Các Vị Thần Trong Thần Thoại Hy Lạp - Sách Hay 24H

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Chúng chứa đựng nhân sinh quan của người Hi Lạp cổ, thể hiện tư tưởng, lối sống. Những thần thoại Hi Lạp đều phong phú và vô cùng hấp dẫn.

  • Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
  • 101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất
  • 1001 Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Thế Giới Chọn Lọc Hay Nhất

1. Aphrodite - Nữ thần ban tình yêu và sắc đẹp cho phụ nữ

Nữ thần Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp, không được thần Zeus ban cho đặc ân và cũng không có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympus cho đến thế giới loài người trần tục đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối dưới chân nàng.

Người Hy Lạp xưa kia coi quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre (do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cypris, Chypride) vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Chypre. Thần Cronos trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Ouranos đã dùng lưỡi hái chém chết Ouranos. Máu của Ouranos từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Chypre hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng, ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrodite.

Aphrodite - Nữ thần ban tình yêu và sắc đẹp cho phụ nữ

Aphrodite ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biến. Nàng sinh ra trên mặt biển trong nhịp ru của sóng và tiếng ca của gió biển Nam. Không có từ nào diễn tảcho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrodite, vị nữ thần sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của tự nhiên dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống.

Sóng và gió nhẹ nhàng đưa nàng tới hòn đảo Chypre. Các nữ thần Heures- Thời gian đã chờ sẵn để đón nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cung điện Olympus.

Mỗi khi xuống trần, nữ thần Aphrodite, với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ. Các nữ thần Duyên sắc-Charites và các nữ thần Heures-Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi.

Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrodite vì thần thánh và loài người chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động trước sắc đẹp. Tuy nhiên cũng có một, hai vị thần bất tuân theo quyền lực của Aphrodite. Nữ thần Athena chẳng yêu đương cũng chẳng chồng con. Các nữ thần Hestia, Artermis cũng vậy.

Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình và yêu một cách say đắm, đam mê.

Truyền thuyết kể lại rằng, nữ thần Aphrodite đã cho chàng Paris mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó mà Paris đã chinh phục được nàng Helene – vợ của Menelas ở vương triều Sparte trên đất Hy Lạp. Cũng vì lẽ đó mà người Hy Lạp đã kéo quân sang đánh thành Troy để giành lại nàng Helene.

Aphrodite có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và cả với người trần. Chồng nàng là Hephaistos – vị thần Thợ rèn. Tuynhiên nàng không chung thuỷ với chồng mà còn qua lại với thần chiến tranh Ares. Hephaistos phát hiện, anh ta liền rèn một tấm lưới vàng, cực kỳ mạnh mẽ, nhưng mỏng, không trọng lượng, giống như mạng nhện, bí mật gắn nó vào giường. Sau đó, Aphrodite và Ares đã bị bắt tại trận vì không thể tự giải thoát được tấm lưới.

Aphrodite lấy Ares sinh được năm người con, một cô gái là thần Hài hoà Harmonie và bốn cậu con trai là Eros, Anteros, Deimos, Phobos. Bên cạnh đó, Aphroditecòn có quan hệ tình cảm với Dionysos, Hermes và một người trần thế Anchise. Như vậy, Aphrodite là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra nhiều điều tiếng.

Một trong những huyền thoại nổi tiếng là câu chuyện về tình cảm của nữ thần và chàng thanh niên trẻ Adonis. Có lẽ anh ta là tình yêu mạnh mẽ nhất của Aphrodite. Adonis là một thợ săn tài năng, đây là người đàn ông duy nhất mà nữ thần quên mất vẻ đẹp của mình. Nàng lo sợ cuộc sống của anh bị ảnh hưởng, yêu cầu tránh những động vật săn mồi. Một ngày nọ, khi Adonis đang đi săn, anh đã bị tấn công bởi một con lợn lòi do Ares ghen tuông gửi đến. Nữ thần tình yêu và sắc đẹp không thể làm gì được, Adonis đã chết trong vòng tay của Aphrodite.

Nữ thần thương tiếc cái chết của Adonis, nàng đã tạo ra hoa hải quỳ ở bất cứ nơi nào máu anh rơi xuống.Trong một phiên bản khác câu chuyện, Aphrodite tự làm mình bị thương với một cái gai từ một bụi hoa hồng, bông hoa hồng đó, trước đây có màu trắng, giờ đã bị nhuộm đỏ bởi máu của nàng. Mỗi năm trong lễ hội Adonis, sông Adonis ở Lebanon (nay là sông Abraham) đều chảy màu máu đỏ.

