Các Trường Hợp Chia Thừa Kế Theo Quy định Pháp Luật - FBLAW
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản của người chết được gọi là di sản. Qua bài viết này, văn phòng luật sư tại Nghệ An FBLAW hướng dẫn các quy định của bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp chia thừa kế như sau:
1. Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của bên lập di chúc thể hiện ý nguyện cuối cùng về việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời.
Người được hưởng di sản theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, pháp nhân và các chủ thể khác với tư cách là tổ chức. Chủ thế được hưởng di sản có thể nằm trong hoặc ngoài diện thừa kế, không phụ thuộc vào các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp áp dụng: chia thừa kế theo di chúc được áp dụng trong trường hợp di chúc phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
a, Điều kiện chung
Do bản chất của di chúc là giao dịch dân sự đơn phương
nên cũng phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
b, Điều kiện riêng
Một di chúc hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện về năng lực chủ thế, ý chí của chủ thể lập di chúc, nội dung di chúc, hình thức di chúc. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”
Nội dung của di chúc phải phù hợp với ý chí Nhà nước, pháp luật, đạo đức, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đối với mỗi loại di chúc sẽ phải đảm bảo những quy định riêng về mặt thủ tục và hình thức.
Nguyên tắc phân chia di sản theo di chúc
Việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo nguyên tắc thực hiện theo ý chí của người lập di chúc, tôn trọng sự định đoạt, quyết định tài sản của người lập di chúc. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
2. Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
2.1. thừa kế theo pháp luật
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Căn cứ Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bẳng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.2.Trường hợp áp dụng
Căn cứ khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật bao gồm:
- Trường hợp thứ nhất: Không có di chúc.
- Trường hợp thứ hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trường hợp thứ ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp thứ tư: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.
- Trường hợp thứ năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.
- Trường hợp thứ sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
2.3. Nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.
Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng và thực hiện phân chia di sản.
Mọi thắc mắc liên quan tới Hôn nhân gia đình vui lòng liên hệ công ty luật tại Nghệ An qua Hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987.
Trân trọng.
Từ khóa » Những Người ở Hàng Thừa Kế Thứ Nhất
-
Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Là Gì? Gồm Những Ai? - LuatVietnam
-
Thừa Kế Là Gì? Ai Thuộc Hàng Thừa Kế Thứ Nhất, Thứ Hai, Thứ Ba?
-
Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Theo Quy định Pháp Luật
-
Hàng Thừa Kế Chỉ Còn Một Người Thì Có được Hưởng Toàn Bộ Di Sản ...
-
Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Gồm Những Ai? - DHLaw
-
Khi Nào Hàng Thừa Kế Thứ Hai được Quyền Thừa Kế Di Sản? - DHLaw
-
Các Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Tư Vấn Luật Việt An
-
Người Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam
-
Chia Thừa Kế Trong Trường Hợp Không Có Người Thừa Kế Thuộc Hàng ...
-
Chia Tài Sản Khi Không Có Di Chúc
-
Hàng Thừa Kế Thứ 2 Gồm Những Ai? - Luật Hoàng Phi
-
Thừa Kế Thế Vị Và Hàng Thừa Kế Thứ 2 - Luật Trần Và Liên Danh
-
Các Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Luat Su Bao Ho
-
Xử Lý Tài Sản Thừa Kế Của Những Người Chết Cùng Thời điểm