️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
Có thể bạn quan tâm
Các yếu tố ảnh hưởng đến vết bầm tím
Hầu hết các vết bầm tím không có gì đáng lo ngại và sẽ biến mất sau vài tuần. Màu da có thể ảnh hưởng đến sự hiện diện của vết bầm tím, đồng thời màu sắc của vết bầm cũng có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các vết bầm tím xuất hiện ngẫu nhiên có thể là triệu chứng của bệnh lý, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng khác. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các vết bầm ngẫu nhiên:
Tuổi: Người lớn tuổi dễ bị bầm tím hơn nhiều. Da trở nên mỏng và kém linh hoạt hơn, đặc biệt là ở mặt sau của cánh tay. Mạch máu mất tính đàn hồi và dễ vỡ hơn.
Giới tính: Nữ giới có xu hướng dễ bị bầm tím hơn nam giới. Mặc dù không có bằng chứng nào có thể kết luận về nguyên nhân, nhưng phụ nữ thường có làn da mỏng hơn có thể khiến cho vết bầm tím dễ hình thành hơn.
Di truyền: Bệnh von Willebrand là một rối loạn đông máu di truyền trong đó máu không đông đúng cách dẫn đến hình thành các vết bầm tím dưới da. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ bệnh này chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số.
Nguyên nhân gây các bầm tím ngẫu nhiên
Bầm tím không rõ nguyên nhân là tình trạng rất phổ biến và có thể khắc phục tương đối nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu vết bầm tím hiện diện trong thời gian dài, thay đổi kích thước hoặc hình dáng khác thường có thể là dấu hiệu của một tình trạng hay bệnh lý khác. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra vết bầm ngẫu nhiên.
Thuốc và chất bổ sung
Các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid và corticosteroid làm giảm khả năng đông máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết từ các mạch máu và tích tụ dưới da.
Nghiên cứu cho thấy một số chất trong chế độ ăn uống như dầu cá, tỏi và nhân sâm cũng có thể là yếu tố gây xuất huyết và bầm tím.
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc và xuất hiện các vết bầm tím nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết.
Rối loạn chảy máu hoặc đông máu
Rối loạn chảy máu - chẳng hạn như băng huyết, giảm tiểu cầu hoặc thiếu yếu tố V có thể gây bầm tím.
Hemophilia là một tình trạng di truyền trong đó một người thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX, dẫn đến xuất hiện nhiều các vết bầm tím. Đây là một tình trạng hiếm gặp chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới.
Tiểu cầu là các tế bào giúp máu đông lại và giúp cầm máu. Những người bị giảm tiểu cầu miễn dịch có số lượng tiểu cầu thấp và vết bầm tím có thể xuất hiện mà không cần bất kì tác động nào.
Thiếu yếu tố V là một rối loạn chảy máu hiếm gặp trong đó người thiếu yếu tố đông máu protein V. Các triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp nghiêm trọng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng phổ biến khác của rối loạn đông máu bao gồm:
- Chảy máu cam;
- Máu trong nước tiểu hoặc phân;
- Chảy máu nướu răng.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng gây ra sự tích tụ độc tố trong máu hoặc các mô. Người bị nhiễm trùng huyết thường xuất hiện một cụm các đốm máu nhỏ như các nhúm trên da hoặc các vùng màu tím (ban xuất huyết). Nếu không điều trị, chúng có thể tăng kích thước tạo thành những vết bầm lớn hơn. Nhiễm trùng huyết còn được gọi là ngộ độc máu và cần được điều trị khẩn cấp ngay lập tức.
Thiếu vitamin
Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó thiếu hụt vitamin có thể góp phần gây ra vết bầm ngẫu nhiên.
Vitamin C cần thiết cho sản xuất collagen, tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì hoạt động chống oxy hóa. Vitamin C cũng giúp loại bỏ các gốc tự do có thể dẫn đến thoái hóa mô và các vết bầm tím.
Hậu quả của việc thiếu vitamin C trầm trọng là bệnh scurvy dẫn đến chảy máu nướu răng, móng tay và mất răng và suy tim.
Trong khi đó, thiếu vitamin K có thể góp phần gây chảy máu đáng kể, xương kém phát triển và gây ra các bệnh tim mạch. Thiếu vitamin K thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và hiếm khi xảy ra ở người lớn.
