Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền

Nếu bạn yêu thích môn thể thao bóng chuyền, các vị trí trên sân bóng chuyền là điều mà bạn không thể không quan tâm. Biết được vị trí và vai trò của các thành viên trong đội bóng sẽ giúp bạn hiểu biết một phần nào đó luật thi đấu bóng chuyền cơ bản.

Vị trí các cầu thủ trên sân bóng chuyền

Có 5 vị trí trên sân đối với những đội bóng chuyền ở cấp độ ưu tú, bao gồm: chuyền 2; chủ công (tay đập ngoài/ tay đập bên trái); phụ công (tay đập giữa); đối chuyền (tay đập đối diện/ tay đập phải) và chuyên gia phòng thủ (Libero).

Mỗi vị trí trên sân đều có một vai trò riêng biệt và có ảnh hưởng rất lớn đến sự chiến thắng trong một trận đấu.

Vai trò của chuyền 2

Chuyền 2 là người có nhiệm vụ điều phối cho đợt tấn công của toàn đội. Họ chính là người chạm bóng lần thứ 2 và có trách nhiệm trong việc đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để có thể ghi điểm.

Những vận động viên ở vị trí này phải có khả năng làm việc với các tay đập, sắp xếp và giữ nhịp cho toàn đội và chọn tay đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền bóng.

Chuyền 2 phải là một người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm và chiến thuật đúng đắn cũng như có tốc độ tốt để có thể di chuyển khắp mặt sân.

Chủ công

Vị trí các cầu thủ trên sân bóng chuyền

Chủ công là outside hitters (tay đập ngoài/ tay đập biên) hay còn được gọi với tên gọi left side hitters (tay đập bên trái).

Chủ công có nhiệm vụ tấn công từ phía biên trái cọc biên (antenna). Chủ công thường là tay đạp chủ yếu trong một đội bóng chuyền và nhận hầu hết những đường chuyền từ chuyền 2.

Những trái bắt bước 1 không tốt thường được chuyền cho chủ công thay vì đối chuyền và phụ công. Vì hầu hết những các đường bóng chuyền cho chủ công đều cao, chủ công có thể sẽ mất một khoảng thời gian để tiếp cận bóng và thường là bắt đầu lấy đà từ bên ngoài vạch biên sân.

Trong các trận đấu bóng chuyền từ nghiệp dư trở lên thường có 2 chủ công ở mỗi đội.

Đối chuyền

Đối chuyền còn được biết đến như tay đập ngoài/ tay đập bên phải (Opposite Hitter/Right Side Hitter) có nhiệm vụ phòng thủ ở khu vực dưới lưới.

Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra thành một hàng tốt để chặn cú đập từ outside hitter của đối phương và đóng vai trò là một chuyền 2 phụ. Vận động viên tại vị trí chuyền 2 của đối phương thường đưa về phía bên ngoài của antenna.

Phòng thủ

Phòng thủ- Libero là người có trách nhiệm đỡ bước 1/ cứu bóng cho toàn đội và giao bóng.. Họ cần là người có phản ứng nhanh nhất trên sân, đồng thời phải là người có khả năng bắt bước 1 cực tốt.

Libero có nghĩa là “tự do”, như tên gọi của mình, những vận động viên này phải là người có thể thay thế cho bất cứ một ai khác trên sân trong trận đấu.

Những người tại vị trí Libero không cần quá cao vì họ không cần chơi bóng trên lưới, vì vậy những cầu thủ này có thể là những người thấp với khả năng bắt bước 1 tốt và kỹ năng phòng thủ siêu hạng có được một vị trí quan trọng trong thành công của toàn đội.

Vận động viên ở vị trí phòng thủ phải có trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội bóng.

Phụ công

Phụ công - tay chắn giữa/ tay đập giữa (middle blockers/ middle hitters) là những vị trí có thể triển khai các đợt tấn công chớp nhoáng. Những cầu thủ ở vị trí này thường là những người hoạt động quanh khu vực của chuyền 2.

Họ cũng là những người có kỹ năng phòng thủ tốt vì họ cần phải cố gắng chặn đợt tấn công nhanh của đối phương vừa phải ngay lập tức lập một hàng chắn kép tại biên. Ở những đội lâu năm, mỗi đội đều có 2 tay đập giữa.

Sơ đồ các vị trí trên sân bóng chuyền

Sơ đồ vị trí các số trên sân bóng chuyền

Thông thường, khi tập luyện và thi đấu, các vận động viên bóng chuyền thường đứng với đội hình 6 người đứng thành hình tròn.

Vận động viên đứng ở góc dưới, bên phải được quy định là vận động viên số 1 và đây cũng chính là vận động viên phát bóng. Nếu tính ngược chiều kim đồng hồ thì vận động viên tiếp theo là số 2.

Tiếp tục tính như vậy cho đến vận động viên thứ 6 chính là người đứng giữa hàng dưới.

Đội hình trong thi đấu bóng chuyền

Có 3 đội hình thi đấu tiêu chuẩn trong môn bóng chuyền và cả bóng chuyền hơi, chúng được biết đến với tên gọi “4-2”; “6-2” và “5- 1”. Tùy theo số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân mà các đội sẽ sắp xếp đội hình một cách hợp lý.

Đội hình 4-2

Gồm 4 tay đập và 2 chuyền 2. Đội hình kiểu này có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công khác. Những vận động viên ở vị trí chuyền 2 seepx hàng đối diện nhau trong các lần di chuyển đội hình.

Hàng tiêu biểu thường có 2 tay đập. Sau khi giao bóng, những người đứng ở vị trí hàng trước đều thay đổi vị trí của mình để chuyền 2 luôn được đứng giữa lưới.

Bên cạnh đó, một chuyền 2 sẽ di chuyển vào vị trí bên phải lưới và có cả tay đập giữa và tay đập biên.

Đội hình 6-2

Đội hình 6-2 thực chất cũng là đội hình 4-2 gồm 4 tay đập và 2 chuyền 2, tuy nhiên cùng lúc 6 người trên sân đều có thể là tay đập và chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần 2.

2 chuyền 2 trong độihình 6-2 thường chuyên rleen hàn trên lẫn nhau sau mỗi lần quay vòng đội hình. Để hỗ trợ cho chuyền 2, khi nâng hàng sẽ có 2 tay đập giữa và 2 tay đập biên và luôn luôn có một trong các vị trí này ở hàng trước hoặc hàng sau.

Đội hình 5-1

Chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi đội quay vòng, di chuyển đội hình. Do đó, đội có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới, và chỉ có 2 tay đập khi chuyền 2 ở hàng trên, do đó đội hình này có tới 5 tay đập. Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 này được gọi là tay đập ngoài.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về các vị trí trong bóng chuyền và sở đồ vị trí bóng chuyền chỗ đứng của họ trên sân bóng chuyền. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về luật thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp.

Bạn đang có nhu cầu mua trụ và lưới bóng chuyền cho cả gia đình. Hãy đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn tốt nhất về sản phẩm phù hợp với mục đích tập luyện của bạn. Chúng tôi luôn có những chính sách ưu đãi về giá cũng như chế độ vận chuyển, lắp đặt, bảo hành.

Từ khóa » Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền 6 Người