Các Vùng Văn Hóa Việt Nam - 123doc

Thuở ấy cư dân Tây Bắc vẫn là một bộ phận của nền văn minh đồngthau Đông Sơn với trống đồng và công cụ bằng đồng, những thứ mà ngày nay đã trở thành vật thiêng, chỉ dùng trong các nghi l

Trang 1

CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

• Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình văn hoá vùng và phân vùng

văn hoá Việt Nam chia thành 07 vùng văn hoá:

1 Đồng bằng Bắc Bộ

2 Việt Bắc

3 Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

4 Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ

5 Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ

6 Trường Sơn – Tây Nguyên

7 Gia Định- Nam Bộ

• Tác giả Trần Quốc Vượng phân chia thành 6 vùng:

1 Vùng văn hóa Tây Bắc

2 Vùng văn hóa Việt Bắc

3 Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

4 Vùng văn hóa Trung Bộ

5 Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên

6 Vùng văn hóa Nam Bộ

• Tác giả Lê Văn Hảo cho rằng Việt Nam có thể chia thành 10 vùng văn hóa bao gồm:

1 Thăng Long - Hà Nội

2 Phú Xuân - Huế

3 Sài Gòn - Gia Định

4 Trung du và đồng bằng Bắc Bộ

5 Đông Bắc

6 Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

7 Trường Sơn Nam - Tây Nguyên

8 Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ

9 Đồng bằng ven biển Trung và Nam Trung Bộ

10 Nam Bộ

Theo chúng tôi có thể phân thành 6 vùng chính sau:

1 Vùng văn hóa Tây Bắc

2 Vùng văn hóa Đông Bắc

3 Vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ

4 Vùng văn hóa Trung Bộ

5 Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên

6 Vùng văn hóa Nam Bộ

3.1 Vùng văn hóa Tây Bắc

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miềnđất dịu ngọt của những thiên tình sử tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếngthan thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu

Tây Bắc là một miền núi cao hiểm trở Các dãy núi chạy theo hướngTây Bắc- Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng

30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, YamPhình 3096m, Pu Luông 2.983m Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là

“sừng trời” (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc

Nó nằm bên bờ phải sông Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi làNậm Tao, nên ngày nay đoạn sông này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao.Dòng Nặm Tao chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thiên di của người

Trang 2

Thái đen vào Tây Bắc Theo sử huyền thoại Thái thì tổ tiên họ là Tạo Xuông –Tạo Ngần bay từ trên trời xuống và phải vượt qua con sông rộng, lắm sóng dữ,ghềnh thác Qua con sông là đến địa phận của trần gian Khó khăn là thế nên

tên thần thoại của dòng Nặm Tao là dòng “Sông Đắng – sông Xối” (Nặm ta

Khôm - Nặm Ta Khái) Còn theo các nhà dân tộc học thì dòng sông là conđường mà theo đó tổ tiên người Thái thiên di vào Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế

- sông Hồng của châu thổ phì nhiêu Trên đường đi, sông Đà - tên Thái là Nặm

Tè - tiếp nhận lượng nước của biết bao suối nhỏ và cả một dòng sông Nặm Nahợp lưu với nó ở ngay tỉnh lị Lai Châu Sát với biên giới Lào là dòng sông Mãchảy từ Điện Biên xuống đến phía Tây tỉnh Sơn La thì quặt sang đất Lào và trở

về miền Tây Thanh Hóa để xuôi về biển Vậy nên, đất Tây Bắc còn được đồng

bào gọi là đất “ba con sông”, tạo nên ba dải “nước màu: trắng, xanh, đỏ” Bởi

vì sông Mã lắm thác ghềnh nên nhiều sóng bạc đầu Lại còn có truyền thuyếtdòng sông là nữ thần canh giữ mỏ bạc mà xưa kia người Thái - La Ha thườngkhai thác Dòng Nặm Tè (sông Đà) chảy giữa các triền núi đá grannít, sâu thẳmxanh đen một màu Còn dòng Nặm Tao mang nặng phù sa thì chính ngườiKinh cũng gọi là sông Hồng Ba con sông tự nhiên nhưng trở thành biểu tượngriêng của vùng đất Chúng lại có ba màu của nắng, của cây và của đất Chúngbiến thành những tín hiệu văn hóa vùng mà người dân bản địa lấy đó làm tựhào, để phân biệt với người vùng muối (Kinh), người vùng sông Lô, sông Chảy(Tày, Nùng) v.v

