Các Tiêu Chuẩn Nước Thải Công Nghiệp

Các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được ban hành theo QCVN về nước thải công nghiệp. Trong đó,Quy chuẩn nước thải công nghiệp ( QCVN 40: 2011/BTNMT ) về nước thải công nghiệp loại B thay thế TCVN 5945:2005 . QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12.

  • Bộ Chuyển Đổi Z109REG-BP | -20V…+20V -20mA…+20mA
  • Bộ hiển thị 4-20mA 0-10V
  • Cảm Biến Chất Lỏng – Phát Hiện – Đo Mức
  • Cảm biến mực nước không tiếp xúc CPS-24
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu PT100 sang 0-10V
quy trình xử lý nước thải
Công nghệ xử lý nước thải hiện đại

Tóm Tắt Nội Dung

Toggle
  • Tìm hiểu về nước thải công nghiệp
    • Nước thải công nghiệp là gì ?
    • Vì sao xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc
  • Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
    • Nước thải công nghiệp loại A
    • Nước thải công nghiệp loại B
    • Mức ô nhiễm tối đa cho phép xả thải ra môi trường
  • Quy trình xử lý nước thải
    • Sơ đồ xử lý nước thải
    • Tầm quan trọng của cảm biến đo mức nước thải
  • Các loại cảm biến đo mức nước thải bạn nên biết
    • Cảm biến Siêu Âm đo mức nước thải
    • Cảm biến Radar đo mức nước thải
    • Cảm biến Thuỷ Tĩnh đo mức nước thải
  • Nên dùng cảm biến loại nào đo cho nước thải
    • Nước thải đã xử lý hay chưa ?
    • Loại cảm biến đo nước thải
    • Kinh phí cho mua cảm biến đo mức
    • Chọn thương hiệu cảm biến đo mức tin cậy
    • Thời gian giao hàng nhanh không ?

Tìm hiểu về nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì ?

Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc các khu xử lý nước thải tập trung. Nguồn tiếp nhận nước thải là các hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, sông, suối, khe , rạch, mương, hồ, ao, đầm và kế cả vùng nước biển. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A loại B được mô tả chi tiết trong bài viết này.

Vì sao xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc

Các ngành công nghiệp đặc thù như dệt may , giấy , bột giấy , hoá chất , nhà máy thép , xi mạ … nước thải có độ PH trung bình từ 9-11, chỉ số oxy sinh hoá BOD , chỉ số hoá học COD lần lượt lên tới 700mg/1  và 2500mg/1 , cũng như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Lượng nước thải chứa Xyanua vượt 84 lần , H2S vượt gấp 4.2 lần, NH3+ vượt 84 lần gây nên mức độ ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng tác động nặng nề tới môi trường nếu như được xả trực tiếp ra môi trường.

Xử lý nước thải đang là vấn đề chung của toàn xã hội, cũng như của các ngành công nghiệp nói riêng. Hiện nay các cơ quan tài nguyen6 môi trường đang thực hiện gắt gao các phương án nhằm ngăn chặn tối đa các chất thải do sản xuất gây ra.

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Theo quy định các cơ sở sản xuất phải tuân theo tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp về các chỉ số ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường hoặc nguồn tiếp nhận khác. Điều này không chỉ là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn bảo vệ môi trường.

Theo quy định về xử lý nước thải công nghiệp tại Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT thì tất cả các ngành công nghiệp nói chung khi có hoạt động xả thải đều phải đảm bảo thực hiện tốt hai yêu cầu sau đây:

  • Một là: xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải chuyên nghiệp.
  • Hai là: kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải khi xả thải.

Nước thải công nghiệp loại A

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A: là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào nguồn nước ĐƯỢC DÙNG cho mục đích cấp mước sinh hoạt. 