Vì tình yêu của nữ thần, người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỉ V-VI TCN, phân chia ra hai loại nữ thần Aphrodite. Một là Aphrodite Phandemos tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Hai là Aphrotide Ourania nghĩa là Aphrodite thuộc về bầu trời được sinh ra từ bọt biển.

Trước khi được gia nhập vào thế giới Olympus, Aphrodite là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng cúng cho Aphrotide.

Người dân Hy Lạp cũng từng tôn thờ Aphrodite như một nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Quê hương của Aphrotide ở đảo Chypre vì thế đảo Chypre là một trong những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrodite với những nghi lễ trọng thể nhất.

Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cũng nữ thần Aphrodite như Delphes, Corinthe. Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới thường dâng cúng cho nữ thần Aphrodite những chiếc thắt lưng do chính bàn tay mình dệt ra dường như muốn nữ thần ban cho quyền lực nhiệm mầu ở chiếc thắt lưng của nữ thần, để mình đạt được những ước mơ trong con đường tình duyên, hạnh phúc đôi lứa.

Trong văn học thế giới điển tích – thành ngữ “Chiếc thắt lưng của Aphrodite” ám chỉ một vật. một chuyện, một sự việc nào đó có khả năng làm say mê con người, chinh phục tình cảm của con người.

Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờ cúng nữ thần Aphrodite xưa kia có tục lệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền uy của nữ thần Aphrodite, để những người thiếu nữ được hưởng quyền sử dụng trinh tiết của mình. Nghi lễ tôn giáo này diễn ra trong đền thờ nữ thần Aphrodite mang tính chất thiêng liêng, cao cả. Những người đàn ông được dự cuộc “hành lễ” này phải nộp một khoản tiền để bỏ vào quỹ của đền thờ.

2. Thần thoại về sự ra đời của thế giới thần linh và các thần nhân đầu tiên

Người Hy Lạp cổ xưa kể rằng khi khai thiên lập địa khởi thủy có ba vị Thần linh: Thần Hỗn Mang Khaos, Nữ Thần Đêm tối Nyx và Thần Ái tình Eros.

Thần Hỗn Mang kết hợp với Nữ Thần Đêm tối sinh ra Thần Định Mệnh. Thần nhân này đui hai mắt, có quyền thống trị, mỗi khi phán quyết một điều gì lại ghi trên một quyển sách bằng đồng. Các Thần nhân sau này có thể dùng quyền lực của mình ngưng việc thi hành những phán quyết đó, nhưng không thể cưỡng lại.

Thần thoại về sự ra đời của thế giới thần linh và các thần nhân đầu tiên

Sau khi sinh ra Thần Định Mệnh, thần Khaos sinh ra Nữ Thần Đất Gaia và Thần Tartaros tối tăm-Đây là một vực thẳm u tối ở kế bên Trái Đất.Tiếp đó Gaia lại sinh ra Thần bầu trời trải rộng bao la (hay còn gọi là Thần Thiên Vương) Ouranos, vị thần này ra đời lại dang rộng cánh tay bao bọc lấy cả Trái Đất rộng lớn. Như vậy theo quan niệm của người Hy Lạp cổ xưa thì đất sinh ra trời chứ trời không phải sinh ra đất dù bầu trời rộng hơn đất rất nhiều. Sau đó nữ thần Đất Gaia lại sinh ra núi non hùing vĩ vươn mình lên tận trời xanh, rồi lại sinh tiếp thần Biển Cả Pontos đổ nước tràn ra khắp bề mặt Trái Đất và quanh năm vỗ sóng. Nữ Thần Gaia cũng sinh ra những thần nhân khổng lồ và độc long Cyclopes.

Ouranos kết hợp với mẹ mình là Nữ thần Đất Gaia sinh ra sáu người con trai(Titan) và sáu người con gái, tất cả đều là các thần khổng lồ hùng mạnh và đáng sợ. Sáu nam thần gồm có: Okeanos, Ceus, Hyperion, Japet, Cryos và Cronus. Sáu nữ thần là : Tethys, Rhea, Themys, Mnemosyne, Phoibe, Thaya…Sau đó, Gaia lại sinh thêm Briare và Gyas là hai thần nhân đại lực mỗi người có năm mươi đầu và một trăm tay.

Thần thoại Hy Lạp kể lại rằng sau đó vì tức giận các con mình mà thần Ouranos đạp hết các con xuống vực thẳm Tartare, nhốt họ dưới đáy sâu trong lòng đất âm u, tức là trong bụng nữ thần Đất Gaia, cấm không cho nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Gaia, mẹ của họ vô cùng đau khổ vì gánh nặng trong bụng làm bà đau đớn. Tức giận, Gaia chế ra một lưỡi hái và kêu gọi các con trả thù, nổi dậy chống lại cha. Tuy nhiên, các con bà đều không dám làm theo lời mẹ, chỉ có người con út là Thần Cronus là dám nổi loạn và được giao nhiệm vụ này. Cronus vớisự giúp đỡ của mẹ, đã chém cha mình là Ouranos bị thương, bắt giam ông xuống Địa Ngục, sau đó thay thế Cha mình trị vì vũ trụ. Máu của Ouranos chảy xuống đất sinh ra ba nữ thần Đại Nộ Furies.

