Các Từ Rút Gọn Trong Tiếng Việt - Cùng Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Một câu hoàn chỉnh trong ngữ pháp Việt Nam nói chung và những ngôn ngữ khác trên thế giới phải có chủ ngữ, vị ngữ là các từ bổ trợ khác. Tuy nhiên đôi khi những câu theo đúng cú pháp có độ dài lớn và trong giao tiếp hay văn thơ người ta thường sử dụng phương pháp rút gọn câu. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách thực việc rút gọn câu trong chương trình ngữ văn 7 nói riêng và văn học nói chung.
Nội dung chính Show- Rút gọn câu là gì?
- Tác dụng của biện pháp rút gọn câu
- Những lưu ý khi sử dụng rút gọn câu
- Ví dụ sử dụng câu rút gọn
- Video liên quan
Rút gọn câu là gì?
Một câu nếu thiếu một trong các phần như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ Nhưng ý nghĩa câu không thay đổi thì đó là phương pháp rút gọn câu. Tùy nội dung câu như thế nào mà ta nên bỏ các thành phần để ngữ nghĩa phù hợp nhất.
Ví dụ: Mình xét 2 câu chưa rút gọn và đã rút gọn cho các bạn dễ hiểu nha.
Lan có đến nhà Nam tối này không?
Mình không đến được.
Câu được rút gọn
Có đến nhà Nam tối nay không?
Không đến được
Trong 2 câu trên là cuộc trò chuyện giữa Nam và Lan, thay vì xưng hô Tên ta bỏ phần chủ ngữ nhưng ý nghĩa câu chuyện không thay đổi.
Tác dụng của biện pháp rút gọn câu
Sử dụng cách rút gọn câu mang lại những tác dụng gồm:
- Làm cho câu ngắn gọn, xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo thông tin cần truyền đạt.
- Trách lặp lại những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần.
- Việc lược bỏ chủ ngữ làm câu có nghĩa chung, tổng quát hơn.
- Đôi khi mang nghĩa ẩn dụ sự vật hay sự việc nào đó.
- Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu là chung cho mọi người, ai cũng có thể hiểu được.
Những lưu ý khi sử dụng rút gọn câu
- Không phải bất kỳ câu nào cũng có thể rút gọn được, tùy vào bối cảnh, ngữ nghĩa.
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai, hiểu nhầm ý nghĩa câu khi rút gọn.
- Tránh trường hợp câu không thể rút gọn nhưng vẫn sử dụng cách này sẽ làm câu mất ý nghĩa, cộc lốc
- Câu rút gọn thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học, tục ngữ, thành ngữ, thơ ca ít hơn.
- Trong giao tiếp nên dùng câu rút gọn với những người thân quen hoặc cùng cấp bậc.
Ví dụ sử dụng câu rút gọn
Trong giao tiếp hằng ngày
Hôm nay là thứ mấy Trâm Anh?
Thứ hai.
Nếu như câu trả lời đầy đủ thì Hôm nay là thứ hai bạn.
Trong thơ ca
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Trích đoạn bài Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Trong bài trên có 1 câu thơ thiếu thành phần chủ ngữ. Có thể viết lại đầy đủ như sau:
Chúng ta bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.
Trong ca dao, tục ngữ
Đồn rằng quan tướng có danh.
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: Ấy mới tài.
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.(Trích khuyết danh Việt Nam)
Trong đoạn trích trên có 3 câu được rút gọn nhưng người đọc vẫn hiểu hàm ý.
Kết luận: Rút gọn câu thường sử dụng trong giao tiếp nhưng trong văn thơ để xác định chính xác bạn cần hiểu cấu trúc và ngữ pháp câu vững.
Từ khóa » Câu Rút Gọn Chủ Ngữ Trong Tiếng Việt
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Và Kiến Thức Câu Rút Gọn Trong Tiếng Việt
-
Giúp Em Học Tốt Ngữ Văn 7 Tập Hai - Câu Rút Gọn Và Cách Dùng
-
RÚT GỌN CÂU Trong Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Câu Rút Gọn
-
Rút Gọn Câu Là Gì? Ví Dụ Về Rút Gọn Câu - Luật Hoàng Phi
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Các Loại Câu Rú Gọn? Cách Sử Dụng Câu Rút Gọn
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Phân Biệt Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt - Family News
-
List 20+ Câu Rút Gọn Chủ Ngữ Tốt Nhất - Banmaynuocnong
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn - Rửa Xe Tự động
-
Cách Rút Gọn Câu đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Phân Biệt Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Các Loại Câu Rút Gọn? Ví Dụ Về Câu Rút Gọn?
-
Kiến Thức Phân Biệt Các Loại Câu Trong Tiếng Việt - MarvelVietnam
-
Khái Niệm Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Sử Dụng Câu Rút Gọn