Các Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bãi Đỗ Xe Tầng Hầm Mà Bạn Nên Biết

Trong xây dựng các công trình khu dân cư, khu đô thị, cơ quan,…. thì việc thiết kế một tầng hầm là nơi để xe rất phù hợp. Nhưng không phải muốn xây bãi giữ xe thế nào cũng được mà nó cần phải có một tiêu chuẩn nhất định. Vậy tiêu chuẩn thiết kế bãi đỗ xe tầng hầm thế nào. Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Mục lục bài viết

  • 1 Tiêu chuẩn về chiều cao trong thiết kế bãi giữ xe
    • 1.1 Ram dốc là gì?
    • 1.2 Vì sao cần phải xây dựng bãi giữ xe dưới tầng hầm?
    • 1.3 Tiêu chuẩn chiều cao khi thiết kế tầng hầm
  • 2 Tiêu chuẩn về thiết kế độ dốc cho tầng hầm giữ xe
    • 2.1 Tiêu chuẩn về kích thước chỗ để của từng loại xe
  • 3 Tiêu chuẩn về chiều rộng khi thiết kế đường dốc tầng hầm
  • 4 Tiêu chuẩn về kích thước chỗ đỗ xe trong tầng hầm
  • 5 Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư
  • 6 Những lưu ý khi thiết kế đường dốc tầng hầm
    • 6.1 Tiêu chuẩn về thiết kế đỗ giữ xe tầng hầm

Tiêu chuẩn về chiều cao trong thiết kế bãi giữ xe

Ram dốc là gì?

Có một khái niệm của tầng hầm mà mọi người phải biết đó là ram dốc. Thuật ngữ này được sử dụng khá nhiều, ram dốc có nghĩa là lối lên xuống các hầm của các căn hộ, chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại,… ram dốc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lưu thông và hiệu quả sử dụng tầng hầm.

Vì sao cần phải xây dựng bãi giữ xe dưới tầng hầm?

Có phải bạn đang thắc mắc vì sao không xây dựng bãi giữ xe ở trên mà ở dưới tầng hầm không? Thật ra, với những nơi không tấp nập, nhộn nhịp, và có diện tích đất xây dựng rộng rãi thì điều này dường như không cần thiết. Tuy nhiên, đối với những thành phố lớn, không có nhiều diện tích đất xây dựng. Cùng với đó chính là vào giờ cao điểm sẽ xảy ra tình trạng kẹt xe, gây cảm giác khó chịu cho mọi người.

Với nhu cầu sử dụng các phương tiện di chuyển ngày càng nhiều của người dân. Thì cần phải có nhiều bãi đỗ xe, nhưng quỹ đất ngày càng thiếu nên việc xây dựng một bãi đỗ xe trên mặt đất là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.

Chính vì vậy mới có sự xuất hiện của các tầng hầm để xe ở trong các chung cư cao tầng để tạo thêm không gian để xe cho người dân. Góp phần tạo nên sự thông thoáng cho những con đường.

Khi thiết kế bãi đỗ xe dưới hầm sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đem lại thẩm mỹ cho đô thị. Và đây sẽ là một trong những thiết kế không thể nào thiếu trong việc xây dựng các công trình hiện nay.

bãi xe máy cũ

Vậy, việc xây dựng một tầng hầm giữ xe cũng là một giải pháp khá hữu hiệu. Nó góp một phần lớn giúp cho các tuyến đường trong khu dân cư di chuyển dễ dàng hơn, thông thoáng hơn.

Đồng thời, các phương tiện sẽ để đúng nơi, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Tiêu chuẩn chiều cao khi thiết kế tầng hầm

Dựa vào từng công trình, từng kết cấu mà bãi giữ xe tầng hầm sẽ có một chiều cao thích hợp. Tuy nhiên, khi thiết kế cũng cần phải tuân thủ các tiêu chí về chiều cao do pháp luật quy định.

Đối với các quy định về tiêu chuẩn thiết kế chiều cao tầng hầm như sau:

  • Đối với công trình là nhà ở thương mại: 100m2 diện tích sử dụng căn hộ thì phải có tối thiểu 20m2 xây dựng làm chỗ đỗ xe
  • Đối với nhà ở xã hội: Cứ 100m2 diện tích căn hộ thì tối thiểu cần phải bố trí 12m2 để làm chỗ giữ xe.

