Các Vật Liệu Và Cách Làm Sàn Gác Lửng - Thanh Thịnh

Thiết kế gác lửng không chỉ có tác dụng giúp nới rộng không gian cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, hạn chế. Mà gác lửng còn mang đến sự tiện lợi cũng như giúp tạo dấu ấn riêng cho không gian sống. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều khách hàng đặt ra lúc này đó chính là nên chọn vật liệu nào để làm sàn gác lửng? Hay cách làm sàn gác lửng như thế nào cho hiệu quả?

Nhằm giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này, bài viết dưới đây Thanh Thịnh xin giới thiệu các vật liệu và cách làm sàn gác lửng chi tiết nhất. Cùng tham khảo nhé!

  1. Gác Lửng Là Gì?
  2. Các Loại Vật Liệu Làm Sàn Gác Lửng Phổ Biến
    1. 1. Gỗ
    2. 2. Ván nhựa chịu lực PVC
    3. 3. Tấm xi măng Cemboard
    4. 4. Sắt
    5. 5. Xi măng
  3. Hướng Dẫn Cách Thi Công Sàn Gác Lửng
    1. Bước 1: Đo đạc và chuẩn bị vật liệu
    2. Bước 2: Tiến hành tạo khung sàn gác lửng
    3. Bước 3: Lắp đặt sàn gác lửng
    4. Bước 4: Xử lý chống thấm
    5. Bước 5: Hoàn thiện

Gác Lửng Là Gì?

Gác lửng hay còn được gọi là tầng lửng, đây là tầng trung gian của một thiết kế kiến trúc nhà ở. Gác lửng thường có chiều cao trung bình khoảng từ 2.2m đến 2.5m.

gác lững là gì
Thiết kế, thi công gác lững tại HCM

Gác lửng gồm có một số công dụng như:

  • Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, gác lửng không chỉ giúp mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn làm cho không gian thông thoáng và thoải mái hơn.
  • Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, gác lửng giúp nới rộng không gian ngôi nhà, mang đến một không gian rộng rãi hơn.
  • Đối với những ngôi nhà bị hạn chế về chiều cao cũng như số phòng, gia chủ có thể tận dụng gác lửng để làm nhiều phòng chức năng như: phòng ngủ cho khách, phòng sinh hoạt, vui chơi,,….

Các Loại Vật Liệu Làm Sàn Gác Lửng Phổ Biến

1. Gỗ

Gỗ là loại chất liệu làm sàn gác lửng được rất nhiều gia chủ ưa chuộng và tin chọn hiện nay. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và khắc phục được những nhược điểm của các loại ván ép thông thường, mà gỗ còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

  • Mang đến tính thẩm mỹ cao, đa dạng về màu sắc.
  • Có khả năng chịu nước, chịu lửa, chịu lực và chống mối mọt rất tốt.
  • Cách âm tốt.
  • Có tính năng chống trầy xước và chịu mài mòn bề mặt ở mức độ nhất định.
Bảng giá, thi công sàn gác lững bằng gỗ
Mẫu sàn gác lững bằng gỗ

Trên thị trường hiện nay có các loại sàn gỗ phổ biến như: sàn gỗ xoan đào, sồi, thông, ván gỗ Laminate, MFC, MDF,…

Ngoài ra, để có thể nắm rõ hơn về vật liệu gỗ làm sàn gác lửng thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết Gỗ – Vật Liệu Làm Sàn Gác Lửng Phổ Biến Và Cách Làm này nhé.

2. Ván nhựa chịu lực PVC

Ván nhựa chịu lực PVC là một trong những loại vật liệu được không ít khách hàng lựa chọn hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Màu sắc và hoa văn phong phú, ấn tượng, bắt mắt.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ gia công, dễ vận chuyển.
  • Khả năng chịu lực tốt, chống thấm nước, chống ồn hiệu quả.
  • Giá thành rẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì ván nhựa PVC còn có nhược điểm là dễ bị biến dạng và lão hóa khi có tác động trực tiếp từ tia UV.

Sàn gác lững bằng nhựa chịu lực, nhựa pvc
Mẫu sàn gác lững bằng nhựa

3. Tấm xi măng Cemboard

Loại vật liệu này sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

  • Có khả năng chịu nước, chịu lực, chống cháy rất tốt.
  • Trong thời gian sử dụng không bị cong vênh, mối mọt.
  • Cách âm tốt.
  • Dễ dàng thi công, hoàn toàn thân thiện với môi trường và người dùng.

Tuy nhiên, nếu loại vật liệu này được cắt thành từng miếng nhỏ có chiều rộng dưới 300mm thì có thể sẽ mất khả năng chịu lực và dễ vỡ, gãy. Xem báo giá làm gác lững, nâng tầng nhà bằng tấm cemboard của Thanh Thịnh.