Để trừng phạt tội lỗi của Cronus, Nữ thần Bóng Đêm Nys đã sinh một bầy thần khủng khiếp: Thanatos – Thần Chết, Erys – Nữ thần Bất Hoà, Ates – Nữ thần Dối Trá, Kes – Nữ thần Tàn Sát, Hypnos – Thần Ngủ cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nemetys – Nữ thần Báo Thù và nhiều thần khác. Các vị thần này chuyên đi gieo rắc nỗi kinh hoàng, sự tan vỡ, dối trá, giao rắc sự tranh chấp và bất hạnh cho thế giớI mà Cronus đã chiếm đoạt quyền ngự trị của cha mình.

Cronus lấy chị gái mình là Nữ thần Rhea và lên ngôi trị vì thay cho Ouranos. Với mặc cảm giết cha, Cronus luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại lâu. Thần bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi sẽ có lúc đến lượt các con mình sẽ nổi loạn lật đổ thần như thần đã làm với chính cha mình. Thế là hễ Rhea sinh được người con nào, Cronus lại nuốt ngay người ấy vào bụng không chút thương xót. Ba người con đầu là Demeter, Hestia và Posiedon đều chịu số phận đó. Đến khi Rhea hạ sinh Zeus và Hera thì Cronus chỉ nuốt được Hera còn Zeus thì bị Rhea đánh tráo bằng một cục đá. Sau đó theo lời khuyên của mẹ là Gaia, Rhea bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên Địa Trung Hải. Nàng giao Zeus cho các Nữ thần Sơn Thủy nuôi dưỡng. Đứa bé Zeus lớn lên trong sự thương yêu chăm sóc của hai nữ thần; được bú sữa của con dê cái Amalthea; từng đàn ong bay lên đỉnh núi và hai nữ thần Sơn Thủy lấy mật của chúng cho chàng; trong khi đó các tu sĩ của Cybele thay nhau nhảy múa, ca hát ngăn không cho tiếng khóc của Zeus lọt đến tai Cronus.

3. Thần thoại về thần Zeus

Zeus là đứa con thứ 6 của Titan Kronos và Rhera. Với mặc cảm về tội giết cha, thần Kronos luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại được lâu. Ông bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi có lúc đến lượt các con của mình sẽ lại nổi loạn trừng phạt chính mình, giống như lúc ông đã trừng phạt người cha mình vậy.

Vậy nên Kronos liền ra lệnh cho vợ ông là nữ thần Rhera phải đem ngay những đứa con mà bà vừa sinh ra đến cho Kronos, mục đích là để ông nuốt chửng ngay chúng không chút thương xót. Và thế là thần Kronos lần lượt nuốt 5 người con của mình vào bụng, đó là ba người con gái Demeter, Hera, Hestia và hai con trai là Hades và Poseidon.

Không thể để cho Kronos nuốt chửng mất đứa con út của mình sắp sửa ra đời Rhera liền khóc lóc van xin mẹ nàng là nữ thần Gaia giúp đỡ. Theo lời khuyên của Gaia, bà bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên biển Địa Trung Hải. Tại đây, bà trú trong một chiếc hang sâu trên núi lửa và đã sinh hạ ra thần Zeus. Giấu con ở đó, nữ thần Rhera quay trở về và trao cho Kronos một hòn đá bọc trong một chiếc tã lót thay cho đứa trẻ mới sinh. Không hề nghi ngờ, Kronos liền nuốt ngay cả hòn đá lẫn chiếc tã vào bụng.

Thần thoại về vị thần tối cao Zeus

Rhera đã bí mật nuôi dưỡng thần Zeus trong hang động Mount Ida tại đảo Crete. Bà đã phái khoảng 3, 5 hoặc 9 linh hồn Daimones, các Kourete và các Daktyloi xuống đảo Crete để bảo vệ đứa con mới sinh bé bỏng. Để giữ cho Zeus được an toàn khỏi người cha ăn thịt con Kronos, bọn chúng đã nhấn chìm tiếng khóc của trẻ con trong những vũ điệu điên cuồng với tiếng loảng xoảng của giáo mác và khiên, tránh cho chàng khỏi phải chịu chung số phận bất hạnh với các anh trai chị gái.

