Các Trò Chơi Dành Cho Bé Từ 2 - 3 Tuổi - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Với trẻ em, đặc biệt là với các trẻ từ 2-3 tuổi, các trò chơi không đơn thuần chỉ giúp trẻ giải trí mà còn là những bài học rất thú vị. Qua trò chơi, trẻ có thể hiểu thêm về mình, về cả thế giới xung quanh và từng bước lớn lên.Những trò chơi khám phá Ở độ tuổi này, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh, trẻ sẽ bắt đầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi. Bằng những trò chơi dạng này, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật. - Nói chuyện với trẻ qua những bức ảnh: Lấy những bức ảnh gia đình đã chụp trong những dịp đi chơi để trò chuyện với trẻ. Để chúng xem và chỉ ra những chi tiết trong ảnh. Có thể đưa một cuốn ảnh để trẻ tự dán hình theo chủ đề bé thích. - Chơi trò tìm chữ: Có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, nhưng bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự.- Chơi và học cùng sách: Sách luôn là một thế giới với trẻ. Ở tuổi này, bé đã có thể hiểu hơn về ý nghĩa của các câu chuyện mà bạn đọc cho bé nghe. Những câu chuyện cổ tích không chỉ kích thích trí tưởng tượng của bé mà còn góp phần giáo dục nhân cách cho bé. Bạn hãy khuyến khích trẻ cầm sách và lật sách theo bạn.Trò chơi mô phỏngTrong thời kì này, trẻ bắt đầu thích thú với việc mô phỏng những thứ trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Các bậc cha mẹ nên chuẩn bị một số đồ chơi mô phỏng các đồ dùng trong gia đình như: điện thoại, đồ nấu bếp, đồ điều khiển trong gia đình, đồ xây dựng… Các trò chơi kiểu này sẽ giúp trẻ hiểu được những điều đang diễn ra xung quanh, bồi dưỡng các khả năng về ngôn ngữ, vận động… - Chơi trò làm việc nhà: Khi làm việc nhà, bạn nên giảng giải để trẻ hiểu bạn đang làm gì và nói với trẻ từng bước của công việc ấy. Ví dụ: “Bây giờ mẹ con mình đi phơi quần áo ướt nhé! Lát nữa ông mặt trời và bà gió sẽ thổi khô quần áo của mẹ con mình”, rồi đặt các câu hỏi “sau đó, chúng ta sẽ làm gì?”, và bạn hãy trả lời cho trẻ nghe. Có thể trẻ sẽ không làm được các công việc này ngay lập tức, đừng ép buộc trẻ, hãy coi đây chỉ là những trò chơi để trẻ có thể học và chơi thoải mái. -Trò chơi đóng kịch: Tạo cho trẻ cảm giác mình đã lớn bằng các trò chơi đóng giả, bắt chước các hành động của người lớn. Hãy cùng các bé gái chơi các trò nấu ăn, mua sắm, chăm sóc em bé… Các bé trai cũng sẽ rất thích thú khi chơi cùng bạn những trò chơi mạnh mẽ như: xây dựng, lái xe… giống như người lớn. - Cùng nhau hát: Tất cả trẻ con đều thích hát, cho dù đôi khi chúng không nhớ được hết lời bài hát. Nếu cho bé đi chơi xa bằng xe hơi, bạn có thể lựa chọn một vài CD bé ưa thích để mở trong suốt chuyến đi. Điều này giúp cho hành trình thú vị hơn và trau dồi khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Nếu ở nhà, có thể nói trẻ rủ thêm vài người bạn và có thể tổ chức các cuộc thi hát cho chúng. Bố mẹ của trẻ cũng có thể tham gia các cuộc thi để hướng dẫn các trẻ chơi. Bạn hãy tạo cơ hội để trẻ có thể nghe nhạc, cùng trẻ nghe và học các bài hát thiếu nhi quen thuộc. Âm nhạc và các bài hát sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, cảm thụ. Những trò chơi xây dựng, lắp ghépNhững trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu thêm về kích thước, màu sắc và hình khối. Ở tuổi này, khả năng nhận biết của trẻ đã tăng lên đáng kể nên bạn hãy để trẻ làm quen với các dạng trò chơi có tính phức tạp hơn. - Trò chơi xếp tháp: Mô phỏng trò chơi xây dựng để cho bé học theo, ví dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau. - Chơi với chữ cái: Trước tiên, tập chơi trò tìm chữ phù hợp. Sau đó cha mẹ viết chữ cái lên 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ tìm chữ phù hợp, dán đúng lên chữ đã viết đó. Nâng dần độ khó, khi trẻ thành thạo. Trò tìm chữ có thể khó khăn cho trẻ lên 3, vì chúng chưa biết đọc, bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự. - Trò chơi với các chữ số: Sau khi xây dựng các hình khối xong, bạn hãy cùng trẻ tháo rỡ mọi thứ và tập đếm những số thứ tự đơn giản cùng trẻ. Bạn đếm trước một vài lần sau đó hãy hổi trẻ những câu hỏi dạng như: “Mẹ đố con ngọn tháp cao nhất con vừa xếp được có bao nhiêu miếng ghép?”