Các Trường Hợp Và Quy Trình áp Dụng Chỉ định Thầu Thông Thường

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy trình chỉ định thầu thông thường
  • 2 2. Thời điểm tiến hành thương thảo hợp đồng trong chỉ định thầu thông thường
  • 3 3. Điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường
  • 4 4. Thủ tục chỉ định thầu thông thường đối với gói dịch vụ tư vấn

1. Quy trình chỉ định thầu thông thường

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi quy trình chỉ định thầu thông thường được pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ – CP quy định về Quy trình chỉ định thầu thông thường:

* Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

– Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của   Nghị định 63/2014/NĐ – CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của  Nghị định 63/2014/NĐ – CP trước khi phê duyệt;

+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

Quy trình chỉ định thầu thông thường

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

+ Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

* Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

– Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

* Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

– Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

– Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của  Nghị định 63/2014/NĐ – CP

 * Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

2. Thời điểm tiến hành thương thảo hợp đồng trong chỉ định thầu thông thường

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi trong quy trình chỉ định thầu thông thường theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP bước thương thảo hợp đồng với nhà thầu trúng thầu được thực hiện sau khi có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất hay sau khi có quyết định kết quả chỉ định thầu, thông báo trúng thầu đến nhà thầu. Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về trình tự chỉ định thầu thông thường như sau:

* Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

– Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

– Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

* Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

– Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

* Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

– Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

* Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

* Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Như vậy, căn cứ theo trình tự thủ tục thực hiện với chỉ định thầu thông thường được quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP, thì việc thương thảo hợp đồng với nhà thầu trúng thầu được thực hiện sau khi có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất. ­Theo đó, sau khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, sẽ thực hiện đánh giá hồ sơ, sau khi có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất, bên mời thầu có thể thực hiện thương thảo với nhà thầu để làm rõ, sửa đổi hoặc bổ sung các thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.

3. Điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty tôi là doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với 100% vốn nhà nước. Trong tháng 12/2016, Công ty tôi sẽ triển khai thi công Dự án xây dựng hai hầm chui với tổng mức đầu tư 839 tỷ đồng bằng vốn ngân sách nhà nước trên đường Nguyễn Văn Linh nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực.

Để tạo mặt bằng thi công cần phải di dời tuyến cáp điện cao thế 220kV ra hỏi phạm vi dự án. Do yêu cầu cấp bách của việc triển khai dự án ngay trong tháng 12/2016, Công ty tôi dự kiến sẽ thực hiện chỉ định thầu một đơn vị có năng lực ngành nghề để di dời tuyến cáp điện cao thế 220kV này (chi phí di dời khoảng 26 tỷ đồng).

Tuy nhiên căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về các trường hợp được phép chỉ định thầu, theo đó: “Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng…”

Vậy tôi xin hỏi như sau:

1. Công ty tôi có được phép chỉ định một nhà thầu có năng lực hành nghề (theo giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp) thực hiện gói thầu di dời tuyến điện cao thế 220kv này không? Việc chỉ định thầu trong trường hợp này có vi phạm các quy định về cạnh tranh trong đấu thầu không?

2. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý trong trường hợp này có phải là các đơn vị có chức năng thực hiện di dời tuyến điện 220kv trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước như Tổng Công ty Điện lực, Tập đoàn Điện lực, các Công ty truyền tải điện…

3. Việc chỉ định thầu các đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý là do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện chỉ định hay do chủ đầu tư tổ chức chỉ định? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Chỉ định thầu là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Mục 1 Luật đấu thầu 2013.

Theo Điều 22 Luật đấu thầu 2013 chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình; 

e)Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Như vậy, trường hợp này bạn có thể xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu đáp ứng trường hợp di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vi chuyên nghành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Khi thuộc một trong các trường hợp theo Điều 22 Luật đấu thầu 2013 trừ gói thầu thuộc hạn mức thì sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường.

Đối với vấn đề lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường chỉ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệp nhà thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

– Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật đấu thầu 2013 và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Như vậy, công ty bạn sẽ chỉ định nhà thầu được xác định trước và có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm nhà thầu.

Đối với vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu thì căn cứ Điều 6 Luật đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:

Căn cứ Điều 6 Luật đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;

b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Nhà thầu đảm bảo các điều kiện về cạnh tranh nêu trên thì không vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu. Đối với đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý thì phải xem xét công trình di dời nói trên thuộc đơn vị quản lý trực tiếp nào. Đối với việc di dời tuyến cáp điện cao thế 220kV thì phải xem xét thuộc sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân hay cơ quan nào trực thuộc ủy ban nhân dân. Bên bạn đáp ứng điều kiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu thì hoàn toàn đúng pháp luật và đảm bảo cạnh tranh.

Việc thực hiện mời thầu theo khoản 3 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 bao gồm:

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Như thế, công ty bạn trực thuộc Ủy ban nhân dân mà có năng lực chuyên môn và năng lực để thực hiện hoạt động đấu thầu thì công ty bạn có thực hiện lựa chọn nhà thầu theo hình thức nêu trên.

4. Thủ tục chỉ định thầu thông thường đối với gói dịch vụ tư vấn

Tóm tắt câu hỏi:

Xin cho tôi hỏi. Gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán có giá trị bé hơn 100 triệu thi thủ tục chỉ định thầu thế nào? Có phải lập Hồ sơ yêu cầu đánh giá hồ sơ đề xuất hay không? 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật đấu thầu thì dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

Bên cạnh đó, Điều 22 Luật đấu thầu 2013 quy định về chỉ định thầu. Theo đó, một trong những trường hợp được áp dụng chỉ định thấu đối với nhà thầu là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ. 

Theo thông tin mà bạn trình bày và đối chiếu với quy định trên thì gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán có giá trị bé hơn 100 triệu có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu thuộc một trong các trường hợp điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013. Đối với quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo 38 Luật đấu thầu 2013 và Điều 55 Nghị định  63/2014/NĐ-CP. Vì bạn không nêu rõ trường hợp gói thầu của bạn cụ thể như thế nào nên bạn có thể tham khảo quy định sau về chỉ định thầu để xem xét. Cụ thể:

– Thứ nhất, Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Trong giai đoạn này có hai bước phải thực hiện. Đầu tiên, bên mời thầu phải lập hồ sơ yêu cầu. Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Sau đó, hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

thu-tuc-chi-dinh-thau-thong-thuong-doi-voi-goi-thau-dich-vu-tu-van

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về thủ tục chỉ định thầu thông thường:1900.6568

– Thứ hai, Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định. Các nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

– Thứ ba, Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

+ Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

+ Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của  Nghị định 63/2014/NĐ – CP

– Cuối cùng, Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Như vậy, trong trường hợp này bên mời thầu vẫn phải lập Hồ sơ yêu cầu để đánh giá hồ sơ đề xuất.

Từ khóa » Chỉ định Thầu Thông Thường Là Gì