Để chắc chắn độ phù hợp với chiều cao của xe. Tầng hầm giữ xe của nhà xe phải có chiều cao tối thiểu là 2.2m. Đồng thời, phải có ít nhất là 2 lối xe đi ra vào và lối xe phải được thông với đường chính chứ không phải thông với hành lang.

tầng hầm để xe eparking

Tiêu chuẩn về thiết kế độ dốc cho tầng hầm giữ xe

Với những áp lực vì sự gia tăng số lượng của các phương tiện di chuyển hiện nay. Cũng như những khó khăn về sự đắt đỏ và khan hiếm của đất đai trong việc xây dựng một bãi đỗ xe trên mặt đất. Do đó, việc xây dựng một tầng hầm để làm bãi đỗ xe chính là giải pháp được coi trọng. Nhưng để thiết kế một bãi đỗ xe dưới tầng hầm thì cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn.

Thiết kế độ dốc cho tầng hầm bãi giữ xe cũng là một việc rất quan trọng. Theo quy định thì độ dốc lối vào của tầng hầm bãi giữ xe không được lớn hơn 15% so với chiều sâu của bãi giữ xe.

Do bãi đỗ xe được thiết kế ở dưới tầng hầm của công trình nên cần phải được thiết kế có độ dốc để đi xuống dưới hầm. Độ dốc cũng cần phải được thiết kế chính xác và phù hợp với thiết kế tầng hầm để đảm bảo việc di chuyển xuống dưới an toàn cho người di chuyển phương tiện. Tiêu chuẩn về việc thiết kế đường dốc của tầng hầm bãi giữ xe được quy định tại công văn 94A/BXD-KHCN vào ngày 6/3/2017 của Bộ xây dựng. Chính là độ dốc của tầng hầm giữ xe không được lớn hơn 15% so với chiều sâu của bãi.

  • Chiều cao của tầng hầm phải đạt tối thiểu là 2.2m
  • Độ dốc tối thiểu khi đi xuống tầng hầm phải là 13%
  • Đường dốc thẳng và đường dốc cong của tầng hầm là 17%
  • Lối ra của bãi giữ xe tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà. Mà lối ra phải được thông ra ngoài đường chính
  • Số lượng về lối ra không được ít hơn 2 và kích cỡ phải đạt 0.9m x 1.2m

Tiêu chuẩn về kích thước chỗ để của từng loại xe

Các tòa nhà cao tầng luôn là nơi tập trung một số lượng người rất lớn sinh sống và làm việc. Do đó, việc bố trí chỗ đỗ xe tại các tòa nhà này phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của những người ở đây. Và tùy thuộc vào từng loại xe mà diện tích của nó được quy định sau đây:

  • Đối với chỗ để xe dành cho ô tô: tính trung bình thì từ 4 đến 6 hộ gia đình sẽ có 1 chỗ để xe ô tô. Và diện tích tiêu chuẩn cho mỗi vị trí đỗ xe ô tô là 25m2/ 1 chiếc xe
  • Đối với xe máy thì cứ một hộ thì sẽ có 2 chiếc xe máy và tiêu chuẩn cho diện tích đỗ xe là 2,5m2 cho một chiếc xe.
  • Còn chỗ để xe đạp là cứ một hộ sẽ có một chiếc xe đạp và diện tích tiêu chuẩn cho một vị trí là 0.9m2 cho xe.

Tiêu chuẩn về chiều rộng khi thiết kế đường dốc tầng hầm

Trong tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm, chiều rộng của đường dốc tầng hầm cũng được quy định rõ ràng. Kích thước chiều rộng ram dốc của tầng hầm phải đạt tối thiểu là 3.5m.

Ngoài kích thước chiều rộng thì ram dốc tầng hầm phải cách lộ giới tối thiểu là 3m nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho che đi từ tầng hầm lên trên mặt đường và đồng thời phải cách một đoạn đệm dừng nhằm đảm bảo gia tăng tầm quan sát với các phương tiện giao thông cũng như những người tham gia giao thông khác ở trên đoạn đường tiếp giáp với tầng hầm.

Tiêu chuẩn về kích thước chỗ đỗ xe trong tầng hầm

Khi xây dựng bãi giữ xe tầng hầm thì cần phải thiết kế vị trí từng chỗ đỗ xe. Cho dù bãi giữ xe được đặt ở bên ngoài tòa nhà hay ở bên trong tòa nhà thì cũng phải tính toán diện tích cho một chỗ đỗ xe.

