Các Toán Tử Trong Excel: Operator Excel - Freetuts

Trong bài này mình sẽ giới thiệu các toán tử thường dùng trong Excel, đây là những toán tử được dùng trong các công thức để tính toán.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Mình sẽ nói đến 4 nhóm toán tử thông dụng nhất, đó là toán tử số học, toán tử kết nối, toán tử so sánh, và cuối cùng là toán tử tham chiếu.

1. Toán tử số học trong Excel

Điểm mạnh của Excel là tính toán nên về số không không thể thiếu các toán tử như: Cộng / Trừ / Nhân / Chia / Chia lấy dư, vì vậy trong bài này mình sẽ đưa ra các ví dụ về cách sử dụng nhé.

Các toán tử số học Excel và thứ tự ưu tiên chúng được đánh giá được hiển thị trong bảng bên dưới.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Toán tử Mô tả Độ ưu tiên (1=cao; 3=thấp)
% Tính phần trăm 1
^ Số mũ 1
* Phép nhân 2
/ Phép chia 2
+ Phép cộng 3
- Phép trừ 3

Ví dụ:

  • =1+2*3+4 => 11
  • =(1+2)*(3+4) => 21
  • =3^2*2 => 18
  • =3^(2*2) => 81
  • =20%*500 => 100

Khi làm việc với bảng lương hoặc những bài toán liên quan đến số liệu thì không thể thiếu những toán tử số học này.

2. Toán tử kết nối trong Excel

Toán tử Kết nối Excel (được biểu thị bằng ký hiệu &) kết hợp các chuỗi văn bản với nhau để tạo thành một chuỗi văn bản đơn lẻ.

Ví dụ: Nối chiều chuỗi với nhau

  • ="SMITH" & ", " & "John" => SMITH, John

Lưu ý:

  • Khi làm việc với chuỗi trong Excel thì bạn phải dùng cặp dấu nháy bao quanh chuỗi lại nhé.
  • Bắt buộc sử dụng toán tử & khi muốn nối chuỗi, nếu bạn sử dụng toán tử + thì sẽ bị báo lỗi ngay.

3. Toán tử so sánh trong Excel

Đây là những toán tử trả về TRUE hoặc FALSE, thường được dùng để kiểm tra điều kiện và áp dụng trong những hàm như COUNTIF, lệnh IF ...

Toán tử Mô tả
= Bằng
> Lớn hơn
< Bé hơn
>= Lớn hơn hoặc bằng
<= Bé hơn hoặc bằng
<> Không bằng

Mình sẽ lấy một ví dụ sử dụng toán tử này trong lệnh IF. Vì bạn chưa học nên có thể tham khảo thôi nhé.

Bảng công thức:

A B C
1 1 2 =IF( A1=B1, "bằng", "không bằng" )
2 =IF( A1>B1, "A", "B" )
3 =IF( A1<B1, "A", "B" )
4 =IF( A1>=B1, "A", "B" )
5 =IF( A1<=B1, "A", "B" )
6 =IF( A1<>B1, "không bằng", "bằng" )

Kết quả:

A B C
1 1 2 không bằng
2 B
3 A
4 B
5 A
6 không bằng

Giải thích một chút về lệnh IF: Công thức của nó là IF(formuna, true_value, false_value)

Đây là lệnh có ba tham số truyền vào như sau:

  • formuna: Công thức trả về TRUE hoặc FALSE
  • Lệnh if sẽ trả về true_value nếu formula có giá trị TRUE, và false_value nếu formula có giá trị FALSE.

4. Toán tử tham chiếu trong Excel

Đây là những toán tử đưa ra một dãy giới hạn các ô trong Excel.

  • Dấu hai chấm (:): Toán tử phạm vi (xác định một tham chiếu đến một dãy cell)
  • Dấu phẩy (,): Toán tử hợp (kết hợp hai tham chiếu thành một tham chiếu duy nhất)
  • Khoản trắng ( ): Toán tử giao (trả về một tham chiếu đến giao của hai dãy cell)

Ở trong bài tìm hiểu về formula mình có đưa ra một ví dụ có sử dụng một trong những toán tử này, đó là dấu hai chấm :

Ví dụ 1: Toán tử hai chấm.

toan tu hai cham JPG

Kết quả trả về 21 hàm SUM tính tổng các dãy ô từ A1 -> B3

Ví dụ 2: Toán tử hợp (dấu phẩy)

toan tu giao JPG

Hợp của hai dãy A1:A3 và A1:B1, nên kết quả trả về là 12. Tức là:

  • =SUM(A1:A3,A1,B1) = SUM(A1:A3) + SUM(A1,B1).

Ví dụ 3: Toán tử khoảng trắng (giao)

Giao sẽ lấy phần tử chung của hai tập hợp.

hop JPG

Kết quả phép hợp sẽ trả về tổng của hai ô A1 và A2 nên kết quả là 4.

Trong ba toán tử này thì toán tử hai chấm và dấu phẩy được sử dụng rất nhiều khi lập trình Excel, vì vậy bạn phải nắm vững nó để không bị nhâm flẫn nhé.

Trên là danh sách các toán tử trong Excel và cách sử dụng. Qua bài này giúp bạn hiểu một phần nào về công thức, cũng như lập trình Excel.

Từ khóa » Toán Tử Excel