. Sau đó bạn hãy giúp trẻ trả lời bằng cách đếm cùng trẻ.Những trò chơi mang tính sáng tạo Trẻ càng lớn càng thích những trò chơi sáng tạo. Thông thường, ngoài 2 tuổi, trẻ bắt đầu thích đóng vai các nhân vật kì lạ, đóng giả làm quái nhân và những người nổi tiếng. Trí tưởng tượng và óc sáng tạo trẻ sẽ được phát triển tối đa khi tham gia các trò chơi như thế này. - Các trò chơi hoá trang: Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ một túi đồ nho nhỏ, đựng các vật dụng mô phỏng các đồ hoá trang quen thuộc như: các bộ quần áo, mũ, giày dép… Khi trẻ chơi trò đóng vai các nhân vật, chuẩn bị sẵn búp bê, gấu bông… để cùng chơi với trẻ. Bạn cũng có thể chọn một địa điểm rộng rãi, sạch sẽ và cho trẻ chơi các trò hoá trang như: trình diễn thời trang, dạ hội, tiệc trà… cùng bạn bè của trẻ. - Chơi với cát ướt và đất sét nặn: Cho cát và nước vào một cái thau, sau đó trộn, nhào chúng sền sệt lại. Bạn hãy cho trẻ dùng 1 đôi găng tay cao su để nhào, bóp. Trẻ sẽ rất thích thú khi thấy hợp chất này dính bết vào các đầu ngón tay và say mê nhào nặn. Chắc chắn trẻ cũng rất hào hứng với những hình thù kì lạ được tạo ra từ những khối đất nặn nhiều màu sắc.- Trò chơi phân biệt màu sắc: Chúng ta đưa cho trẻ các con thú ngộ nghĩnh, bằng nhựa hoặc cao su mềm, với những màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng..., sau đó hướng dẫn và để trẻ tìm các màu sắc. Ở độ tuổi này, trẻ có thể phân biệt được các màu sắc chủ đạo.Trò chơi vận độngGiai đoạn 2-3 tuổi, trẻ rất hoạt bát và hiếu động. Trẻ ưa vận động, tthích ham gia các hoạt động chạy, nhảy… ngoài trời. Các trò vận động sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng phối hợp động tác trong kĩ năng vận động, rèn luyện khả năng độc lập cho trẻ. Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động:- Tạo một đường chạy có vật cản, mềm và an toàn, để trẻ được đi bộ, đạp xe…- Cùng trẻ nhảy theo hoặc lắc mình cùng tiếng nhạc và hát cùng các bài hát sôi động.- Đưa trẻ đến sân vận động, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cùng bạn bè như: chơi trốn tìm, nhảy bậc, bịt mắt bắt dê…- Hướng dẫn trẻ chơi các trò thể thao như đá bóng, bơi, bơi thuyền… Nhưng chú ý phải đảm bảo an toàn cho trẻ.- Hãy để trẻ được chơi các trò này với bạn bè cùng lứa tuổi để trẻ học được các kĩ năng hoạt động tập thể như: quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn…(TL tham khảo)
Từ khóa » Trò Chơi Dành Cho Trẻ Em 3 Tuổi
-
Tổng Hợp 8 Trò Chơi Cho Bé 3 Tuổi Giúp Phát Triển IQ - Mamamy
-
Trò Chơi Cho Trẻ Em 3 Tuổi 4+ - App Store
-
20 Trò Chơi Vận động Cho Bé Vui Nhộn, Giúp Bé Phát Triển Tốt
-
12 Trò Chơi Tại Nhà Cho Bé 3-4 Tuổi Phát Triển Trí Tuệ Tốt Nhất - Infonet
-
12 TRÒ CHƠI TẠI NHÀ CHO BÉ 3 TUỔI RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG ...
-
12 Trò Chơi Cho Bé 3 Tuổi Giúp Bé Thông Minh Hơn Mỗi Ngày
-
Khi Con được 3 Tuổi, Chơi 8 Trò Chơi Này Với Con Giúp Bé Phát Triển IQ ...
-
Trò Chơi Trí Tuệ Cho Bé 3 Tuổi Giúp Trẻ Phát Triển Tư Duy - Monkey
-
Những Trò Chơi Thú Vị Dành Cho Trẻ 1-3 Tuổi Giúp Phát Triển Trí Não Và ...
-
15+ Trò Chơi Phát Triển Trí Tuệ Thông Minh Cho Bé 3 - 4 Tuổi Tại ...
-
Game Cho Bé, Trẻ Em Hay Nhất 2022
-
Tổng Hợp 20+ Trò Chơi Thông Minh Cho Bé 4 Tuổi Phát Triển Toàn Diện
-
Top 16 Game Cho Trẻ Em Giúp Phát Triển Tư Duy Và Kỹ Năng