Từ dưới xuôi đi lên phải qua đất tỉnh Hòa Bình, xưa kia phải vượt sông

Đà ở bến chợ Bờ và Suối Rút, rồi phải leo gần 100km đèo mới đến được caonguyên Mộc Châu, cao 800-1000m Phải lên đến đấy mới bước chân vào vùngTây Bắc, nơi mà hoa ban nở trắng rừng, xen lẫn với thông reo vi vút và nhữngrừng tre vầu ống lớn, cây cao Chẳng thế mà Mộc Châu có tên Thái là Trảng Tre– Trảng Ban (Phiêng Xang - Phiêng Ban) Từ cao nguyên "Tre Ban" đổ xuốngthung lũng hẹp Yên Châu để rồi leo qua dãy Chiềng Đông lại đổ xuống Nà Sản

mà về Sơn La

Từ Sơn La phải vượt dãy Pha đến (nơi ngăn cách Trời - Đất) đến ngã baTuần Giáo, rẽ trái vào Điện Biên, đi thẳng thì lên Lai Châu Từ đây ngược nữalên phía phải để đến đất Sìn Hồ của dãy Hoàng Liên Sơn, hãy men theo chân

nó đi lên biên giới phía Bắc Nếu ngược nữa lên phía trái là đến Mường Tè cóbản Mường Nhé, nơi con gà gáy ba nước Việt - Lào - Trung đều nghe Hànhtrình vừa kể trên chính là trục dọc của vùng văn hoá Tây Bắc

Dẫu rằng cũng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một

độ cao từ 800-3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao nhưSìn Hồ có cả khí hậu ôn đới Đã thế, địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, cácdòng sông, khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo nhưvùng Nghĩa Lộ, Điện Biên Do vậy, Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khíhậu Trong lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa

Trang 3

đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dầy mà không khỏi rét Nhưng chính vìvậy mà thiên nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình Dân sốthấp, năm 1978 mới có 59ng/km2 Với tỉ lệ tăng 3,5%/năm cộng với việc didân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120 người/km2 Cư dân cổ truyền, những chủnhân từ xa xưa của Tây Bắc, đều làm công nghiệp với hai loại hình : ruộngnước ở thung lũng, và nương rẫy ở sườn núi Câu ngạn ngữ Thái đã nói :

Xá ăn theo lửa Thái ăn theo nước H'mông ăn theo sương mù.

Người Thái, tộc người đa số trong vùng, làm ruộng nước trong các thunglũng, các vùng lòng chảo Người Mường và một bộ phận người Dao cũng thế.Nhưng ngay những tộc người này cũng phải làm thêm nương rẫy thì mới đủsống Người Xá, theo tên gọi miệt thị xưa, bao gồm nhiều tộc khác nhau nhưKhơmú, Laha, Kháng, Mảng, Xinhmun Họ làm nương theo phương pháp thô

sơ : phát rừng, đốt lấy tro, chọc lỗ tra hạt Còn người H'mông thường ở núi cao,cũng phát rừng, nhöng lại biết dọn gốc, cày xới làm nương thâm canh Ruộng vànương chỉ giải quyết được lương thực và một phần rau xanh Thịt, cá, rau và cảlương thực khi mất mùa, đều còn phải trông vào hái lượm, săn bắt Chẳng thế màđồng bào có câu:

Cơm, nước ở mặt đất Thức ăn ở trong rừng

3.1.2 Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc

Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểmchuẩn, hiện tại là địa bàn gồm bốn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái.Khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc thì phải kể một phần tỉnh Hoà Bình nữa.Năm 1955 đổi thành khu tự trị Tây Bắc, vì tên cũ Khu Tự trị Thái Mèo khôngphản ánh hết tên của gần hai chục dân tộc sinh sống ở đây Chỉ kể những dântộc tương đối đông dân ta đã có Thái (với các ngành Đen, Trắng, Đỏ) H'môngvới các ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa, Dao (với các ngành Quấn chẹt, NgaHoàng, Dao đỏ), Mường, Khơmú, Laha, Xinhmun, Tày Ngoài ra, còn có một

bộ phận người Kinh vốn là con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất đã sống lâuđời ở đây, và một bộ phận người Hoa, vốn là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc.Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng Quả là khó khi muốn nói vềvăn hoá cả vùng với một quần thể cư dân đa dạng như thế Nhưng dẫu sao tínhchất vùng của văn hóa Tây Bắc vẫn được hiện ra lồ lộ không thể phủ địnhđược Cần phải ngược dòng lịch sử, nhưng không thể quá xa vì chẳng lấy đâu

ra chứng cứ Vả chăng, chỉ cần phạm đến đầu công nguyên là đã bắt gặp cácvăn hóa cơ tầng của miền đất này rồi