Nước thải công nghiệp loại B

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B: là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào các nguồn nước KHÔNG DÙNG cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Mức ô nhiễm tối đa cho phép xả thải ra môi trường

quy trình xử lý nước thải hiện đại
Quy trình xử lý nước thải hiện đại

Nước thải ô nhiễm trước khi được xả ra môi trường cần phải xử lý theo tiêu chuẩn và đạt các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước. Cách tính thông số của ô nhiễm nước thải công nghiệp như sau :

Cmax = C x Kq x Kf

  • Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
  • C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 ;
  • Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
  • Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
  • Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bản

Giá trị C quy định thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp được quy định tại bảng tra sau đây :

bảng tra mức ô nhiễm của nước thải công nghiệp loại B & loại A
Bảng tra mức ô nhiễm của nước thải công nghiệp loại B & loại A

Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy khi đánh giá, kiểm định về chất lượng nước thải công nghiệp loại A và loại  B, các yếu tố như: Ph, BOD5,COD, Asen, các kim loại nặng ( đồng, kẽm, thỷ ngân, sắt..) đều phải được phân tích, xác định rõ ràng. Các phương pháp được áp dụng trong quá trình phân tích bao gồm:xác định ph, xác định nhiệt độ, kiểm tra và xác định màu sắc, phương pháp pha loãng và phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng, phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa,…

Quy trình xử lý nước thải

Đối với các ngành công nghiệp sản xuất hoá chất thì nước thải của quá trình sản xuất cực kỳ độc hại. Bơi vậy quy trình xử lý nước thải phải cực kỳ đặc biệt, ngoài việc xem xét các chỉ tiêu : nhiệt độ , PH , độ đục , SS, BOD , COD , HCL chúng ta cần xem xét các chỉ tiêu khác như : tổng N, tổng P , dầu mỡ , coliforms bởi nước thải này sẽ nhập chung với nước thải sinh hoạt.

Sơ đồ xử lý nước thải

Nước thải được thu gôm từ các đường ống trong nhà máy gồm : nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được đưa đến bể lắng cát để tránh tổn hại đến các thiết bị phía sau và đảm bảo quá trình xứ lý hiệu quả. Nước sau khi qua bể lắng cát tự chảy sang bể điều hoà, tại bể điều hoà có trang bị hệ thống sục khí có tác dụng làm thoáng và điều tiết lưu lượng đảm bảo cho công trình xử lý hoạt động hiệu quả và không bị quá tải.

sơ đồ xử lý nước thải
Sơ đồ hướng dẩn cách xử lý nước thải

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang bể trộn đứng, tại đây hóa chất keo tụ là phèn nhôm hay polymel được cho vào để tạo kết tủa, đi kèm với việc thổi khí nén tăng cường sự xáo trộn. Nước sau khi từ bể trộn sẽ tự chảy sang bể keo tụ – bể phản ứng cơ khí, ở đây có sự xáo trộn nhẹ do các cánh khuấy của tuabin tăng cường sự tạo bông cặn, từ bể phản ứng cơ khí nước sẽ được dẫn bằng ống sang bể lắng 1. Chiều dài ống dẫn không được quá dài sẽ để không vỡ các bông cặn được hình thành.

Tầm quan trọng của cảm biến đo mức nước thải

Quá trình thu gom và xử lý nước thải cần một lượng lớn thiết bị đo mức nước thải. Các loại cảm biến đo mức nước thải phải đảm bảo không bị hư hỏng trong quá trình đo bởi nước thải chưa được xử lý có khả năng ăn mòn làm hư hỏng thiết bị.

cảm biến đo mức nước thải bằng sóng siêu âm
Cảm biến siêu âm đem tới giải pháp đo mức nước thải chính xác cao

Cảm biến đo mức nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát mức nước thải bơm vào & xả ra giữa các hồ chứa. Các hồ xử lý chứa một lượng lớn hoá chất để biến nước thải thành nước đạt tiêu chuẩn loại B hoặc loại A. Nhờ những cảm biến đo mức nước thải này mà chúng ta biết được mức nước thải bao nhiêu mét & lượng hoá chất cần thiết đổ vào hồ để xử lý.