Việc dùng thuốc chống đông máu và kháng sinh gây cản trở việc hấp thụ, sản xuất có thể gây thiếu hụt vitamin K.
Có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin bằng cách thay đổi và bổ sung lượng vitamin trong chế độ ăn uống.
Bệnh gan hoặc thận
Khi bị tổn thương, gan sẽ ngừng sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Ví dụ như xơ gan là hậu quả của tổn thương gan kéo dài với triệu chứng là các vết bầm tím. Tuy nhiên, các vết bầm tím không xuất hiện một cách đơn độc mà có thể đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng và buồn nôn.
Người bị bệnh thận dễ xuất hiện các vết bầm tím do mất độ đàn hồi của da.
Thuốc cũng có thể cản trở quá trình đông máu và ức chế chức năng tiểu cầu. Vết bầm xảy ra khi máu từ mao mạch vỡ tràn vào các mô xung quanh.
Nếu nghi ngờ bệnh gan hoặc thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có những điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khác
Phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và liệu pháp nhắm mục tiêu cũng có thể gây ra các vết bầm tím do làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.
Dễ bầm tím và xuất huyết là triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến thường ảnh hưởng đến lưng, chân và tay. Một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu có thể là rất nhiều vết bầm tím không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, những vết bầm này tồn tại trong thời gian lâu hơn bình thường.
Hội chứng Bernard-Soulier là một rối loạn đông máu di truyền hiếm gặp. Những người có tình trạng này dễ bị bầm tím, xuất huyết từ các mạch máu nhỏ dưới da.
Hội chứng Gardner-Diamond là tình trạng đau và bầm tím xảy ra đột ngột chủ yếu xuất hiện ở cánh tay, chân hoặc mặt. Những phụ nữ có tình trạng rối loạn tâm thần hoặc căng thẳng cảm xúc thường dễ mắc hội chứng này.
Bầm tím xuất hiện trong thai kỳ
Cần kiểm tra mức độ tiểu cầu trong suốt thời kỳ mang thai, các vết bầm tím có thể là triệu chứng của giảm tiểu cầu thai kỳ.
Theo môt thống kê tại Hoa Kỳ, tình trạng này xuất hiện từ 4,4% đến 11,6% số thai phụ và chiếm khoảng 75% của tất cả các trường hợp giảm tiểu cầu trong thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh da thai kỳ
Khi nào đi khám bác sĩ
Vết bầm tím thường vô hại nhưng đôi khi chúng có thể báo hiệu một tình trạng cần điều trị y tế. Nên đi khám bác sĩ nếu:
- Bầm tím xuất hiện không có lý do và không tự khỏi sau vài tuần;
- Vết bầm xuất hiện ở những vị trí bất thường như thân, lưng hoặc mặt;
- Có một số vết bầm tím ở một khu vực cụ thể hoặc một cụm nằm rải rác trên các vùng khác nhau của cơ thể;
- Có những vết bầm tái phát;
- Bầm tím xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn hoặc sốt cao.
Tóm lược
Các vết bầm tím hiếm khi do một tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không tự hết sau vài tuần cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
Một số rối loạn đông máu, bệnh lý, thuốc hoặc cơ thể lão hóa thường là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng khác bên cạnh vết bầm tự phát, nên kiểm tra thêm và có những can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng đông máu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Bầm Chân Không Rõ Nguyên Nhân
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Vết Bầm Tím Kèm Xuất Huyết Tự Nhiên Xuất Hiện Trên Da, Có đáng Ngại?
-
Bị Bầm Tím Không Rõ Nguyên Nhân: Những Nguy Hiểm Mà Bạn Chưa ...
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết
-
Tại Sao Bạn Không Bị Chấn Thương Nhưng Vẫn Xuất Hiện Các Vết Bầm ...
-
10 Nguyên Nhân Làm Bầm Tím Da
-
Sự Thật Về "vết Ma Cắn" Khiến Nhiều Người Giật Mình - Dr.Binh
-
Vết Bầm Tím Trên Da Có đáng Lo Không?
-
Vết Bầm Tím Bất Thường Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Bạn Nên Biết!
-
Vết Bầm Tím Trên Da Do Bệnh Lý Xương Khớp Xử Lý Như Thế Nào?
-
XUẤT HUYẾT DƯỚI DA: ĐỪNG CHỦ QUAN!!!
-
Vết Thâm Bất Thường Trên Da Cảnh Báo Bệnh - VnExpress Sức Khỏe