Thuở ấy cư dân Tây Bắc vẫn là một bộ phận của nền văn minh đồngthau Đông Sơn với trống đồng và công cụ bằng đồng, những thứ mà ngày nay

đã trở thành vật thiêng, chỉ dùng trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên Trong số cưdân ấy, người Kháng có tục uống nước bằng mũi (Ta mui) Nước măng chua,hòa tỏi, rau thơm, gạn lấy nước, đổ vào vỏ quả bầu mận, cho chảy vào mũi,trong lúc ấy miệng thì nhai cá hay thịt Cách uống này vẫn còn thấy ở ngườiKháng sống ở ven sông Đà, phía bên Tà Xại, Sơn La Đặc biệt người Kháng rất

giỏi làm thuyền độc mộc Người Thái phải công nhận “Thuyền tốt không gì bằng thuyền Kháng”.

Còn người Laha thì mãi đến ngày nay vẫn được người Thái tôn sùng vìđược coi là chủ nhân trống đồng Bởi vì cả người Laha lẫn người Thái đều có

Trang 4

trống đồng làm vật thiêng, có thần trú ngụ trong đó Người Laha cũng nổi tiếng

về hội lễ “Mừng mùa măng mọc” với điệu múa thực khí sinh động, rộn ràng

trong tiếng đệm của một đàn ống tre rỗng, gõ trên tấm ván với những cô gáinhún nhảy múa

Đến những năm 60 của thế kỉ này người Mảng vẫn còn bảo lưu xămnhững chấm, những vòng tròn có chấm ở giữa, quanh miệng và cằm Vì thế

người Thái gọi họ là “Xá cằm hoa” (Xả công Lái), tức người Xá cằm xăm hoa

Tất cả những nét đặc trưng như trống đồng, thuyền độc mộc, nhạc cụ trenứa, tục xăm mình, đều như phảng phất những gì đã từng được sách chữ Háncũng như các truyền thuyết nói về xứ sở của các vua Hùng

"Vào khoảng thế kỉ XI-XII, một bộ phận tổ tiên ngành Thái đen doTạo Ngần thiên di xuống chiếm miền Mường Lò mà Người Kinh cũng vậy, họgọi là Đông cổ thần cánh đồng Nghĩa Lộ là trung tâm" Cháu Tạo Ngần là LạngChượng cầm binh đánh thắng dần các bộ tộc Nam á từ Nghĩa Lộ qua Sơn La vàtới Điện Biên , cuộc hành trình của Lạng Chượng mở đầu "giai đoạn bọnthống trị Thái làm chủ miền Tây Bắc" Theo sách dã sử và truyền thuyết củachính người Thái, Lạng Chượng phải chật vật lắm mới thắng nổi quân Nam á.Truyền thuyết Thái kể rằng : "Quân Xá" (tức Nam á) có tên làm bằng đồng sắcnhọn, quân Thái chỉ có tên tre Lạng Chưng mới lập mưu thách nhau bắn xemtên ai cắm vào đá là thắng Quân Xá bắn tên đồng vào đá thì bật ra Quân Tháinạp cụm sáp ong vào đầu tên tre nên bắn vào đá thì dính Quân Xá" chịu thua,phải để quân Thái chiếm đất, còn quân Xá phải chạy vào rừng sâu mà ở."