Zeus càng lớn càng cường tráng khoẻ mạnh và khôi ngô tuấn tú. Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình, Zeus đã nổi loạn chống lại cha và buộc cha phải nhả các anh các chị của chàng ra. Kronos già nua không chống lại được sức khỏe của Zeus có thêm sự giúp sức của nữ thần Gaia và nữ thần Trí Tuệ Metis - vợ thứ nhất của Zeus.

Không bao lâu sau, Zeus liên minh với các anh em của mình, tuyên chiến với Kronos và với các thần khổng lồ Titan để giành quyền cai trị thế giới. Họ tìm đến những người khổng lồ một mắt nhờ chế tạo ra các loại vũ khí quyền lực. Họ đã tạo ra chiếc mũ tử thần cho Hades, cây đinh ba cho Poseidon và tia sét dành cho thần Zeus.

Sau đó Zeus đã giết Kampe (ác nữ rồng canh gác địa ngục) để giải thoát các Cyclop và Hekatonkheire cũng như yêu cầu họ tham chiến. Những Cyclop và Hekatonkheire đã giúp xây dựng nên lâu đài ở đỉnh Olympus và chế tạo vũ khí cho các vị thần Olympus.

Một cuộc chiến kéo dài đằng đẵng 10 năm đã nổ ra giữa các Titan và các vị Thần và quân đồng minh. Cuối cùng tất cả Titan, quân đồng minh và toàn bộ những kẻ đi theo Titan như Iapetos, Koios, Krios hay Hyperion đều bị đày xuống vực Tartarus. Kronos bị giết và xé thành trăm mảnh bằng chính lưỡi hái của ông ta trước khi bị ném xuống địa ngục.

Ngoài tra, Atlas bị nguyền rủa phải chống đã bầu trời suốt phần đời còn lại, Menoitios bị quật ngã bởi tia sét của thần Zeus và bị ném vào địa ngục Erebos. Còn về phần cung điện của Kronos ở núi Othrys, nó đã bị các Hekatonkheire chôn vùi bởi hàng trăm tảng đá.

Bên ngoài cổng có các vị thần trăm tay Hekatonkheire ngày đêm canh gác để trông không cho một vị thần Titan nào thoát khỏi được cái vương quốc tăm tối vĩnh hằng này. Quyền cai trị thế giới của các vị thần Titan từ nay chấm dứt. Bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi Olympus.

Tên gọi các vị thần trên núi Olympus dùng để chỉ các thần thuộc thế hệ thần thứ hai sau thế hệ các thần khổng lồ, và sở dĩ họ được gọi như vậy là vì các vị thần nay đã lấy quả núi Olympus làm đại bản doanh trong cuộc giao tranh với các vị thần Titan. Nhưng nhiều khi tên gọi này lại được dùng để dành cho thần Zeus cùng đoàn tuỳ tùng của thần ngự trên núi Olympus sau khi ông đã phân chia quyền lực và lãnh địa cai quản cho các anh em của mình.

Zeus chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lê, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Zeus trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Zeus chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.

4. Thần thoại về nữ thần Athena

Nàng là con gái của Zeus và một công chúa người trần tên Methis. Athena là nữ thần trí tuệ, nghề thủ công mỹ nghệ, đại diện cho chiến tranh chính nghĩa, người bảo trợ cho thủ đô Athens của Hy Lạp.

Nàng là một chiến binh dũng cảm trên chiến trường. Tuy đều được coi là thần chiến tranh, nhưng không hung bạo như Ares, Athena chỉ ủng hộ cho hành động phản kháng tự vệ trước sự xâm lăng của quân thù.

Không những mạnh mẽ trên chiến trường, Athena còn là một vị thần có trí tuệ . Rất nhiều phát minh của nàng đã trở thành những vật dụng thiết yếu trong nông nghiệp như dây cương ngựa, bình đựng nước, cây cời cỏ…

Thần thoại về nữ thần Athena

Theo truyền thuyết khi đó, cả thần Poseidon và Athena đều muốn trở thành người bảo hộ cho miền Atikes. Poseidon tạo ra những cột nước muối để tặng cho dân miền này, nhưng Athena lại tặng họ những cây ô-liu – loại cây sẽ trở nên thiết yếu trong đời sống của người dân Hy Lạp. Vì vậy người dân đã chọn Athena làm vị thần bảo trợ, và đổi tên thành phố thành Athens cũng kể từ đó.

Những thần thoại này thể hiện phong tục tập quán của Hi Lạp cổ đại, thể hiện thế giới tôn giáo cũng như là đức tin của họ. Đó là một thế giới phong phú nhiều sự kiện nhân vật mà đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp cho nguồn gốc của những thần thoại này.

Thảo Nguyên

Từ khóa » Thần Lửa Trong Thần Thoại Hy Lạp