Các Thông Số Quan Trọng Cần Biết Trên Viên Pin - Điện Lực 247
Có thể bạn quan tâm
Pin là nguồn cung cấp năng lượng cho rất nhiều các thiết bị điện, điện tử hoạt động như máy tính bảng, điện thoại di động, điều khiển từ xa (remote), đồ chơi trẻ em, máy ảnh, khóa cửa điện tử, đèn pin... Về cơ bản, có một số thông số quan trọng của một viên pin mà bạn cần biết.
1. Điện lượng (mAh)
Điện lượng (còn gọi là dung lượng của pin) là lượng điện mà pin có thể tạo ra tại điện áp danh định. Dung lượng pin được tính bằng đơn vị miliAmpe giờ (mAh) hoặc Ampe giờ (Ah).
Ví dụ: Pin ghi dung lượng 3000 mAh, có nghĩa là theo dung lượng danh nghĩa, nó có thể cung cấp một dòng điện 3000 mA (tương đương 3A) cho thiết bị sử dụng liên tục trong một giờ thì hết pin.
Chỉ số này là cơ sở để so sánh sức mạnh của các loại pin. Pin có số mAh càng lớn thì càng mạnh. Từ “pin trâu” là để diễn tả thông số này của pin. Vì vậy, dung lượng pin càng lớn, thời gian hoạt động của thiết bị điện tử càng kéo dài. Các loại pin tiểu thường có điện lượng khoảng 1000 mAh, trong khi những hệ thống pin (battery pack) cho laptop, smartphone, máy tính bảng… có điện lượng lên tới vài ngàn mAh.
Cần lưu ý, chỉ số dung lượng ghi trên pin chỉ là mức danh nghĩa. Dung lượng thực tế có thể khác rất xa so với dung lượng danh nghĩa. Một viên pin tốt, dung lượng thực tế sẽ xấp xỉ dung lượng danh nghĩa. Nhưng với viên pin kém chất lượng, dung lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với số ghi trên pin.
Bên cạnh đó, dung lượng pin chỉ nói lên một phần về thời gian sử dụng của thiết bị. Dung lượng pin (mAh) phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác như cấu hình của thiết bị, độ sáng màn hình, tần suất sử dụng của người dùng...
2. Hiệu điện thế (V)
Hiệu điện thế của pin là điện áp danh định mà pin tạo ra khi hoạt động, thường được tính bằng Volt (V).
Ví dụ: Pin ghi hiệu điện thế 3V có nghĩa là nó tạo ra được điện áp 3V giữa hai điện cực dương (+) và cực âm (-).
Hiệu điện thế của pin càng lớn, pin càng mạnh và có khả năng làm việc với các thiết bị điện tử yêu cầu điện áp cao. Pin tiểu thông thường (pin AA, AAA) có hiệu điện thế khoảng 1,5V, trong khi pin laptop có hiệu điện thế khoảng 12V.
Với các loại pin Niken Cadimi (NiCd), Nickel Metal Hydrid (NiMH), điện áp thường khoảng 1,2V mỗi viên. Với pin Alkaline và các loại pin không sạc được thì điện áp cao hơn, thường là 1,5V mỗi viên. Điện áp của pin phải phù hợp với chỉ định của thiết bị. Dùng pin không đúng điện áp có thể làm hỏng thiết bị của bạn.
3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học là một dấu hiệu để xác định loại pin, thường được chú thích bằng các ký hiệu hóa học ghi trên thân pin. Hiện nay, ngành công nghiệp pin đang sử dụng một số hợp chất chủ yếu sau:
- Alkaline: Là loại pin không sạc, dựa trên phản ứng giữa kẽm và mangan dioxit (Zn/MnO2). Pin Alkaline có mật độ tích điện trung bình.
- Niken Cadimi (NiCd): Là loại pin sạc có mật độ tích điện thấp. Tại một số quốc gia, cấm sử dụng pin NiCd vì Cadimi khá độc hại.
- Axit-chì (Lead-Acid): Loại pin này có mật độ tích điện trung bình. Ngày nay, pin này ít được sử dụng do tính chất độc hại của chì. Chúng thường được dùng trong ắc-quy ô tô.
- Niken Metal Hydrid (NiMH): Loại pin này có mật độ tích điện ở mức độ trung bình.
- Niken Kẽm (NiZn): Loại pin có mật độ tích điện tốt.
- Bạc Kẽm (AgZn): Loại pin sạc có giá thành cao, mật độ tích điện tốt và điện lượng tốt.
- Lithium-ion (Li-ion): Loại pin sạc có giá thành đắt với mật độ tích điện rất tốt, hiện được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghệ.
4. Thời gian sản xuất
Từ khi xuất xưởng cho đến lần sử dụng đầu tiên, tất cả các loại pin đều mất một phần năng lượng. Không có loại pin nào giữ được nguyên vẹn năng lượng của nó trong quá trình bảo quản. Các phản ứng điện hoá trong pin gây ra các hao hụt không tránh được.
Vì vậy, bạn hãy cố gắng chọn loại pin có ngày sản xuất gần với ngày mua nhất. Các nhà sản xuất uy tín thường in ngày sản xuất và hạn sử dụng trên đáy hoặc thân của mỗi viên pin.
Pin Carbon - kẽm là các loại pin thường sản xuất trong nước như pin Con Thỏ, Con Ó, Eagle... Nếu dùng loại pin này bạn nên kiểm tra 5 - 6 tháng/lần nhằm tránh trường hợp dung dịch điện phân trong pin có thể bị chảy nước, phá hỏng mạch điện của thiết bị. Thời hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất của loại pin này khoảng 3 năm.
Pin Alkaline trên thị trường có các nhãn hiệu như Panasonic, Duracell… Chúng có ưu điểm là thời gian sử dụng dài hơn, độ ổn định cao hơn, thời hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất của loại pin này lên tới 10 năm, do đó giá của chúng cũng đắt hơn.
Từ khóa » Thông Số Pin Là Gì
-
Tìm Hiểu Về Thông Số MAh Trên Pin - Điện Máy Chợ Lớn
-
Ý Nghĩa Của Thông Số MAh Trên Pin điện Thoại Không Phải Ai Cũng Biết
-
Dung Lượng Pin Là Gì? Có Phải Yếu Tố Quyết định Thời Gian Sử Dụng?
-
Thông Số Các Loại Pin Và Cách Phân Biệt
-
Mã PIN Là Gì? Sự Quan Trọng Của Mã PIN ATM - Timo
-
Bạn Hiểu Thế Nào Về Thông Số Pin Của Laptop ? - An Phát Computer
-
Mã PIN Trên Thiết Bị Di động Là Gì? Chúng Hoạt động Như Thế Nào?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Pin - COS Shop
-
Thông Số Trên Pin:Dung Lượng Pin MAh
-
Các Loại Pin Phổ Biến Cho đèn LED , Các Thông Số Trên Pin Có ý Nghĩa N
-
Thông Số MAh Trên Pin Là Gì? Tại Sao Smartphone Bây Giờ Khó Thay ...
-
Ý Nghĩa Thông Số Pin Laptop Và Cách Sử Dụng
-
MAh Là Gì Trên Các Thiết Bị điện Tử? Và ý Nghĩa Của MAh
-
Cell Pin Là Gì? Thời Lượng Sử Dụng Của Pin Cell 2, 3, 4 được Bao Lâu?