Truyền thuyết cũng kể rằng quân Xá thua, chẳng những mất đất mà cònphải dâng trống đồng cho quân Thái Từ đấy các dân tộc Nam á suy thoái dần,nền văn hóa huy hoàng thuở ấy bị mai một rất nhiều Ngày nay, trong văn hóacủa họ đã có nhiều yếu tố Thái Chẳng hạn, họ đã hoàn toàn quên mất nền âmnhạc của mình mà chỉ còn biết sử dụng các làn điệu lí Thái để hát Ngược lại,người Thái lại học được rất nhiều từ văn hóa của những người bản địa chiếnbại, khiến cho văn hoá Thái (đặc biệt là Thái Đen), Tây Bắc loại biệt hẳn vớivăn hoá những người anh em chung cội nguồn của họ nh người Tàu phía Đông

và người Lào phía Tây Chính quá trình hỗn dung và tiếp biến văn hóa đó đãtạo nên sắc thái vùng văn hóa Tây Bắc, thông qua văn hóa Thái là chủ thể

Trước hết xin bắt đấu từ văn hóa "đời thường" Từ cao nguyên Mộc Châuxuôi xuống thung lũng Yên Châu ở phía Bắc là đã bắt gặp những ngôi nhà sàn

ẩn hiện những dãy cây xoài, rặng chuối Nhà sàn Thái có cái mái đầu hồi khumkhum hình mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy có hai vật trang trí, người Thái gọi là

"Sừng cuộn" (Khau cút) vì đầu phía trên của nó thường được thao tác thành mộtvòng tròn xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau đớn (Phắc cút), một thứ rau rừng rấtđược đồng bào ưa chuộng Bản Thái thờng nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánhđồng ở đấy thế nào cũng có ít nhất một dòng suối to nhỏ tùy nơi Bản nào ởchân núi đá thì hay dùng mạch nước ngầm làm nước ăn, gọi là "Mỏ nước" (Bónặm) Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, đượcgói gọn dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó làcái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là

"mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái" Còn "lịn" làcách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đụcrừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số Người Kinh vùng núi PhúThọ (cũ) học theo cách làm này và gọi chệch đi là "lần nước" Do chủ động tướitiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa Gặt lúa xong là

Trang 5

tháo nước bắt cá Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốtlúa Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng.

Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :

Đi ăn cá, về nhà uống rượu

ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấmNhững dòng suối còn đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người.Suối được coi là vật nữ tính : "con suối" (Me nặm) Suối lại là nơi trú ngụ củathần nước, thường ở những đoạn nước cuốn thành vực (Vắng năm) Hàng năm,khi làm lễ cúng bản (Xên bản) vào mùa xuân, người ta tổ chức ngay trên bờvực nước đó Có một tâm thức tín ngưỡng với nước là đặc điểm chung của cáctộc người làm nông nghiệp ở người Thái, tâm thức đó được thể chế hóa bằnghình tượng thần nước dưới dạng thuồng luồng và bằng các lễ cụ thể Con suối

và cánh đồng, những sản phẩm sáng tạo và chiếm lĩnh của con người cũng đã

đi vào thơ ca, âm nhạc như những hình tượng đẹp của cảm xúc thẩm mĩ như lờibài dân ca sau :

Đêm trăng sáng Tâm hồn em như muốn phiêu diêu Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng

Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng Chờ tiếng sáo anh Luồn qua sương, luồn qua chân núi Đến với em trong ánh trăng ngời ngài

Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu với nơng, đồng bào

có lúa, rau quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt,.v v Bông vàchàm cũng trồng trên nương Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái raurừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùamàng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói Bản làng cómột thái độ rất kính trọng với rừng Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vìrừng là nơi con người nương tựa để tồn tại Luật Thái có hàng chục điều quyđịnh về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệrừng đầu nguồn

Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hóa củaquê hương họ, mà còn vì chỉ có ban mới mọc được ở nơi đất cằn nhờ có bangiữ lại mùn tự trên cao chảy xuống, mà đất cằn tái sinh, mà mùn rác không lấpruộng, nghẽn suối, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống.Chỉ riêng cách ứng xử với cây ban cũng đủ thấy đặc trưng văn hóa Thái nóiriêng, Tây Bắc nói chung có một trình độ khoa học thế nào, có tính nhân văn rasao trong cái nhìn sinh thái học Chẳng riêng gì ngời Thái, con người H'môngtrên núi cao, người Khơmú, người Dao, người Kháng, Laha v.v , trong rừngsâu đều tự nguyện tuân theo luật Thái Điều đó không đơn thuần vì giai cấpthống trị Tây Bắc trước kia là thuộc tộc Thái, mà điều quan trọng là ở chỗ, đâycũng là quyền lợi lâu dài của tất cả các dân tộc trong vùng

Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng, người Thái sống chân thật, giản

dị và rất hòa thuận Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy người ta totiếng với nhau Đặc biệt không bao giờ trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, chứ khôngnói đến việc bị đánh đòn Trẻ con hiểu nhiệm vụ của chúng và rất tự giác thựchiện Chúng có sai sót gì, người lớn chỉ nhắc nhẹ Trẻ em rất ngoan, chúng chơiđùa với nhau rất thân ái Gặp lúc khó khăn, đói kém người ta đến họ hàng xinlương thực Người được hỏi xin sẵn sàng chia sẻ số lương thực còn lại, dù biết

Trang 6

rằng sau đó chính họ cũng sẽ lâm vào cảnh thiếu đói và cũng phải lên rừng đào

củ mài, củ bới thay cơm Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trờng đã có tác độngvào đời sống cư dân Tây Bắc, thì phong tục này vẫn được thực hiện với tấm lòng

vị tha và tình nghĩa sâu đậm

Nhân đây cần nói ngay rằng nếp sống hòa thuận, tôn trọng người già,thương yêu con trẻ và giúp đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộctrong vùng Những kì thị dân tộc không phải không có, nhưng rất hiếm và phầnnhiều là cách đánh giá của giới quý tộc Thái, còn giữa những người lao độngthì hầu như không có Cho nên, khi đói kém, anh em H'mông ở núi cao xuống,

bà con Khơmú, Mảng trong rừng sâu ra, bản Thái sẵn sàng chia sẻ Ngược lại,cũng có năm, bản Thái lượt kéo nhau lên núi cao để khi về kĩu kịt những tặngphẩm của bà con người H'mông Vào những năm tháng kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ, đồng bào Thái lại đợc anh em các dân tộc Nam á giúp đỡ tậntình ở nơi sơ tán Nhìn nhận hiện tượng này, các nhà kinh tế học cho rằng đó là

hệ quả của một xã hội chưa biết đến thương nghiệp với vật ngang giá là đồngtiền Cũng có thể là như vậy Nwng nếu tiếp cận từ góc nhìn văn hóa thì cũngphải công nhận đây là một thuần phong mĩ tục trong quan hệ giữa người cácdân tộc với nhau Nếu không thế thì không thể giải thích được, vì sao ngày naytrong cơ chế kinh tế thị trường, phong tục truyền thống vẫn được giữ vững và

sẽ không hiểu thế nào được sự tồn tại suốt mấy chục năm của các "quán tựgiác" trên khắp nẻo đường Tây Bắc Đồng bào treo chuối, mía, trứng, để giátiền vào từng loại, khách qua đường tự lấy ăn rồi bỏ tiền vào cái túi vải treocạnh đó Khách có tiền lớn thì có thể đổ tiền trong túi ra, tự lấy tiền thừa rồi bỏtiền của mình và số tiền sẵn có của quán hàng trở lại vào túi Chủ quán không

có mặt, nhưng chẳng ai dám cả gan ăn cắp - kể cả những lái xe người Kinhthích đùa đi qua đường

Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng "mọi vật có linh hồn"(animisme), một loại tín ngưỡng mà mọi dân tộc trên hành tinh đều trải qua Có

đủ loại "hồn" và các loại thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượngthiên nhiên như sấm, chớp, mưa, gió Các bộ phận trên thân thể con người cũng

có hồn Người Kinh cho rằng có ba hồn bảy vía (nam) và ba hồn chín vía (nữ).Người Thái có đến 80 hồn (Xam xếp khoăn mang nả Hả xếp khoăn mang lăng),như hồn tóc, hồn lông mày, lông mi, tai, mũi, trán v.v Người chết không biếnmất mà trở về sống ở bản của tổ tiên Do chỗ mọi vật đều có hồn, nên cần phải

cư xử với chúng như trong quan hệ với người Vậy có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác,hồn lành tùy thuộc vào cách đối xử của người với chúng Vào hoàn cảnh xã hội

cổ truyền thì đây là cách chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào, với hivọng có thể nói chuyện", có thể "thương lượng thậm chí khi cần thì cầu xinchúng Bằng cách đó, đồng bào thiết lập được mối quan hệ với mọi vật và với tổtiên, đặt con người vào tống thể môi trường không gian và thời gian, tạo nên mộtcân bằng trong tâm thức Con người hội tụ vào cuộc sống hiện hữu của mình cácmiền thời gian : quá khứ, hiện tại, tương lai; và các chiều không gian, thiênnhiên, môi trường, con người, xã hội Đó chính là mối quan hệ đa diện, đaphương đảm bảo cho tính hợp lí và sự ổn định tất yếu của cuộc sống con người.Thiết tưởng, với trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì cách nhận thức thếgiới theo phương pháp huyền thoại, tín ngưỡng này không phải không có tácdụng tích cực cho sự tốn tại của cộng đồng và con người

Văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhândân Tây Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm

Trang 7

nên đặc trưng văn hóa vùng Riêng về lĩnh vực này đã phải cần đến một côngtrình lớn mới có thể trình bày cho cặn kẽ được Cho nên, một vài điều nêu ra đâymay mắn lắm cũng chỉ là những nét chấm phá vào một toàn cảnh lớn lao, hoànhtráng và mang đậm tính dân gian Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóachuyên nghiệp, bác học chưa xuất hiện ở người Thái tuy đã có một vài nghệnhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng và mặc dầu dân tộc này có chữ viết cổ, nhưngtác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng Mỗidân tộc trong vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từtục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các ángvăn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trongđám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười v.v ở một số dân tộc

có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hátlàm dâu (H'mông), Vườn hoa núi Cối (Mường) v.v Người Thái còn có cảtruyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc như bản sử caDõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc) hay Lịch sử bảnmường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát của các Mo-then trong lễ cúng người

ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả bằng văn phongtrau chuốt Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có những thiên sử thi như ởHòa Bình, Thanh Hóa Ngoài ra, do đã tách ra từ mấy thế kỉ và sống giữa nhữngcộng đồng tộc người khác, nên người Mường Tây Bắc còn có những áng vănhiếm thấy ở các vùng Mường như "vườn hoa - Núi cối" chẳng hạn Các truyềnthuyết của từng dân tộc, một mặt khẳng định nguồn gốc của họ với những nhómđồng tộc cư trú ở các vùng văn hóa khác ; mặt khác lại gắn bó với vùng đất vàtrình diễn lịch sử của họ trên mỗi đất miền này, và góp phần làm nên dấu hiệuđặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc Có thể gặp những truyền thuyết như thếtrên từng bước chân Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì bắn xem tên ai xuyênvào đá, kia là nơi Nàng Han (một Gianđa Thái) tắm (Suối Nàng Han) Dãy núi

ba chỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình bảo vệ quê hươngv.v Và đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có vàcũng thắm đượm tình người "Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thànhbiểu tượng văn hóa Tây Bắc Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũrượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trốngrộn ràng Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từNgọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ Tương truyền có đến 32điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàngtrai Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu NgườiH'mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới.Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo Còn điệuTăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha Và đến với người Mường thì phảiđược xem múa bông Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn dân tộc nàotrong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc làmột nét đặc trưng của vùng Tây Bắc

Dường như có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc TâyBắc, một sở thích không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác Đó là hệ nhạc cụhơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc Nếu sưu tầm và gộp chung lạithì có đến vài chục loai hình thuộc hệ nhạc cụ này Nhiều loại đã được cả nướcbiết đến như Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn H'mông Ngoài ra, mỗi dân tộcđều có bản sắc riêng như cây Tính Tảu Thái, đống ôi Mường, chưn mayKhơmú, đàn tròn và đàn ba dây Hà nhì v.v ở nhiều dân tộc khác, thơ ca Tây

Trang 8

Bắc được sáng tác để hát, chứ không phải để đọc Những truyện thơ, những áng

sử thi được trình diễn bằng cả những liên khúc âm nhạc mà nhiều bài trích ra từ

đó đã được cả nước biết đến như bài “inh lả ơi” chẳng hạn

Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục,chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng ; rất nhiều màu đỏ, xen vàovới vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thì phải làxanh da trời tươi Phải chăng giữa mênh mông xanh lá cây, những màu ánh lênnhư những điểm sáng, khẳng định sự có mặt của con người ? Còn họa tiết, bốcục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú, đến nỗi chỉ một chiếckhăn piêu Thái, một bộ nữ phục H'mông, Lô Lô, Dao đỏ, một mặt chăn Mường,một điểm màn Kháng cũng đủ tầm cỡ để phải làm riêng một chuyên khảo.Những nét chung của cả vùng không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dântộc Thậm chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cái riêng.Lấy một chuyện bi tình sử có ở nhiều dân tộc Tây Bắc làm ví dụ : "một đôi traigái yêu nhau nhưng vì lý do nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử chết".Truyền thuyết của các dân tộc khác nhau, đương nhiên sẽ kết thúc khác nhau.Hẳn là những nét phác họa ở đây nhiều lắm cũng chỉ là gợi mở về một vùng vănhóa đa dạng và độc đáo hi vọng rằng có thể dẫn dắt chút ít cho những ai muốntìm hiểu sâu thêm về vùng văn hóa Tây Bắc

