Các Tiêu Chí Chọn Mua Mũ Bảo Hiểm đạt Chuẩn đúng Cách, Phù Hợp ...
Có thể bạn quan tâm
Mũ bảo hiểm là phụ kiện không thể thiếu khi bạn tham gia giao thông. Nếu bạn đang không biết cách mua nón bảo hiểm như thế nào vừa an toàn vừa thoải mái thì hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu cách chọn mũ bảo hiểm vừa với kích cỡ đầu bảo đảm đạt chuẩn nhé!
MUA NGAY MŨ BẢO HIỂM ĐẠT CHUẨN GIÁ RẺ
1 Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Mũ bảo hiểm là vật dụng giúp bảo vệ phần đầu của người đội khi tham gia giao thông. Tùy nhà sản xuất sẽ có mũ bảo hiểm được làm từ nhựa tổng hợp (như ABS, HDPE) hoặc sợi carbon mang lại độ bền cao và trọng lượng nhẹ, nhờ đó không gây cảm giác nặng đầu cho người đội trong suốt quá trình đội.
Một chiếc mũ bảo hiểm tốt cần đáp ứng quy chuẩn QCVN 2:2008 về kết cấu của những bộ phận quan trọng, bao gồm:
- Phần vỏ mũ: Làm từ chất liệu chắc chắn, đủ cứng để ngăn chặn trực tiếp những va đập từ bên ngoài, có nguy cơ ảnh hưởng đến phần đầu của người đội.
- Phần đệm hấp thu xung động bên trong: Là lớp kế tiếp sau phần vỏ mũ tính từ bên ngoài vào, hay còn được gọi là đệm bảo vệ. Nó có chức năng giảm thiểu lực tác động đến đầu người đội.
- Phần quai đeo: Là dây đeo qua cằm người đội để cố định vị trí của mũ bảo hiểm.
- Phần lớp vải lót: Là phần cuối cùng trong nón bảo hiểm tiếp xúc với đầu của người đội, có kết cấu mềm mại, đàn hồi tạo cảm giác dễ chịu.
Bên cạnh những bộ phận chính nêu trên, nhiều loại nón bảo hiềm còn trang bị thêm các phụ kiện khác nâng cao sự an toàn và thoải mái cho người đội như: Kính bảo vệ trong suốt, đệm lót cằm,...
Mũ 1/2 size M Boss ATN3.3K-HD xanh đen được làm từ nhựa ABS nguyên sinh, có khả năng chịu va đập và tác động mạnh
Ngoài ra, một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng còn cần phải rõ ràng và minh bạch về nhãn mác và thông tin kèm theo. Một số thông tin người dùng có thể tham khảo để kiểm chứng như:
- Cỡ mũ (chu vi vòng đầu)
- Thời gian sản xuất (tháng, năm)
- Loại mũ
- Trọng lượng mũ
- Hướng dẫn sử dụng mũ
- Chú thích: “Mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy”
- Thông tin cảnh báo (tùy nhà sản xuất)
Mũ 1/2 size L Asia MT-117K đen có đi kèm đầy đủ thông tin trên nhãn
2Nguy hại khi sử dụng mũ bảo hiểm giả
Không an toàn cho người sử dụng
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn cần bao gồm đầy đủ tất cả các bộ phận đã nêu ở phần trước đó, bao gồm: Vỏ mũ, lớp đệm bảo vệ, quai đeo và lớp vải lót. Chúng phải được làm từ những chất liệu đặc trưng, cao cấp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trong khi đó, mũ bảo hiểm giả chỉ thường sẽ thiếu mất 1 - 2 bộ phận nào đó. Có loại chỉ có 2 bộ phận là phần vỏ mũ và quai đeo, không có lớp đệm hoặc nếu có thì nó cũng được làm từ chất liệu nhựa tái chế, không đạt bất kỳ chuẩn kiểm chứng nào về độ bền và độ an toàn.
Chính vì thế, khi sử dụng mũ bảo hiểm giả sẽ không bảo vệ phần đầu của người dùng và còn có nguy cơ bị các mảnh nhựa từ mũ bảo hiểm kém chất lượng đâm vào đầu khi xảy ra hiện tượng va đập.
Xem thêm: Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật giả nhanh chóng, dễ dàngMũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn được bán tràn lan trên thị trường
Nguy cơ về bệnh da liễu
Mũ bảo hiểm giả còn trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu cho người sử dụng.
