Các Tiêu Chí Lựa Chọn Switch Tốt Nhất Cho Bàn Phím Cơ

Mình cùng ngược dòng lịch sử một chút. Nói tới phím cơ là nói tới ba thời kỳ với sự phân hóa rõ ràng:

  • Trước những năm 90s: Bàn phím cơ học qua quá trình phát triển và hình thành trước đó đã minh chứng cho khả năng nhập liệu tuyệt vời của mình. Đây là giai đoạn công nghiệp dịch vụ phát triển mạnh ở tất cả các nước, nhu cầu đẩy mạnh khâu điều khiển, sản xuất đã giúp công nghiệp bàn phím cơ bước vào thời kỳ rực rỡ.
  • Trong khoảng từ 1990 đến 2000: Bàn phím màng và sự ra đời của hàng loạt của các dòng laptop tiện dụng đã khiến con người một thời gian gần như quên mất sự hiện diện của các bàn phím cơ cổ điển. Chạy theo những giá trị tức thời và chóng vánh, vai trò “bàn phím là phải cho một cảm giác gõ tốt” của các bàn phím cơ đã phai nhạt đi ít nhiều. Và như “con gà” và “quả trứng”, chính sự thờ ơ của thị trường vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả cho tiến trình làm mới chậm chạp của các hãng bàn phím cơ nổi tiến trong thời kỳ này. Người dùng và bàn phím cơ dường như không còn hào hứng với nhau nữa.
  • Từ 2010 trở lại đây: Như một tất yếu khi tất cả những trải nghiệm nhất thời đã qua đi, con người ta luôn tìm về với những gì đơn thuần, cốt lõi và chân phương nhất. Đây chính là lúc những chiếc bàn phím cơ quay về và lợi hại hơn xưa. Thị trường thức tỉnh, nhà sản xuất choàng dậy sau cơn ngủ dài. Mọi thứ quay về đúng quỹ đạo vốn có. Đã gõ là phải gõ với những chiếc bàn phím cơ chuẩn mực. Và thậm chí chuyện lại còn sôi động hơn bao giờ hết. Với hàng loạt tên tuổi mới ra đời, hình dạng, chất liệu, màu sắc, đèn, không đèn, đa tính năng, đơn tính năng, bàn phím cơ trở nên đa dạng và “ngầu” hơn bao giờ hết.

Mọi người đều nhận thức hết sức rõ ràng rằng: bàn phím tốt trước tiên phải gõ tốt, gõ chính xác, nhanh và bảo vệ sức khỏe. Và tất nhiên những điều đó không thứ nào làm tốt hơn một chiếc bàn phím cơ chuẩn mực.

Và đó cũng chính là thời kỳ chúng ta đang sống.

Amazon.co.jp: FILCO: Majestouch 2SS Edition 一覧

Bàn phím cơ đã quay lại, cục diện đã thay đổi, nhưng switch vẫn là linh hồn

Khác hẳn với các bàn phím thường (hay còn gọi là bàn phím màng) có một thời làm mưa làm gió. Bàn phím cơ tất nhiên sẽ dùng các switch cơ học bên dưới phím để vận hành và tạo ra nhiều đặc tính thú vị khác nhau.

Cấu tạo và cơ chế vận hành của các switch cơ hoc tạo nên sự va chạm kim loại trong thành phần, dẫn đến khi gõ phím, xúc giác xuất hiện và làm nên cảm giác “đã tay” mà mọi người thường hay nói.

Bản thân các phím cũng không cần phải đi hết chiều cao của mình thì mới nhận ra ký tự như ở các bàn phím màng. Mỗi loại switch cơ học sẽ có chỉ số Toàn hành trình và Điểm truyền động khác nhau. Chính điểm truyền động nằm đâu đó trên hành trình phím đã giúp giảm thiểu lực tác động cần có từ tay lên phím khi thao tác. Đó chính là lý do người dùng bàn phím cơ ít bị tình trạng mỏi tay hơn người dùng bàn phím thường.

