Các Thuốc Dùng Trị đau Mắt đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Phòng và điều trị đau mắt đỏ sau mưa lũPhòng và điều trị đau mắt đỏ sau mưa lũ

SKĐS - Đau mắt đỏ là căn bệnh dễ mắc nhất là khi thời tiết chuyển mùa, sau mưa lũ do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus, hóa chất, môi trường nước bẩn tù đọng... Vậy nguyên nhân nào gây bệnh, cách phòng và điều trị như thế nào?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi, khiến mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ. Mặc dù đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được điều trị phù hợp và kịp thời thì rất có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một bên mắt, sau đólan sang mắt còn lại. Bệnh xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi, dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với dịch từ mắt người bệnh. Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, mưa lũ.photo-1635043246219

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một bên mắt.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm giác mạc, chiếm khoảng 80% số trường hợp mắc. Bệnh thường đồng nhiễm với các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên như đau họng, cảm lạnh. Có nhiều loại virus gây bệnh song Herpesvirus và Adenovirus chiếm đa số.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Chảy nhiều nước mắt, ghèn nhầy lỏng, cộm xốn cảm giác như có vật lạ trong mắt. Loại viêm kết mạc này rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Lưu ý việc sử dụng kháng sinh là để ngăn nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, không có tác dụng đối với tác nhân virus gây bệnh.

Trường hợp nhẹ, để điều trị, bệnh nhân chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Có thể dùng nước mắt nhân tạo, chườm đá hay nhỏ nước muối sinh lí 0,9% để làm giảm triệu chứng khó chịu ở mắt. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng virus, thậm chí là kháng sinh để ngăn nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

  • Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo?

  • Bài thuốc trị đau mắt đỏ

Do vi khuẩn

Các tác nhân vi khuẩn thường gặp gây viêm kết mạc là tụ cầu vàng, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu, Proteus, Entertobacteriaceae…

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tiết nhiều mủ, đặc biệt vào buổi sáng, dịch màu trắng, vàng hoặc xanh, dịch đặc gây dính mắt, chảy nhiều nước mắt, cộm xốn. Tình trạng viêm kéo dài có thể gây tổn tương nghiêm trọng cho mắt nếu không được điều trị.

Có thể điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng kháng sinh tại chỗ (tra hoặc nhỏ mắt).

Do dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng mắt khi gặp các tác nhân như phấn hoa, bụi, lông động vật, bào tử nấm mốc…

Triệu chứng hay gặp của bệnh bao gồm: Chảy nước mắt, ngứa, rát mắt kèm theo tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Thông thường bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus đều có thể lây qua tiếp xúc với dịch tiết, riêng viêm kết mạc do dị ứng không lây, song cần tìm ra tác nhân gây bệnh và loại bỏ nó mới có thể điều trị bệnh dứt điểm.

Bệnh có thể cải thiện nếu loại bỏ được tác nhân gây dị ứng. Dùng những thuốc kháng histamin, nhỏ nước mắt nhân tạo sẽ có hiệu quả trong việc giảm đau, đỏ mắt.Đa phần các trường hợp mắc đau mắt đỏ đều tự lành sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi và đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Tình trạng viêm kéo dài trên 20 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm; mờ mắt, tầm nhìn bị suy giảm; mắt sưng to, đau đớn dữ dội; nhạy cảm với ánh sáng...

Các cách và thuốc dùng trị đau mắt đỏ

Chườm đá

Một trong các phương pháp điều trị đau mắt đỏ đơn giản là chườm lạnh có thể khắc phục tình trạng đỏ mắt: Nhúng một chiếc khăn vào nước lạnh và đắp lên vùng mắt nhắm khoảng 5-10 phút. Lặp lại vài lần trong ngày cho đến khi mắt cảm thấy dịu đi và bớt đỏ. Cách này có tác dụng làm giảm sung huyết cục bộ, kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm tình trạng sưng, đỏ mắt.

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn được bào chế giúp phục hồi độ ẩm cho mắt trong các trường hợp mắt bị viêm, khô.

Thuốc co mạch

Viêm kết mạc gây đỏ mắt là do cơ chế giãn mạch, thuốc co mạch hoạt động bằng cách thu nhỏ các mạch máu nhỏ ở kết mạc, làm giảm tình trạng sưng đỏ mắt. Một số ví dụ về thuốc nhỏ mắt gây co mạch bao gồm: Naphazoline, phenylephrine, tetrahydrozoline.

Tuy nhiên, thuốc co mạch không được khuyên dùng phổ biến cho bệnh đau mắt đỏ bởi nếu sử dụng quá lâu và thường xuyên sẽ gây ra tình trạng "nhờn thuốc".

Thậm chí, có thể dẫn đến "đỏ mắt tái phát" do các mạch máu có thể còn giãn to hơn trước sau khi thuốc hết tác dụng. Chính vì vậy, các bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng thuốc co mạch trong tối đa 72 giờ, nhỏ không quá 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng

Để điều trị đau mắt đỏ có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt chống dị ứng. Thành phần thuốc chứa các chất kháng histamin H1 như: Chlorpheniramin, antazoline, diphenhydramin… nên rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng ngứa mắt, đỏ, châm chích hay sưng gây ra bởi phản ứng của hệ thống miễn dịch với chất gây dị ứng.

Do thuốc có thời gian tác dụng ngắn nên cần sử dụng ít nhất 4 lần/ngày, không dùng quá 2-3 ngày liên tục vì có nguy cơ làm tăng kích ứng. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, cần đợi khoảng 10 phút sau khi dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin rồi mới đeo.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Xuất hiện biến thể mới mạnh hơn cả Delta, cảnh báo mùa đông ảm đạm | SKĐS

Từ khóa » đau Mắt đỏ Sử Dụng Thuốc Gì