  • Đối với chỗ đỗ xe ô tô: Diện tích cho một chỗ đỗ xe tối thiểu phải được 25m2/xe. Nếu xây dựng tầng hầm cho chung cư thì sẽ tính 1 chỗ đỗ xe dành cho 4 đến 6 hộ.
  • Đối với vị trí đỗ xe máy, xe moto: Nếu chung cư thì cứ tính 2 xe máy cho 1 hộ và dựa vào tiêu chí diện tích chính là 2.5m2 đến 3.0m2 cho một vị trí đỗ xe
  • Còn đối với xe đạp thì sẽ có diện tích là 0.9m2/xe dành cho một hộ.

Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư

Tất cả các bãi đậu xe đều có những tiêu chuẩn riêng, các tiêu chuẩn này nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho những người tham gia giao thông và bảo đảm sự an toàn cho chính những chiếc xe, tránh tình trạng va chạm gây hỏng hóc xe. Dưới đây sẽ liên kê một số tiêu chuẩn cho chỗ đỗ xe chung cư:

  • Đối với nhà ở thương mại, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ phải bố trí ít nhất 20m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà để xe).
  • Đối với nhà ở xã hội, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ để xe (bao gồm cả đường nội bộ trong nhà để xe).
  • Chỗ để ô tô: từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để ô tô với diện tích tiêu chuẩn 25m2 / ô tô.
  • Chỗ để ô tô, xe máy: 2 xe máy / hộ với mức phí tiêu chuẩn từ 2,5m2 / ô tô đến 3m2 / xe.
  • Chỗ để xe đạp: 1 xe đạp / hộ, diện tích tiêu chuẩn 0,9m2 / xe.

Những lưu ý khi thiết kế đường dốc tầng hầm

Cuối cùng, thì sau đây sẽ là những lưu ý về việc thiết kế tầng hầm để bạn hiểu được rõ ràng hơn:

  • Chiều cao của tầng hầm tối thiểu phải đạt 2,2m
  • Lối ra của tầng hầm tuyệt đối không được thông với hành lang của công trình mà phải thông trực tiếp ra ngoài
  • Phải có các giải pháp chống thống và thông gió cho tầng hầm
  • Nền và vách của tầng hầm cần phải được đổ bê tông cốt thép có độ dày 20cm để tránh nước thải hay nước ngầm thông vào. Tuy nhiên, cũng cần phải có chống thống và phải được xử lý đúng kỹ thuật thì nước mới có thể thoát ra đường cống công cộng.
  • Dưới chân đường dẫn dốc xuống tầng hầm phải được thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn. Và từ lỗ ga này sẽ phải thiết kế máy bơm nước và máy bơm ngược ra đường lớn để mưa lớn không bị ngập.

Trên đây chính là những tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm bãi giữ xe để thiết kế theo đúng quy định của nhà nước.

Tiêu chuẩn về thiết kế đỗ giữ xe tầng hầm

Khi thiết kế một bãi đỗ xe tầng hầm thì cần phải đảm bảo được những tiêu chuẩn sau đây:

  • Khu vực xây dựng bãi đỗ xe phải được thiết kế một cách khoa học. Nó phải thuận tiện trong việc di chuyển và đảm bảo được tính thẩm mỹ. Đặc biệt, bãi giữ xe còn cần phải đảm bảo được tính an toàn cho người điều khiển phương tiện
  • Đảm bảo được độ thông thoáng và không bị ngập nước khi trời mưa. Cần phải có thang máy từ tòa nhà đi thẳng xuống tầng hầm giữ xe.
  • Vách, tường của nhà xe cần phải được đổ bê tông cốt thép với chiều dày là 20cm. Để tránh trường hợp nước mưa, nước thải, nước ngầm từ các tòa nhà lân cận thấm vào bãi giữ xe.
  • Cần phải được thiết kế ít nhất là 2 lối dành cho xe ra và ít nhất là 2 lối dành cho xe vào. Lối cho xe ra vào phải được thiết kế thông ra ngoài đường chính chứ không phải được thiết kế thông với hành lang của tòa nhà.
  • Kích thước lối ra tiêu chuẩn của bãi giữ xe phải đạt tối thiểu là 0.9m x 1.2m.

Trên đây chính là những tiêu chuẩn thiết kế bãi đỗ xe tầng hầm dành cho các công trình như chung cư, căn hộ, trung tâm thương mại,,… Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các quy chuẩn thiết kế. Cũng như nó sẽ góp phần giúp bạn tìm ra được giải pháp tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Chiều Cao Hầm Để Xe- Tiêu Chuẩn Có Thể Bạn Chưa Biết
  • Kích Thước Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bãi Đỗ Xe Máy Mới Nhất 2022
  • Thông Tin Về Kích Thước Tiêu Chuẩn Bãi Đậu Xe Ô Tô

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bãi đậu Xe Của Chung Cư