Các switch cơ học nhờ cấu tạo từng thành phần đặc biệt, nối kết với nhau bằng cơ chế cơ học cho nên tuổi thọ của switch và cũng là của bàn phím cơ thường cao (thường là từ 50 triệu lần bấm trở lên, so với bàn phím màng là từ 2-5 triệu lần bấm).

Realforce for Mac : MechanicalKeyboards

Cho nên, bàn phím cơ ngày này đã đạt tới thời kỳ huy hoàng, dù có nhiều biến thể, tính năng, hình dạng ra sao thì cốt lõi và linh hồn của chúng vẫn là các switch cơ nằm bên dưới từng phím.

Vậy thì để chọn switch tốt cho bàn phím cơ phù hợp, ta cần lưu ý tới các khía cạnh nào?

1/ Đầu tiên bạn cần tìm hiểu qua một chút về cấu tạo cơ chế hoạt động loại switch định chọn

Vì cấu tạo và cách thức hoạt động của switch sẽ quyết định cách nó mang lại cảm giác gõ cho bàn phím.

Ví dụ như switch Cherry, là tượng đài của switch cơ học chuẩn mực thì dù cho thuộc bất kỳ dòng switch nào, cấu tạo chung và cách hoạt động vẫn giống nhau.

CHERRY MX BROWN - Ideal Keyswitches for precise typing.

Cấu tạo chung của các switch Cherry gồm 5 phần cơ bản sau:

  • Top Housing (Thân trên): kết hợp với thân dưới (housing base) tạo thành bộ khung cho toàn bộ switch, định hướng cho nắp trượt khi nhấn xuống.
  • Switching Slide / Stem (Khối trượt):kết nối giữa nắp phím (key cap) ở trên và lò xo ở dưới. Đây cũng là bộ phận quyêt định đến độ phản hồi (tactile) và âm thanh của toàn bộ switch.
  • Crosspoint contact (Chân tiếp xúc chéo) là trái tim của mọi switch Cherry MX. Khi phím được nhấn, phần stem trượt di chuyển sẽ khiến 2 lưỡi này tiếp xúc với nhau, mạch được đóng ghi nhận phím bấm thành công.
  • Coil Spring (Lò xo đàn hồi) là một chiếc lò xo tạo nên sức nặng lên ngón tay khi gõ phím va giúp trả lại switch về vị trí cũ khi nhả phím.
  • Housing Base (Thân dưới) là phần bao bọc còn lại của switch.

Cơ chế hoạt động chung của các switch Cherry là: khi phím được bấm, stem được nhận xuống tạo áp lực lên lò xo, kích hoạt tiếp xúc của phần chân tiếp xúc (actuation point) và được máy tính ghi nhận.

Trong tổng quan chung đó, chỉ cần thay đổi một chút trên lò xo, trên stem và cách va chạm của các lá kim loại thì tự động sẽ cho ra những dòng switch khác nhau. Có thể kể ra 3 cái tên điển hình của switch Cherry kinh điển:

Cherry MX Blue – Clicky 

Là switch clicky được mệnh danh là “ai muốn chơi phím cơ thì phải dùng switch Blue đầu tiên”. Blue mang lại cảm giác cơ học, độ khấc mạnh mẽ và xúc giác đã nhất. Blue còn thỏa mãn phần âm thanh của các con nghiện phím cơ với tiếng “click clack” giòn giã đặc trưng.

Blue-switch

Cảm giác nhấn trên BLUE switch Tactile (có khấc)
Âm thanh Clicky (tiếng click)
Lực nhấn 50g
Độ bền Lên đến 50 triệu lần nhấn
Hành trình phím 4mm
Điểm nhận phím 2mm (nửa hành trình)
Mạ vàng tiếp điểm

Cherry MX Brown – Tacticle

Là loại switch trung gian giữa Red (linear) và Blue (clicky). Khi ấn phím switch Brown, không có tiếng click clack lớn như Blue, cảm giác bấm khá mượt tương tự Red nhưng lại có độ khấc (soft tactile) ở giữa hành trình.

