Các Tỉ Lệ Tương Tác Gen Thường Gặp - HOCMAI Forum
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter hardyboywwe
- Ngày gửi 25 Tháng sáu 2011
- Replies 4
- Views 65,849
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- SINH HỌC
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Sinh học lớp 12
- Quy luật hiện tượng di truyền
hardyboywwe
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. Các dạng tương tác gen và các tỷ lệ tương tác gen thường gặp trong bài tập. Những vấn đề thiết yếu giúp các bạn làm bài tập tương tác gen hiệu quả. Đây là những vấn đề bổ sung cho SGK giúp các bạn có thể nắm bắt các dạng tương tác gen một cách tổng quát và vận dụng để làm bài tập tương tác gen. 1.Tương tác bổ trợ: a.Bổ trợ có 2 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1 (ví dụ là đỏ chẳng hạn).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 alen lặn, hoặc 2 lặn sẽ cho kiểu hình 2(trắng) Hay gặp Tỉ lệ 9:7 P: AaBb x AaBb => F : 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 đỏ : 7 trắng) Tỉ lệ 3:5 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 đỏ : 5 trắng) Tỉ lệ 1:3 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 đỏ : 3 trắng) b.Bổ trợ có 3 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 lặn sẽ cho kiểu hình 2(xanh).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 3(trắng) Hay gặp Tỉ lệ 9:6:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 6 xanh : 1 trắng) Tỉ lệ 3:4:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 vàng : 4 xanh : 1 trắng) Tỉ lệ 1:2:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 vàng : 2 xanh : 1 trắng) c.Bổ trợ có 4 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội A và 1 lặn b sẽ cho kiểu hình 2(xanh).Sự tương tác giữa 1 alen trội B và lặn a sẽ cho kiểu hình 3(tím).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 4(trắng) Hay gặp: Tỉ lệ 9:3:3:1 P: AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 3 xanh : 3 tím:1 trắng) Tỉ lệ 3:3:1:1 (tương tự) và Tỉ lệ 1:1:1:1. 2.Tương tác át chế: a.Át chế do gen trội có 3 kiểu hình: Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng. A_B_ vì A át B nên dù có gen trội B nó vẫn chỉ thể hiện kiểu hình của A.Như vậy A_B_ và A_bb đều có cùng 1 kiểu hình 1 (màu kem chẳng hạn) aaB_: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của B: màu xám. aabb: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của b: màu trắng. Hay gặp: Tỉ lệ 12:3:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 12 kem: 3 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 6:1:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 6 kem: 1 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 4:3:1 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 4 kem: 3 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 2:1:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb. b.Át chế do gen trội có 2 kiểu hình: Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng. A_B_ , A_bb đều bị gen A át nhưng cùng thể hiện kiểu hình của gen b.Như vậy các kiểu gen A_B_, A_bb và aabb đều thể hiện cùng 1 kiểu hình của gen b (lông cong chẳng hạn) aaB_ : vì aa không át được B nên kiểu gen này biểu hiện thành kiểu hình của B( lông thẳng chẳng hạn). Hay gặp: Tỉ lệ 13:3 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 13 cong: 3 thẳng) Tỉ lệ 7:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (7 cong: 1 thẳng) Tỉ lệ 5:3 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 5 cong: 3 thẳng) Tỉ lệ 3:1 nữa. c.Át chế do gen lặn: Quy ước A không át, cặp aa có khả năng át.B quy định chân to.b quy định chân nhỏ. A_B_ sẽ quy định kiểu hình chân to. A_bb sẽ quy định kiểu hình chân nhỏ. aaB_ và aabb do có sự át chế của cặp aa nên B và b bị “vô hiệu hoá” và sẽ thể hiện kiểu hình gen át.Như vậy 2 kiểu gen này quy định kiểu hình thứ 3(chân dài chẳng hạn). Hay gặp: Tỉ lệ 9:3:4 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 to: 3 nhỏ : 4 dài) Tỉ lệ 3:3:2 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (3 to: 3 nhỏ: 2 dài) Tỉ lệ 3:1:4 P: AaBb x aaBb => 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 3 to: 1 nhỏ : 4 dài) Tỉ lệ 1:1:2. 3.Tương tác cộng gộp. Tỉ lệ phổ biến là 15:1.Còn gặp 7:1 và 3:1. Chú ý:- Có một số tỉ lệ( ví dụ như 3:4:1) xuất hiện trong nhiều dạng tương tác khác nhau, nên phải thận trọng. - Một số tỉ lệ của tương tác gen vô cùng giống với các quy luật di truyền khác.Ví dụ như 3:1, 9:3:3:1, 1:2:1dothanhtb
minh thay trong tuong tac cong gop con co ti le 1:4:6:4:1 la tuong tac cong gop gen ko alen P/S: tiếng Việt có dấu ~thân~ Last edited by a moderator: 27 Tháng sáu 2011 Tthocon_hn
Cái đó gọi là tương tác không tích lũy nhưng trong ct mới họ bỏ rồi hay sao ấy tớ thấy không đề cập đến nó nữadattrinh92016
Học sinh mới
Thành viên 5 Tháng chín 2019 1 0 1 22 Bắc Kạn THPT Chuyên Bắc Kạn Cho mình hỏi dạng 9 3 4 có thể là tương tác bổ sung k?Thủy Ling
Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test Thành viên 19 Tháng chín 2017 2,249 2,411 409 Phú Yên trung họcdattrinh92016 said: Cho mình hỏi dạng 9 3 4 có thể là tương tác bổ sung k? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Em nghĩ là không ạ, sự át chế của cặp aa nên B và b bị vô hiệu hoá và sẽ thể hiện kiểu hình gen át. Nó cũng giống với tương tác bổ sung chỗ cho kiểu hình mới nhưng giữ các gen có sự tương tác mới cho kiểu hình nên 9:3:4 không thể lfa tương tác bổ sung được. (không biết giải thích như này rõ chưa, em hiểu mà sợ diễn đạt người khác không hiểu) You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
- Diễn đàn
- SINH HỌC
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Sinh học lớp 12
- Quy luật hiện tượng di truyền
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Tỉ Lệ 9 6 1 Là Tương Tác Gì
-
Tương Tác Bổ Trợ Với Tỷ Lệ 9:7 Và 9 : 6 : 1 | Lý Thuyết SINH HỌC
-
A. Kiểu Tương Tác 9:6:1 Và 9:7 - Quê Hương
-
Tỉ Lệ Phân Li Kiểu Hình Trong Các Phép Lai Có Tương Tác Gen
-
Tương Tác Gen - Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
Tương Tác Gen – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Tương Tác Gen 9:7 Với 9:6:1? Câu Hỏi 4735605
-
Phương Pháp Giải Bài Tập Tương Tác Gen Sinh Học Lớp 12
-
Tương Tác Bổ Trợ Với Tỷ Lệ 9:7 Và 9 : 6 : 1 Ppt - 123doc
-
Tương Tác Bổ Trợ Với Tỷ Lệ 9:6:1 | Sinh Học THPT
-
Phương Pháp Giải Bài Tập Tương Tác Gen
-
QUY LUẬT DI TRUYỀN Flashcards
-
Quy Luật Tương Tác Gen Và Tính đa Hiệu Của Gen - Hoc24
-
Lâu Rồi Mới ôn Lại Phần Tương Tác Gen , Mình Quên Mất Tỉ Lệ 9:4:3 Của ...
-
Bài 10: Tương Tác Gen Và Tác động đa Hiệu Của Gen - Tìm đáp án, Giải