Một trong những thiết bị quan trọng nhất giúp tiết kiệm chi phí lại là các thiết bị đo mức nước thải & đo mức bồn chứa hoá chất. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu loại cảm biến đo mức nước thải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Các loại cảm biến đo mức nước thải bạn nên biết

Ngành cảm biến đo mức phát triển mạnh mẽ trong một thập kỹ qua giúp con người giải quyết các tác vụ đo thủ công bởi con người. Với sự phát triển của công nghệ các cảm biến đo mức ngày nay gần như đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết về đo mức nước thải. Chúng ra cùng xem các phương pháp đo mức nước thải đang được sử dụng thực tế tại các nhà máy xử lý nước thải.

Cảm biến Siêu Âm đo mức nước thải

Siêu âm là một trong những cảm biến đo mức nước thải không tiếp xúc được sử dụng nhiều nhất trong giám sát mức nước thải trong các bể chứa nước thải chưa xử lý & sau khi xử lý cũng như các bồn chứa hoá chất. Đây là một giải pháp tối ưu cho đo mức nước thải với chi phí hợp lý & độ bền cao.

cảm biến siêu âm đo mức nước thải chưa xử lý
Nước thải chưa xử lý sử dụng cảm biến siêu ậm ULM-70N | Dinel – Czech

Ưu điểm cảm biến siêu âm

  • Đo không tiếp xúc nên không bị hư hại do tiếp xúc với nước thải
  • Độ chính xác cao khi được lắp đặt đúng kỹ thuật
  • Thời gian đáp ứng nhanh
  • Giá thành hợp lý cho đo mức nước thải
  • Có nhiều loại để lựa chọn : cảm biến siêu âm có hiển thị và không hiển thị
  • Sai số 0.15% phù hợp cho ứng dụng đo mức nước thải

Nhược điểm của cảm biến siêu âm

  • Cần phải cài đặt nếu thang đo của cảm biến nếu thang đo lớn hơn khoảng cách đo thực tế
  • Cần tuân thủ cách lắp đặt của cảm biến siêu âm để có kết quả đo chính xác nhất
  • Cảm biến siêu âm có điểm chết cần phải lưu ý trong quá trình lắp đặt
  • Giá thành hợp lý nhất trong các phương pháp đo cho nước thải
  • Dể bị giao động bởi mặt nước gợn sóng nên cần tìm vị trí lắp phù hợp

Cảm biến Radar đo mức nước thải

Radar là một trong những cảm biến có độ chính xác cao nhất với hai loại : radar tiếp xúc và radar không tiếp xúc. Về nguyên lý đo cảm biến đo mức radar tương tự như cảm biến đo mức siêu âm nhưng với tần số cao hơn nên tốc độ đo nhanh hơn và chính xác hơn.

cảm biến radar đo mức nước thải
Nước thải chưa xử lý dùng cảm biến Radar GRLM-70N

Ưu điểm cảm biến Radar

  • Độ chính xác cao nhất trong các phương pháp đo
  • Thời gian đáp ứng nhanh nhất
  • Sai số +/-2mm

Nhược điểm cảm biến Radar

  • Giá thành cao gấp 2-3 lần cảm biến siêu âm
  • Cài đặt phức tạp do có nhiều chức năng góp phần cho cảm biến chính các cao

Cảm biến Thuỷ Tĩnh đo mức nước thải

Một trong những phương pháp đo được dùng khá phổ biến trong đo mức nước thải là cảm biến đo mức dạng thả chìm hay còn gọi là cảm biến áp suất thuỷ tĩnh. Cách đo đơn giản chỉ cần thả cảm biến xuống đáy hồ chứa nước thải, mức nước thay đổi so với vị trí của đầu càm biến.

cảm biến đo mức thuỷ tĩnh
Sử dụng cảm biến áp suất thả chìm để đo mức nước thải đã xử lý