Chẳng hạn, phần mũ nhựa hoặc lớp đệm nón không đạt chuẩn sản xuất sẽ khiến cho mồ hôi da đầu bị tắt nghẽn và gây ẩm ướt, từ đó dễ bị vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về da đầu như nấm tóc, gàu, rụng tóc, ngứa,... và nổi mẩn đỏ.
Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khiến mồ hôi da đầu bị tắt nghẽn và gây ẩm ướt
3Tiêu chí chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, an toàn
Đảm bảo cấu tạo nón đầy đủ
Một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn cần phải có đầy đủ 3 bộ phận chính như đã nêu, đi kèm với chất lượng đảm bảo như sau:
- Vỏ mũ: Có độ bền cao, bề mặt có thể láng mịn hoặc nhám nhưng không có vết nứt và cầm chắc chắn.
- Đệm lót: Làm từ lõi xốp có độ dày và có độ đàn hồi cao.
- Quai đeo: Dày dặn, chắc chắn, không bị giãn, cần có miếng giữ cố định khi đội và nút khóa dễ dàng đóng - mở.
Ngoài ra, một số mũ bảo hiểm có phần mỏ nón làm bằng nhựa dẻo và có độ cứng nhất định, hoặc phần kính chắn gió cần được làm từ chất liệu kính nhựa trong suốt, có độ dày, bền chắc, đảm bảo khả năng nhìn xuyên thấu và hạn chế chống bám nước khi đi dưới trời mưa.
Mũ 3/4 size L Asia MT-115 xanh đen đầy đủ các bộ phận đảm bảo an toàn cho người đội
Loại mũ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu
Trước khi mua, bạn nên xác định loại nón nào bạn thích và hợp với khuôn đầu của mình. Mũ bảo hiểm thường được chia làm 5 loại như sau:
- Mũ nửa đầu: Rất được ưa chuộng, vì tính gọn nhẹ không gây mỏi cổ khi tham gia giao thông.
- Mũ hở mặt (3/4): Bao trùm toàn bộ phần sọ, nhưng phía trước mặt không che chắn. Loại mũ này cá tính và thích hợp cho những ai đi dòng xe café racer hay track.
- Mũ trùm kín đầu (Full-face): Loại này rất được ưa chuông bởi dân chơi xe phân khối lớn vì nó có sức bảo vệ cao nhất trong 5 loại, nhưng giá của nón fullface rất đắt và cồng kềnh và đặc biệt dễ bị mất cắp.
- Mũ lật (flip-up): Loại nón này gần như bao trùm nguyên đầu, nhưng mặt trước có thể lật lên được.
- Mũ off-road/motocross: Nón tập trung bảo vệ phần cằm và lưỡi cho các tay lái mô tô đam mê xe cào cào và mạo hiểm.
Mũ 3/4 size L Royal M20C vàng thuộc kiểu nón hở mặt (3/4) bao trùm toàn bộ hộp sọ và hở phía trước mặt
Chất liệu nón bảo hiểm
Lớp vỏ nón bảo hiểm bên ngoài phải là composites, sợi thủy tinh hoặc vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thụ lực và tác động lây lan, chống xâm nhập bởi các vật sắc nhọn và phân tán lực tác động.
Phía sau lớp vỏ nón là một lớp hấp thụ va đập, thường là polystyrene (xốp), để hấp thụ va đập và làm giảm tối đa lực tác động ảnh hưởng đến đầu. Bạn nên mua những loại nón có thể tháo rời lớp xốp ra được để dễ dàng vệ sinh và kiểm tra tình trạng của lớp xốp.
Ngoài ra quai đeo là bộ phận quan trọng giúp cố định đầu và nón khi xảy ra tai nạn giao thông. Khi chọn nón cần chọn những loại có quai chắc chắn và có miếng lót cằm thật êm.
Mũ 1/2 size L Asia MT-179K đỏ có phần vỏ mũ làm bằng nhựa ABS nhám chịu lực tốt, lốp xốp EPS thấm hút tối ưu và quai đeo chắc chắn
Kích cỡ nón bảo hiểm
Kích thước của nón rất quan trọng. Nó tạo cho bạn sự thoải mái khi đội và di chuyển trên quãng đường dài và bảo đảm an toàn khi xảy ra tai nạn. Do đó, khi mua nón bảo hiểm nên chọn loại đúng kích cỡ, ôm trọn phần đầu, tránh chọn nón bảo hiểm quá chật hoặc quá rộng.
Để xác định kích cỡ nón bạn cần 1 thước dây, loại thước thường được những thợ may dùng. Sau đó đặt 1 vòng quanh trán, cách mắt khoảng 4 cm để đo đường kính đầu của bạn và đem đi so sánh với bảng size của nhà sản xuất.