Ứng dụng tấm xi măng Cemboard làm sàn gác lững
Sàn gác lững bằng

4. Sắt

Ngoài các vật liệu như gỗ, tấm xi măng Cemboard và ván nhựa chịu lực PVC thì sắt cũng là một trong những vật liệu làm sàn gác lửng được lựa chọn nhiều hiện nay.

Những ưu điểm nổi bật của vật liệu sắt:

  • Có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chịu được va đập mạnh.
  • Đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
  • Có khả năng chống cháy hiệu quả.
  • Hạn chế được tình trạng mối mọt như những loại vật liệu khác.

Mặt khác, bạn đọc cũng có thể tham khảo nội dung bài viết Sắt – Vật Liệu Làm Sàn Gác Lửng Phổ Biến để nắm được thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vật liệu này nhé.

Chuyên thiết kế, thi công gác lững bằng sắt tại hcm
Mẫu sàn gác lững bằng sắt

5. Xi măng

Xi măng sở hữu những ưu điểm nổi bật như: đảm bảo độ bền tốt, không bong tróc hay phồng rộp khi sử dụng, chống trầy xước, chống va đập tốt, chịu được tải trọng lớn. Hơn nữa, khi sử dụng xi mặt làm vật liệu xây dựng gác lửng, chủ nhà còn có thể lát lên trên bề mặt những loại gạch men ấn tượng, nhiều màu sắc và nhiều họa tiết khác nhau.

Thi công gác lững bằng chất kiệu xi măng
Mẫu sàn gác lững bằng xi măng

Mỗi một vật liệu làm gác lửng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó tùy thuộc vào kiến trúc nhà cũng như nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất.

Hướng Dẫn Cách Thi Công Sàn Gác Lửng

Bước 1: Đo đạc và chuẩn bị vật liệu

Đầu tiên, gia chủ phải xác định chính xác kích thước sàn gác lửng như chiều dài, chiều dài và diện tích của sàn. Độ cao sàn phải cách nền nhà ít nhất khoảng 3m. Xác định loại chất liệu cần dùng để làm sàn gác lửng, sau đó chuẩn bị số lượng tương ứng với diện tích sàn.

Bước 2: Tiến hành tạo khung sàn gác lửng

  • Sau khi đã hoàn tất khâu đo đạc và chuẩn bị vật liệu thi công thì bước tiếp theo cần tiến hành chính là tạo khung sàn gác lửng.
  • Đục những lỗ nhỏ ở tường với kích thước khoảng 70mm x 120mm để lắp đặt khung gác lửng (khung gác lửng có thể bằng thanh sắt hoặc xà gỗ chịu lực).
  • Tiến hành lắp đặt khung sàn gác lửng vào các lỗ với khoảng cách theo bảng thiết kế.
  • Sau khi đã lắp đặt khung sàn xong, tiến hành trám các lỗ khoan nhỏ trên tường để cố định khung sao cho chắc chắn nhất.

Bước 3: Lắp đặt sàn gác lửng

Tiến hành lắp đặt sàn gác lửng. Đối với những chất liệu sử dụng tấm như gỗ, ván nhựa chịu nhiệt, tấm xi măng,… nên cắt các cạnh sao cho khớp với tường nhà và cách tấm còn khác. Để có thể cố định sàn gác lửng cũng như đảm bảo độ an toàn khi sử dụng, nên bắn bằng vít tự khoan hoặc vít lợp mái tôn.

Bước 4: Xử lý chống thấm

Đối với những loại vật liệu cần xử lý chống thấm thì bước này được xem là bước cực kỳ quan trọng. Nếu không xử lý chống thấm, hoặc xử lý nhưng không thành công thì sau một thời gian sử dụng chất lượng của sàn gác lửng sẽ giảm xuống một cách rõ rệt. Điều này cũng sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gia chủ.

Bước 5: Hoàn thiện

Sau khi đã hoàn thành những bước trên, cuối cùng hãy tiến hành đóng trần chìm bên dưới sàn gác lửng để che đi các khung thanh sắt, thanh gỗ ban đầu.

* Lưu ý: Nên thực hiện theo trình tự các bước để đảm bảo sàn gác lửng có chất lượng tốt nhất, đồng thời mang đến cảm giác an toàn cho gia chủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản, khái quát nhất về các vật liệu và cách làm sàn gác lửngThanh Thịnh vừa chia sẻ. Hy vọng những nội dung trên đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc đang có nhu cầu thiết kế gác lửng thì hãy liên hệ ngay với Thanh Thịnh nhé.

Kinh Nghiệm Sửa Chữa, Cải Tạo Nâng Cấp Nhà Ở

Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)

TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà quận phú nhuận | Giá sơn chống thấm | Hoàn thiện nhà huyện nhà bè | Nâng tầng nhà bình thạnh | Sửa chữa nhà quận 3 | Thi công sàn cemboard bình thạnh

Từ khóa » Gác Lửng Gì