Ưu điểm của cảm biến thả chìm

  • Giá thành tốt hơn so với các loại cảm biến đo mức khác
  • Độ sâu lớn không ảnh hưởng nhiều tới giá
  • Dùng được trong nước thải đã xử lý cấp B hoặc A

Nhược điểm cảm biến đo mức thuỷ tĩnh

  • Sai số cao hơn so với cảm biến siêu âm
  • Không cài đặt được thang đo
  • Nước thải chưa xử lý dể gây hư hỏng cảm biến sau một thời gian sử dụng
  • Không có hiển thị trên cảm biến

Nên dùng cảm biến loại nào đo cho nước thải

Để chọn được loại cảm biến đo cho từng khu vực chứa nước thải phụ thuộc rất nhiều vào kinh phí cho dự án. Sau đó, mới chọn tới thương hiệu tin cậy. Để chọn cảm biến đo mức nước thải chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau .

các loại cảm biến đo mức nước thải
Các loại cảm biến đo mức nước thải phổ biến nhất

Nước thải đã xử lý hay chưa ?

Nước thải chưa xử lý và nước thải đã xử lý khác xa nhau về mức độ gây ô nhiễm. Đối với nước thải đã xử lý chúng ta có thể chọn cảm biến siêu âm , cảm biến áp suất thả chìm để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết.

Còn đối với nước thải chưa xử lý thì rất độc hại với nhiều loại hoá chất khác nhau. Các loại cảm biến tiếp xúc trực tiếp với nước thải chưa xử lý mang nhiều rủi ro hư hỏng sau thời gian sử dụng. Việc chọn cảm biến không tiếp xúc như : siêu âm , Radar là những lựa chọn tối ưu nhất.

Loại cảm biến đo nước thải

Để đo mức nước thải có nhiều loại cảm biến trong đó :

  • Cảm biến siêu âm ULM-53N
  • Cảm biến siêu âm ULM-70N
  • Đo mức bằng Radar GRLM-70N
  • Cảm biến đo mức bằng thuỷ tĩnh HLM-25C

Kinh phí cho mua cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức Radar tất nhiên là loại cảm biến đo chính xác nhất với thời gian đáp ứng nhanh nhưng giá thành lại là rào cản lớn nhất của cảm biến Radar. Thiết bị đo mức dù có là loại tốt nhất , độ chính xác cao nhất nhưng kinh phí cho việc mua cảm biến đo mức lại thấp hơn thì không thể nào mua được.

Lúc này, sử dụng cảm biến siêu âm hay cảm biến áp suất thuỷ tĩnh để đo mức nước thải lại là sự lựa chọn tối ưu.

Chọn thương hiệu cảm biến đo mức tin cậy

Có rất nhiều dự án chủ đầu tư chọn thương hiệu cảm biến đo mức trước khi chọn nhà thầu bởi họ tin tưởng vào thương hiệu đó. Các thương hiệu lớn như : Rosemount Emersion , Endress Hauser , Krohne , Vega , Dinel đã được khẳng định trong thị trường đo mức.

Việc chọn thương hiệu nào phụ thuộc khá nhiều vào dự toán kinh phí & thích sử dụng thương hiệu này bởi các hãng lớn chuyên về đo mức thường có tiêu chuẩn gần như tương đồng nhau.

Thời gian giao hàng nhanh không ?

Đối với các nhà cung cấp chuyên nghiệp thường có sẵn các loại cảm biến đo mức để đáp ứng nhu cầu cấp bách của nhà máy. Ngoài ra , trong trường hợp cần đặt hàng thì thời gian giao hàng đóng vai trò quyết định trong việc chọn thương hiệu nào. Tôi giả sử hãng Dinel – Czech có thời gian giao hàng 2-3 tuần lại mà một sự lựa chọn cho các nhà thầu. Trong khi đó các hãng khác có thời gian giao hàng từ 4-8 tuần là nhanh nhất.

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Mobi : 0937 27 55 66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xả Thải