Các Từ Ghép được Với Từ Khăng Là Những Từ Gì? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Các từ ghép được với từ “khăng” là những từ gì?
Trả lời:
- Khăng khăng
- Khăng khít
- Khăng khắt
- Chơi khăng
- Đánh khăng
Cùng Top lời giải tìm hiểu về lý thuyết Từ Ghép nhé
Mục lục nội dung 1. Từ ghép là gì?2. Có các loại từ ghép nào?3. Hướng dẫn phân biệt từ ghép đơn giản nhất1. Từ ghép là gì?
1.1 Từ ghép là gì?
Hiểu đơn giản, từ ghép là loại hình từ được tạo thành từ ít nhất với hai từ đơn, với điều kiện các từ này phải có nghĩa và có mối quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy khác từ ghép ở chỗ nó cũng được tạo thành từ hai hoặc nhiều từ đơn, nhưng có thể có hoặc không có nghĩa.
Từ ghép có thể tạo thành theo công thức sau:
1 danh từ + 1 động từ
2 động từ
1 tính từ + 1 danh từ
1.2 Từ ghép có công dụng gì?
Từ ghép có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói và văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.
2. Có các loại từ ghép nào?
Từ ghép có thể được chia thành bốn loại chính như sau:
2.1 Từ ghép chính phụ
Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng bao hàm một sự việc, một hành động hay một sự vật. Còn tiếng phụ thường sẽ đứng sau tiếng chính, và chịu trách nhiệm bổ sung nghĩa ngôn ngữ chính. Để từ đó, tạo thành một từ có ý nghĩa rộng hơn hoặc cụ thể hơn. Từ ghép này có sự phân biệt rõ ràng.
Ví dụ về từ ghép phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò … Nếu chỉ có từ đơn “hoa”, “bánh”, “thịt” thì sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng (rất nhiều loại hoa, rất nhiều loại bánh và thịt cũng có nhiều loại). Nhưng khi thêm từ “hồng”, “mì”, “bò” thì từ đã được cụ thể hóa hơn rất nhiều. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn chi tiết về sự vật, sự việc mà người nói muốn nói đến ở đây là gì.
Bên cạnh đó, cách để phân biệt đâu là tiếng chính đâu là tiếng phụ của một từ ghép cũng khá đơn giản. Các bạn chỉ cần phân đôi 2 tiếng của từ ghép, từ nào có nghĩa rộng hơn sẽ là tiếng chính. Tiếng phụ có chức năng làm cụ thể hóa hơn tiếng chính để người đọc có thể hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc được nhắc đến
Ví dụ: Hoa hồng. Các bạn phân tách thành “hoa” và “hồng”. Trong đó, “hoa” là từ đơn được dùng để biểu thị một loài thực vật, là kết quả của việc thụ phấn,… hầu như cây nào cũng sẽ có hoa. Vì vậy, hoa được biết với một loại từ đơn với nghĩa rất rộng: có thể là hoa đào, hoa mai, hoa mười giờ, hoa hướng dương,…
Nhưng khi ghép thêm tiếng “hồng” (từ thường để chỉ màu sắc) thì loài hoa đó đã được cụ thể hóa hơn là người nói đang ám chỉ đến loại hoa hồng, một loại hoa rất cụ thể. Từ đó có thể thấy trong từ “hoa hồng” thì hoa là tiếng chính còn “hồng” là tiếng phụ. Tương tự với cách tìm tiếng chính và tiếng phụ cho các từ khác.
2.2 Từ ghép đẳng lập
Là loại từ ghép có cấu trúc được tạo thành từ 2 từ đơn trở lên tạo thành. Từ ghép đẳng lập thì cả 2 (hoặc 3) từ đơn đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được coi là từ chính và ngược lại.
Ví dụ minh họa cho từ ghép đẳng lập: cây cỏ, hoa lá, bút nghiên, … Có thể thấy khi tách biệt 2 tiếng của các từ trên ta đều có thể hiểu được ý nghĩa của nó. “ Cây ” và “ cỏ ”; “ hoa ” và “ lá ”; “ bút ” và “ nghiên ”,… Không từ nào phụ thuộc nghĩa của từ nào.
