Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Thi đấu Cần Biết !
Các vị trí trên sân bóng chuyền, cách thay đổi vị trí và chiến thuật thi đấu như thế nào chuẩn là thắc mắc của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về môn bóng chuyền. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến bộ môn bóng chuyền này qua bài viết dưới đây bạn nhé !
Trên diễn đàn bóng chuyền, Dụng Cụ Thể Dục nhận thấy có khá nhiều chủ đề thắc mắc liên quan đến trận đấu bóng chuyền như các vị trí trên sân bóng chuyền?, cách thay đổi vị trí? hay chiến thuật thi đấu bóng chuyền?... Mặc dù vậy, dưới các chủ đề ấy vẫn chưa có câu trả lời nào dễ hiểu và đủ thuyết phục.
Nhằm giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi ở trên, hôm nay Dụng Cụ Thể Dục sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin hay xung quanh bộ môn bóng chuyền này. Nào, cùng bắt đầu với chúng tôi bạn nhé !
Các vị trí trên sân bóng chuyền
Thực tế, trong đội hình thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp được chia làm 5 vị trí gồm chuyền 2, tay đập ngoài (còn gọi là tay đập bên trái - chủ công), tay đập giữa (phụ công), tay đập đối diện (còn gọi là tay đập phải - đối chuyền) và Libero (còn gọi là chuyên gia phòng thủ). Mỗi vị trí đều quan trọng và dưới đây là thông tin chi tiết của các vị trí này:
Vị trí trên sân bóng chuyền
1. Chuyền 2
Chuyền 2 là vị trí đảm nhiệm việc điều tiết sự phối hợp của toàn đội. VĐV ở vị trí chuyền 2 là người sẽ chạm bóng lần thứ 2 và có nhiệm vụ đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để ghi điểm. Giữa chuyền 2 và các tay đập phải có sự ăn khớp với nhau, sắp sếp để giữ nhịp cho toàn đội và chọn tay đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền bóng. Chuyền 2 phải người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, chiến thuật đúng đắn và có tốc độ trong việc di chuyển khắp mặt sân.
2. Libero
Libero hay còn gọi là chuyên gia phòng thủ, người ở vị trí này có nhiệm vụ đỡ bóng lần thứ nhất, cứu bóng cho toàn đội và giao bóng. Libero thường là những người có phản ứng trước tiên trên sân và khả năng nắm bắt tình huống tốt. Libero trong tiếng anh có nghĩa là "tự do" và khi đảm nhiệm vị trí này họ có thể thay thế cho bất kì ai trên sân trong trận đấu. Libero chỉ có thể thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. VĐV Libero mặc trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội.
3. Middle Blockers
Middle Blockers có nghĩa là tay chắn giữa hay có cách gọi khác là Middle Hitters (tay đập giữa). Giữ vị trí này VĐV có thể thực hiện các đợt tấn công bất ngờ khi ở gần chuyền 2. Ngoài ra, Middle Blockers còn có nhiệm vụ phòng thủ, vừa phải ngăn chặn đợt tấn công của đối thủ và vừa phải tạo một hàng chắn kép tại biên. Thường thì một đội bóng chuyền chuyên nghiệp có 2 vị trí Middle Blockers.
4. Outside Hitters
Outside Hitters dịch ra nghĩa là tay đập ngoài, biên hay còn có tên gọi khác là chủ công. Đảm nhiệm vị trí này thường là tay đập chính trong đội và nhận gần như tất cả bóng từ chuyền 2. Những trái bắt bóng lần đầu không tốt thường được chuyền cho Outside Hitter hơn là Middle hay Opposite Hitter. Thường sẽ có 2 Outside Hitter ở mỗi đội trong trận đấu.
5. Opposite Hitters hay Right Side Hitters
Opposite Hitters có nghĩa là tay đập biên bên phải (đối chuyền) có nhiệm vụ phòng thủ ở khu vực ngay lưới. Họ phải tạo nên một hàng chắn tốt để chặn những cú dứt điểm từ Outside Hitter của đối phương và cũng đảm nhiệm vai trò như một chuyền 2 phụ.
Tham khảo thêm: Kích thước sân bóng chuyềnThay đổi vị trí trong bóng chuyền.
Thay đổi vị trí trong bóng chuyền hay còn gọi là đổi cầu trong bóng chuyền. Trong bóng chuyền, các cầu thủ di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Vận động viên (VĐV) đứng ở góc dưới bên phải qui định là số 1 (cũng là VĐV phát bóng), tiếp theo ngược chiều kim đồng hồ là số 2 cho đến VĐV đứng giữa ở hàng dưới là số 6.
Do trong thi đấu, các đội bóng chỉ sử dụng 1 chuyền 2 nên các VĐV thường chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thề chạy lên chuyền bóng và không bị bắt lỗi vị trí. Nói thêm, khi đứng đội hình sẽ là ngược chiều kim đồng hồ khi xoay cầu là cùng chiều kim đồng hồ.
Đổi cầu trong bóng chuyền
Đội hình chiến thuật thi đấu bóng chuyền
Khi thi đấu bóng chuyền thì chiến thuật thi đấu thường có 3 đội hình được biết đến nhiều nhất đó là "4-2", "6-2" và "5-1". Đội hình thi đấu bóng chuyền phụ thuộc số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người mới chơi, trong khi đội đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao.
1. Đội hình bóng chuyền 4-2
Đội hình thi đấu bóng chuyền 4-2 có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 thường chuyền bóng từ giữa hoặc bên phải của hàng trên. Đội hình này sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. Trong đội hình quốc tế 4-2, chuyền 2 thường chuyền bóng từ vị trí bên phải. Đội hình 4-2 quốc tế có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công khác.
Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong các lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có 2 Outside Hitter (chủ công). Bằng cách xếp như vậy, các thành viên đều sẽ đứng đúng vị trí ở hàng trước hoặc sau. Sau khi giao bóng, người đứng ở trí hàng trước đều thay đổi vị trí của mình để chuyền 2 luôn được đứng ở giữa lưới. Mặt khác, một chuyền 2 sẽ di chuyển vào vị trí bên phải lưới và có cả tay đập giữa lẫn tay đập biên. Điểm bất tiện ở đây là thiếu Offside Hitter và điều này cho phép một trong các tay chắn của đối phương "chơi ăn gian" ở hàng chắn giữa.
Điểm bất tiện của đội hình tấn công này là chỉ có 2 tay đập và đẩy đội vào tình thế có ít các vũ khí tấn công. Một điểm rõ ràng nữa là có thể thấy chuyền 2 chính là động lực cho đợt tấn công, mặc dù điều đó làm suy yếu đợt tấn công, bởi khi chuyền 2 đứng ở giữa sân, họ có thể "tip" hay "dump". Điều đó đồng nghĩa với việc hàng chắn của đối phương phải đề phòng với cả chuyền 2 nên trong một vài trường hợp sẽ để lộ sơ hở và giúp cho tay đập của đội mình có thể tấn công dễ dàng hơn.
2. Đội hình bóng chuyền 6-2
Đội hình 6-2 là đội hình mà người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để chuyền 2. 3 người chơi đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập và trong khi có 2 người hoạt động như là một chuyền 2. Vậy nên đội hình 6-2 thực ra là đội hình 4-2 nhưng chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần 2.
Đội hình 6-2 mở rộng đòi hỏi có tới 2 chuyền 2, người mà sẽ chuyển lên hàng trên lẫn nhau sau mỗi lần quay vòng đội hình. Như là một sự hỗ trợ cho chuyền 2, việc nâng hàng sẽ có 2 tay đập giữa và 2 tay đập biên, luôn luôn sẽ có 1 trong các vị trí này nằm ở hàng trước hoặc hàng sau. Sau khi giao bóng, người chơi ở hàng trước sẽ di chuyển đến vị trí đúng của mình.
Ưu điểm của đội hình bóng chuyền 6-2 này là luôn có 3 tay đập ở tư thế sẵn sàng, nhiều nhất trong các khả năng tấn công. Tuy nhiên, không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt, mà còn phải là những người chắn bóng hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2.
3. Đội hình bóng chuyền 5-1.
Đội hình 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi đội quay vòng đội hình. Vì vậy đội sẽ có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới và chỉ có 2 khi chuyền 2 ở hàng trên, vậy nên ta có thể có tới 5 tay đập. Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được gọi là Opposite Hitter.
Nhìn chung, Opposite Hitter không đỡ bước 1, họ đứng sau đồng đội khi đối phương phát bóng. Opposite Hitter có thể được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên. Đây là phương án thường được sử dụng để tăng sức tấn công trong các đội hình hiện đại.
Bình thường Opposite Hitter là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong đội. Back-row attack thường đến từ vị trí bên phải của hàng dưới, vị trí số 1, nhưng lại gia tăng khả năng của vị trí số 6 trong bóng chuyền đỉnh cao.
Đội hình thi đấu bóng chuyền
Lợi điểm lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên, tăng khả năng thành công khi tấn công.
Còn có một vài lợi điểm khác như, giống như đội hình 4-2, khi chuyền 2 ở hàng trên, người đó có quyền nhảy lên và thực hiện "dump" bóng sang bên kia. Điều này cũng góp phần làm rối loạn hàng thủ của đối phương, chuyền 2 cũng có thể nhảy và dump hoặc chuyền bóng cho tay đập đang chờ sẵn. Một chuyền 2 tốt sẽ nhận biết được này để chọn thời điểm thích hợp và phương án tấn công thích hợp để dump hay chỉ cần chuyền là đủ để làm rối loạn hàng thủ đối phương.
Đội hình tấn công 5-1 thực chất là sự kết hợp của 6-2 và 4-2, khi chuyền 2 ở giữa hàng trên, đợt tấn công trông như của 4-2 và khi chuyền 2 ở hàng dưới, đợt tấn công trong như của 6-2.
Tổng kết
Như vậy là Dụng Cụ Thể Dục đã giải đáp cho bạn xong thắc mắc các vị trí trên sân bóng chuyền và chiến thuật thi đấu bóng chuyền rồi đó. Hy vọng với những thông tin này thì bạn đã có thể hiểu rõ hơn về bộ môn bóng chuyền này ! Nếu cảm thấy chủ đề này hữu ích, hãy Like và Share bài viết để ủng hộ Dụng Cụ Thể Dục bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !
Tìm hiểu thêm: Kích thước sân bóng chuyền hơi.Từ khóa » đập Biên Trong Bóng Chuyền
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Cách Sắp Xếp đội Hình Thi đấu !
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Bóng Chuyền - Elipsport
-
[KỸ THUẬT] Các Bước, Cách Di Chuyển Trong Bóng Chuyền Thi Đấu
-
[Tìm Hiểu] Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền & Một Số đội Hình Thi đấu
-
Bóng Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Luật Chơi Bóng Chuyền
-
Đối Chuyền Là Gì? - Vị Trí Và Cách Thức Thi Đấu Trong BÓng Chuyền
-
Các Vị Trí Và Chiến Thuật Trên Sân Bóng Chuyền
-
Các Cách đổi Cầu Trong Môn Bóng Chuyền Mới Nhất
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Hơi Và Những Chiến Thuật Cơ Bản
-
3 Chiến Thuật Bóng Chuyền "đỉnh Cao" - Áp Dụng Hầu Hết Trong Các Trận