Lưu ý: Mỗi nhà sản suất sẽ có một cách tính size khác nhau, do đó nên kiểm tra cẩn thận trước khi chọn mua và nên đội thử để xem tầm nhìn có phù hợp khi tham gia giao thông hay không, để có sự lụa chọn phù hợp nhất.Xem thêm: Cách chọn size mũ bảo hiểm 3/4 đúng cách, đơn giản nhất
Mũ 1/2 size L Asia MT-118K xám được thiết kế size L, đường kính nón từ 57 - 59cm
Trọng lượng nón bảo hiểm
Trọng lượng mũ được khuyên dùng là 520 g, 540 g, 560 g, 580 g và 600 g. Trọng lượng của mũ càng nhẹ càng tốt, nhất là với các chị em phụ nữ. Bạn không nên chọn loại mũ nặng quá 1 kg sẽ gây mỏi cổ, khó chịu khi tham gia giao thông, ảnh hưởng đến việc lái xe.
Mũ 1/2 size L Asia MT-155 đen mờ có trọng lượng khoảng 550g phù hợp cho các chị em phụ nữ
Thương hiệu và tem trên nón bảo hiểm
Khi mua, bạn nên chọn mua sản phẩm ở nơi uy tín và kiểm tra đầy đủ các thông tin của nhà sản xuất để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Bạn cần phải kiểm tra tem chống hàng giả của Bộ Công an hoặc tem CR trên sản phẩm. Trong đó, tem CR có đầy đủ các thông tin về đơn vị sản xuất, rõ nét và rất khó gỡ ra.
Hiện nay, mũ bảo hiểm trên thị thường có rất nhiều thương hiệu và đạt chuẩn như GIANT, Asia, Delties, Royal, Boss, FORNIX,… bạn có thể tham khảo để chọn mua mũ đạt chuẩn.
Xem thêm: Nên mua mũ bảo hiểm hãng nào? 13 hãng mũ bảo hiểm tốt nhất hiện nayMũ 3/4 size L Royal M139 vàng thuộc thương hiệu Royal (của Việt Nam), trang bị tem CR rõ rằng
Thông tin về sản phẩm
Mũ bảo hiểm chính hãng không những đảm bảo về độ chắc chắn, an toàn mà bạn còn có thể biết được nhanh các thông tin về sản phẩm thông qua các tem nhãn được in trên mũ, gồm có:
- Tên sản phẩm là loại mũ bảo hiểm dành cho đối tượng sử dụng là ai như người đi xe máy, mô tô hay xe đap.
- Kích thước mũ.
- Tên và địa chỉ công ty sản xuất, cá nhân nhập khẩu, phân phối.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Ngày tháng năm sản xuất.
- Các loại tem chống hàng giả như tem CR hay tem của Bộ Công an.
Thông tin sản phẩm được thể hiện trên các tem nhãn của mũ trẻ em 1/2 Chita CT5C(K) trắng đỏ
4Cách đo size nón bảo hiểm đúng chuẩn
Đo size nón bảo hiểm bằng thước
Bước 1:
Quấn quanh đầu bằng thước dây mềm, cách trên lông mày 2 cm. Đi dọc theo vòng đầu, qua phía sau và mang tai cho đến khi trở về điểm tựa ban đầu. Đọc số so trên thước, đó sẽ là số đo chuẩn vòng đầu của bạn.
Vòng đầu trung bình của người bình thường sẽ rơi vào khoảng 52 - 62 cm, tương đương với hệ thống đo kích thước nón bảo hiểm từ size S đến XL.
Bước 2:
So sánh số đo vòng đầu với bảng size mũ bảo hiểm của hãng. Một mẹo lựa chọn mũ bảo hiểm khi số đo vòng đầu của bạn bị lẻ (ví dụ: 59,5 cm), hoặc nằm giữa size M và L thì nên chọn mũ size lớn hơn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi đội, đồng thời mũ cũng đảm bảo tính an toàn cao.
Dùng thước dây để đo số đo vòng đầu khi chọn mũ bảo hiểm vừa kích thước
Đo size nón bảo hiểm khi mua trực tiếp tại cửa hàng
Khi đến mua mũ bảo hiểm tại cửa hàng, bạn có thể kiểm tra kích cỡ của mũ thường được khi trên sản phẩm, hoặc đi kèm theo nhãn, để so sánh với số đo vòng đầu của mình.