2.3 Từ ghép tổng hợp
Từ ghép tổng hợp là loại từ được cấu thành từ 2 từ đơn trở lên nhưng có nghĩa khái quát. Nó khái quát để chỉ danh từ: đó có thể là địa điểm, hành động cụ thể, không chỉ chính xác một loại địa điểm hay hành động cụ thể chi tiết
Ví dụ: Cây cối là từ ghép chung để chỉ nhiều loại cây, không chỉ đích danh loại cây nào.
2.4 Từ ghép được phân loại
Từ ghép phân loại lại trái với từ ghép tổng hợp. Từ ghép phân loại được hiểu là một từ có ý nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa điểm, hành động hoặc tên của một sự vật, sự việc nào đó
Ví dụ: Sữa chua chỉ tên của một loại chế phẩm từ sữa bò, sữa được lên men tự nhiên, tốt cho đường ruột. Khác với sữa tươi, sữa công thức,…
3. Hướng dẫn phân biệt từ ghép đơn giản nhất
Theo như định nghĩa từ ghép là gì thì chúng ta sẽ có một số cách phân biệt từ ghép khá đơn giản và không bao giờ bị nhầm lẫn, bạn có thể tham khảo như sau:
Như chúng ta đã biết thì láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ tiếng Việt. Đối với từ Hán Việt sẽ không có dạng láy âm. Chính vì thế mà các bạn muốn biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt. Thì các bạn cần xác định nó là từ ghép nghĩa. Ở từ ghép 2 âm tiết thì lúc này cả hai tiếng đều có nghĩa.
Ngoài ra thì chúng ta cũng có thể phân biệt từ ghép bằng cách tách riêng 2 từ thành từng tiếng. Khi đó, nếu đọc có nghĩa thì đó là từ ghép. Trường hợp chỉ có 1 tiếng có nghĩa thì chúng ta có thể khẳng định đây là từ láy âm.
Bên cạnh đó, có một cách khác để phân biệt từ ghép khá đơn giản đó là bạn hãy đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Còn trường hợp đảo mà đọc vô nghĩa thì đó là các từ láy âm.
Trong tiếng Việt, một số từ phức có thể sẽ xuất hiện một tiếng nào đó không rõ nghĩa. Trường hợp nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp, có những từ khi đứng một mình thì chúng không hề có nghĩa gì cả. Nhưng khi ghép 2 từ đơn lẻ đó thì chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa. Các bạn lưu ý là từ ghép thường không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần nhé.
Từ khóa » Từ Ghép Với Nặng
-
Tìm Những Tiếng Có Thể Ghép Với Mỗi Tiếng Sau? - BAIVIET.COM
-
Chính Tả – Tuần 2 Trang 8 Vở Bài Tập (SBT) Tiếng Việt 3 Tập 1: Tìm Và ...
-
Tìm Tiếng Có Thể Ghép Với Mỗi Tiếng Sau để Tạo Từ Ngữ ... - Tech12h
-
Chính Tả: Cô Giáo Tí Hon Trang 18 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Tìm đáp án
-
Tìm Tiếng Có Thể Ghép Với Mỗi Tiếng Sau để Tạo Từ Ngữ. (Chọn Một ...
-
Nặng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tìm Những Tiếng Có Thể Ghép Với Mỗi Tiếng Sau
-
Tìm Tiếng Có Thể Ghép Với Mỗi Tiếng Sau để Tạo Từ Ngữ ...
-
Soạn Câu 2 Trang 18 - SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Lớp 3
-
Chính Tả Nghe - Viết: Cô Giáo Tí Hon Và Phân Biệt S/x, ăn/ăng
-
Tuần 2 Trang 8 Vở Bài Tập Tiếng Việt 3 Tập 1: Tìm Và Viết Vào Chỗ ...
-
Soạn Bài Chính Tả Nghe Viết Cô Giáo Tí Hon | SGK Tiếng Việt 3