Brown-switch

Cảm giác nhấn Tactile (có khấc)
Âm thanh Non-Clicky (không có tiếng click)
Lực nhấn 45g
Độ bền Lên đến 100 triệu lần nhấn
Hành trình phím 4mm
Điểm nhận phím 2mm (nửa hành trình)
Mạ vàng tiếp điể

Cherry MX Red – Linear

Là loại switch Linear, được xem là cho ít cảm giác cơ học so với Blue và Brown, không tiếng ồn nhưng đổi lại chuyển động tuyến tính mềm mại và trơn mượt nên bấm phím nhanh, lực bấm nhỏ và cảm giác không có gì cản trở mình.

Red-switch

Cảm giác nhấn Linear (không có khấc)
Âm thanh Non-Clicky (không có tiếng click)
Lực nhấn 45g
Độ bền Lên đến 100 triệu lần nhấn
Hành trình phím 4mm
Điểm nhận phím 2mm (nửa hành trình)
Mạ vàng tiếp điểm

Và tất nhiên như mình có nói lúc nãy, ngoài 3 dòng MX căn bản này thì Cherry còn rất nhiều loại khác nữa như Black (không phải tacticle cũng không phải clicky, cho lực bấm nặng 60g dùng cho các việc nhập liệu quan trọng), Cherry Speed Silver (tổng hành trình chỉ có 3.4mm và điểm nhận phím là 1.2mm nên sẽ cho tốc độ gõ nhanh nhất), Cherry Clear (tacticle như Brown nhưng yêu cầu lực bấm nhiều hơn), Cherry Green (là phiên bản Blue nặng tay)…

Tóm lại là dù có thể không thuộc mảng tạo nhiều hứng thú nhưng trước khi chọn switch bàn phím cơ, bạn cũng nên nghía qua một chút về cấu tạo và các thông số quan trọng của nó.

2/ Tiếp theo, cũng là thứ quan trọng nhất cần trải nghiệm trên tay mới cảm nhận được: Cảm giác gõ trên từng switch

Mình lấy một ví dụ về loại switch cho các bàn phím custom vừa mới có tại Việt Nam: switch Glorious Panda. Đây là switch thuộc dòng switch Tacticle, được đánh giá là cho độ nẩy tốt, chắc chắn và khá mạnh mẽ. Khi nhấn phím, có cảm giác như vượt qua một ‘cái khấc’ to khi bắt đầu nhấn xuống, và nhanh chóng nảy lại vị trí cũ trong hành trình đi lên.

Glorious Panda Switch Quick Review: Great Tactile Switch (For Enthusiasts)

Cụ thể:

  • Hầu như không có pre-travel
  • Cảm giác tacticle có liền ngay khi bấm phím
  • Cảm giác bump đanh gọn, sắc nét
  • Độ khấc vừa phải và đơn thuần
  • Tacticle cảm nhận khá rõ cả khi bấm xuống và nẩy lên
  • Độ phản hồi nhanh và cho kết quả gõ khá chính xác kể cả khi bấm phím nhanh.

Mấy cái này ghi thì ghi vậy, review thì nghe vậy, nhưng chỉ khi thật sự trải nghiệm cầm phím trên tay, bạn mới hiểu được hết cái gọi là “cảm giác gõ” của một loại switch nào đó. Cho nên sau khi xem thông số kỹ thuật rồi thì tiếp theo mình thật lòng khuyên bạn nên nhín chút thời gian phi ra cửa hàng để gõ tận tay thì mới biết đâu là loại switch hợp với mình.