Tuy nhiên, đối với một số thương hiệu sử dụng quy chuẩn size theo ký tự chữ cái, tùy hãng sẽ áp dụng quy chuẩn riêng. Ví dụ có hãng đánh dấu mũ kích cỡ 56 - 58 cm là size XL, một hãng khác lại nhận định size XL là mũ kích thước từ 60 - 62 cm.
Do đó, bạn nên tham khảo kỹ về quy chuẩn size nón bảo hiểm của thương hiệu bạn đang định mua. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến của nhân viên để lựa chọn được chiếc mũ phù hợp. Điện máy XANH gợi ý cho bạn một bảng size tiêu chuẩn phổ biến, tùy từng hãng sẽ có sự chênh lệch:
- Size S: 53 cm – 54 cm
- Size M: 55 m – 56 cm
- Size L: 57 cm – 58 cm
- Size XL: 59cm – 60cm
- Size XXL: 61 cm - 62cm
Bạn có thể xem kích thước mũ theo từng hãng phù hợp với kích thước đầu của mình
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nón bảo hiểm đúng kích cỡ thông qua việc đội trực tiếp để cảm nhận.
Bước 1: Đội thử mũ bảo hiểm, cảm nhận sự thoải mái nhất có thể khi đặt để mũ lên đầu. Cần chú trọng cảm giác này vì đây sẽ là phụ kiện bạn đội trên suốt mọi quãng đường di chuyển hằng ngày.
Bước 2: Thử giữ chặt mũ ở 1 hướng, trong khi bạn sẽ xoay đầu về 2 phía trái phải. Nếu bạn có thể dễ dàng xoay đầu thì hãy nên chọn chiếc mũ nhỏ hơn một chút. Mũ bảo hiểm cần phải được giữ cố định trên đầu kể cả khi bạn xoay các hướng. Nếu không sẽ bị coi là quá lỏng, không an toàn.
Bước 3: Thắt chặt quai đeo, sau đó dùng tay nhấc mũ lên tháo ra. Nếu mũ vẫn giữ yên trên đầu thì đây là chiếc mũ đúng kích thước, đảm bảo sẽ bảo vệ phần đầu bạn khi chẳng may ngã xuống đường hay va chạm.
Đội thử mũ bảo hiểm để chọn được mũ có kích thước phù hợp
Xem thêm:
- Hướng dẫn vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách để bảo vệ da đầu
- Hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn, an toàn và phù hợp
- Cách đội mũ bảo hiểm không làm xẹp tóc mái đơn giản và hiệu quả
Bài viết trên đã thông tin đến bạn cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn, vừa size đầu. Mong rằng có thể giúp bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý. Bạn có thể tham khảo các mẫu nón bảo hiểm chính hãng tại Điện máy XANH, đảm bảo chất lượng với mức giá ưu đãi nhé!
Từ khóa » Hình ảnh Mũ Bảo Hiểm Mô Tô
-
Mũ Bảo Hiểm Chạy Xe Mô Tô Kiểu Cổ Điển Có Kích Thước M/ L/ XL
-
Mua Mũ Bảo Hiểm, Mũ Bảo Hiểm 1/2 Đẹp, Giá Tốt
-
NĂM LOẠI MŨ BẢO HIỂM XE MÁY, MOTO PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN ...
-
Top 6 Loại Mũ Bảo Hiểm Moto Phổ Biến - Tin Tức IMotorbike
-
15 Mũ Bảo Hiểm đi Phượt Mô Tô Tốt Nhất An Toàn Thoáng Khí Giá Từ 400k
-
Mũ Bảo Hiểm Chính Hãng, Giá Rẻ, Tiết Kiệm Tối Đa
-
Quy Chuẩn Mới Về Mũ Bảo Hiểm Dành Cho Người đi Mô Tô, Xe Máy
-
Mũ Bảo Hiểm An Trần Của Nước Nào? Có Tốt Không? Có Nên Mua ...
-
Mũ Bảo Hiểm, Nón Bảo Hiểm Mô Tô Xe Máy Chính Hãng
-
Hình ảnh Ngày đầu Tiên Bắt Buộc đội Mũ Bảo Hiểm Khi đi Mô Tô Xe Máy
-
Nếu Hình ảnh Vi Phạm Do Người Khác Cung Cấp Mà Không Phải Do ...
-
Mũ Bảo Hiểm 3/4 Dành Cho Người Mới Bắt đầu đi Phượt
-
Ở Một Nơi Nhiều Người “nói Không” Với Mũ Bảo Hiểm