Các Văn Bản Hướng Dẫn Nghị định 73/2019/NĐ-CP - MIC

Nhằm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tư công, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

Nghị định này quy định quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sau đây: a) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước; b) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án, thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

Đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án, phù hợp với tính chất đặc thù của dự án và pháp luật nước sở tại.

Đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc diện bí mật nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn khác áp dụng các quy định tại Nghị định này.

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ hướng dẫn các quy định về: lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, có một số nội dung cần lưu ý:

1. Thời gian thẩm định đề cương và dự toán hoạt động ứng dụng CNTT tối đa 15 ngày là một nội dung quan trọng, đột phá được ghi nhận trongThông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước có mức kinh phí trên 200 triệu đồng đến 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (dưới đây gọi tắt là Nghị định 73/2019/NĐ-CP).

Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước yêu cầu phải lập đề cương và dự toán chi tiết.

Thành phần hồ sơ đơn vị sử dụng ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết như sau: Tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo mẫu; Đề cương và dự toán chi tiết (Số lượng là 03 bộ hồ sơ).

Nội dung dự toán chi tiết bao gồm các chi phí: Xây lắp; Thiết bị; Mua sắm thiết bị công nghệ thông tin; Tạo lập cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa phục vụ cho nhập dữ liệu; Lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị; Quản lý; Tư vấn; Dự phòng (không quá 10%)…

Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị đầu mối thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và không bao gồm thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 09/4/2020.

Thông tư này thay thế Thông tư 21/2010/TT-BTTTT quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án.

2. Bốn nguyên tắc lập, quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụngCNTT

Ngày 24/02/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTTTT quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Thông tư này quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức chi phí, đơn giá ứng dụng công nghệ thông tin. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là lập và quản lý chi phí).

Ngoài ra, Thông tư này cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động lập và quản lý chi phí các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn khác áp dụng.

Việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải thực hiện theo 04 nguyên tắc sau: 1) Bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; 2) Tổng mức đầu tư, dự toán, định mức chi phí, đơn giá ứng dụng phải tính đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí; 3) Nhà nước quản lý chi phí qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định liên quan; 4) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa sản phẩm vào khai thác, sử dụng.

Việc lập định mức kinh tế - kỹ thuật chi phí ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện theo trình tự: Lập danh mục công việc, thể hiện các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, biện pháp triển khai…; Xác định thành phần công việc; Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công; Lập các định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.

Kể từ ngày Thông tư có hiệu lực từ ngày 09/4/2020, Thông tư 06/2011/TT-BTTTT quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin hết hiệu lực.

Từ khóa » Số 73/2019/nđ-cp