3/ Yếu tố thứ ba cần xem xét chính là Âm thanh khi gõ phím

Lại lấy một ví dụ khác. Là switch Topre, con switch yêu thích vô cùng tận của mình. Nếu như Cherry Blue ồn ào phá đám bao nhiêu thì switch điện dung Topre lại im thinh thít bấy nhiêu. Cũng nhờ có cấu tạo và cơ chế hoạt động khác người nên em này có nhiều đặc tính không giống ai, điển hình là âm thanh khi gõ phím.

Switch topre là gì? | Phong Cách Xanh

Switch Topre phát ra âm thanh “xực xực” dứt khoát NHƯNG TIẾNG TRẦM SÂU LẮNG, khi nhấn hết hành trình phím cũng khi phím nảy về vị trí ban đầu. Đi kèm là cảm giác g siêu nhẹ và mềm mượt tới mức được ví như nhung như tơ.

Âm thanh của mỗi switch và độ “chấp nhận” của bạn cũng chỉ có thể xác định được khi trực tiếp gõ thử phím. Lưu ý: anh em khi thử switch cần gõ nhiều, gõ nhanh và trong phòng hạn chế tiếng ồn thì mới nghe được âm thanh chính xác của nó. Với lại cũng tránh được tình trạng ở cửa hàng nghe êm êm tai về nhà nghe như bửa củi ai cũng phàn nàn thì khổ lắm.

4/ Tiếp theo là độ tùy biến hay còn gọi là khả năng tương thích của từng loại switch

Có thể nói trên thị trường phím cơ hiện nay switch được chia thành 2 nhóm chính: Cherry và non-Cherry. Đơn giản nhỉ? Và nếu nhìn kỹ hơn trong nhóm non-Cherry thì ta sẽ có các phân nhóm chi tiết hơn như sau:

  • Switch cơ học Cherry
  • Cloned-Cherry
  • Điện dung (Topre)
  • Switch quang học (như Opto-Razer)
  • Và một số loại switch là lạ khác của các hãng bàn phím cơ tự phát triển (như Glorious Panda của Glorious, Romer-G của Logitech, switch Razer của Razer tự làm, switch Akko cũng do Akko tự làm, buckling-spring switch của IBM trước kia và giờ là Unicomp)

Close up of Logitech G512 Carbon

Và không phải tất cả chúng đều tương thích hay thay thế cho nhau được. Nếu bạn xác định mua bàn phím cơ để làm việc, không táy máy thì mình khuyên nên dùng bàn phím dùng switch Cherry hoặc Topre. Chúng cho cảm giác gõ đa dạng và thuần khiết. Còn nếu mua bàn phím cơ để vọc, để chơi hay thay, độ này nọ thì cũng nên cân nhắc kỹ yếu tố tương thích. Vì chắc chắn switch quang học không thể gắn vô các bàn phím đang dùng switch cơ Cherry được, và bàn phím Realforce hay HKKB đang dùng switch Topre thì chắc chắn chỉ có thể dùng với mỗi mình Topre, không có bất cứ thay thế nào khác.

5/ Các yếu tố bên lề của switch

Ngoài 4 món chính mình vừa kể, thì còn có một số “món tráng miệng” của switch mà bạn cũng cần xem xét với các nhu cầu thực tế như:

  • Loại mount đang dùng của switch (để xem có tương thích với PCB đang có trên bàn phím của bạn không, cái này thường mấy anh chơi custom keyboard mới quan tâm)
  • Cảm giác gõ cũng bị ảnh hưởng bởi case, plate và keycap cho nên khi chọn mua bàn phím cơ, cùng loại switch nhưng chỉ cần một trong các yếu tố này khác đi thì cảm giác gõ cũng khác nhau ít nhiều.
  • LED hay không LED cũng là một vấn đề: có loại switch gắn được với LED, có loại lại không. Nếu chơi phím custom anh em cũng nên cân nhắc yếu tố này.

Chúc mọi người chọn được loại switch ưng ý và có những trải nghiệm thú vị với từng chiếc bàn phím cơ của mình.

Từ khóa » Các Loại Switch Tốt Nhất