để đưa ánh sáng vào nhiều hơn (ví dụ từ f/8 chuyển sang f/5.6 hay f/4 ta gọi là "mở khẩu"). Ngược lại, "khép khẩu" là điều chỉnh thông số sao cho các lá khẩu trong ống kính khép nhỏ dần lại để giảm bớt lượng ánh sáng vào (ví dụ từ f/2 khép khẩu xuống f/4).

Bên cạnh việc thay đổi lượng sáng vào ống kính, khẩu độ còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu trường ảnh (Depth of Field). Khi người chụp "mở khẩu" càng lớn, hậu cảnh đằng sau chủ thể sẽ bị xóa mờ nhiều hơn (hay ta còn có thể gọi là "xóa phông"), ngược lại nếu "khép khẩu" lại càng nhiều thì hậu cảnh phía sau sẽ càng rõ nét (sử dụng cho trường hợp muốn lấy nét cả chủ thể lẫn hậu cảnh phía sau).

- Độ nhạy sáng (ISO): Giống như tên gọi, ISO là độ nhạy của phim (máy ảnh phim) hoặc cảm biến (máy ảnh kỹ thuật số) đối với ánh sáng. Việc tăng giá trị ISO sẽ làm tăng mức nhạy sáng (ta có các trị số ISO như 100, 200, 400, 800, 1600, 3200...). Ví dụ, thay vì phải sử dụng đèn Flash ở điều kiện ánh sáng yếu, ta có thể thay đổi độ nhạy sáng để cho bức ảnh được sáng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thiết lập độ nhạy sáng ISO càng ở mức cao thì ảnh sẽ càng bị nhiễu hạt (noise) và bệt màu, vì thế hãy cố gắng để mức ISO vừa phải và thay vào đó giảm tốc độ màn trập hoặc mở khẩu để cho ra bức ảnh đúng sáng nhưng vẫn không bị bệt và nhiễu hạt.

Trên đây là lý thuyết về 3 yếu tố cơ bản trong chụp ảnh, để hiểu và nắm bắt rõ hơn, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một công cụ trên web để học và thử nghiệm điều chỉnh 3 thông số này một cách dễ hình dung nhất.

Phía bên phải công cụ này sẽ cung cấp 3 thanh trượt điều chỉnh tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO, còn bên trái là kết quả ảnh bạn có được sau khi điều chỉnh các thông số tương ứng. Bên cạnh đó, công cụ này còn cho phép người dùng chọn chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (Shutter Speed Priority) và ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority).

 Mở khẩu.

Mở khẩu.

Khép khẩu.Khép khẩu.Tăng tốc độ màn trập để bắt đứng chuyển động.Tăng tốc độ màn trập để "bắt đứng" chuyển động.

Hy vọng, những kiến thức cơ bản cùng với công cụ trực tuyến trên đây sẽ giúp các bạn nắm bắt được phần nào bộ môn nhiếp ảnh căn bản và tự tin hơn trong việc chụp ảnh cũng như dễ dàng có được những tác phẩm theo đúng chủ ý của mình hơn.

Tổng hợp

5 bí kíp chụp ảnh những ngày mưa gió bạn nên biết

Từ khóa » Tốc độ Iso Là Gì