3.2 Vùng văn hóa Đông Bắc

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đấtgắn bó với một thời gian khổ mà oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng: là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến cônganh hùng của quân dân ta v.v , như bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã

mô tả Năm 1947, danh từ Việt Bắc xuất hiện để chỉ chung vùng căn cứ cáchmạng, tháng 10-1954, danh từ này lại được dùng để chỉ chung toàn căn cứ địacủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Năm 1956, khu tự trị Việt Bắcđược thành lập gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, TuyênQuang, Thái Nguyên Sau này, khu tự trị Việt Bắc giải thể, danh từ này vẫn tồntại Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang

Thực tế vùng Việt Bắc, do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về phía ĐôngBắc, cho nên hiện nay, khi phân định vùng văn hóa, đa phần các nhà nghiên cứuđều thống nhất gọi vùng văn hóa này là vùng văn hóa Đông Bắc Ngoài địa bàn

6 tỉnh kể trên, ranh giới vùng văn hóa Đông Bắc còn bao gồm cả phần đồi núicủa các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh Trên bản đồ,vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ đến 23 độ

vĩ bắc, vì thế, đây là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tựnhiên nhiệt đới sang á nhiệt đới

Đây là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ảnh hưởng sâusắc nhất của nó.Địa hình Đông Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại ở TamĐảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và đông Bắc và phần hướng lồi quay

ra biển, thứ tự từ trong ra biển là các cánh cung : sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc,Bắc Sơn và Đông Triều Các dãy núi đều thuộc loại có độ cao trung bình và thấp.Một số núi có độ cao là Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liên Ti (2403m) và Pu Ta

Ca (2274m).Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thốngcác sông Cầu, sông Thương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy vào TâyGiang và các sông ở miền duyên hải Nét đặc trưng của hệ thống sông ở đây là

Trang 9

độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất Mặt khác, trongvùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hố Thang Hen v.v Cư dân chủ yếu củavùng Đông Bắc là người Tày và Nùng Ngoài ra còn có một số dân tộc ít ngườikhác như Dao, H'mông, Lô Lô, Sán Chay Người Tày và người Nùng, thực raxưa kia là những tộc người có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khốiBách Việt Tên gọi Tày xuất hiện có thể vào nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất saucông nguyên.

Thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt – tổ tiên của ngườiTày với người Việt - những cư dân Lạc Việt cổ là có thực Thời nước Âu Lạc,liên minh ấy càng bền chặt hơn Sự phát triển của liên minh này càng về saucàng gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nhà nước Đại Việt Và người dânvùng Đông Bắc: Tày và Nùng, càng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữbiên cương Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đầu công nguyên, ngườiTày, Nùng có tham gia vào cuộc khởi nghĩa này

Truyền thuyết và kí ức của cư dân Đông Bắc còn ghi khá kĩ về tổ tiên họtham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 548, cư dân Đông Bắc lại ủng hộ cuộckhởi nghĩa của Lý Bôn chống quân nhà Lương Trong thời tự chủ, vai trò của cưdân Đông Bắc đối với cuộc chống xâm lược nhà Tống rất quan trọng Các độiquân của các thủ lĩnh địa phương tham gia đánh quân xâm lược Tống Trong balần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, nhân dân vùng ĐôngBắc lại tích cực tham gia sức người sức của, góp phần vào sự đại thắng của quândân Đại Việt Trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh, nhân dân Tày Nùng

đã tham gia rất đông đảo dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh như Nông Văn Lịch,Hoàng Thiên Hữu, Nguyễn Văn Hách, Dương Thế Châu v v Nhà Mạc giànhngôi của nhà Lê, thất thủ ở đống bằng, kéo quân lên miền núi xây thành, đắp lũy

để chống lại nhà Lê Một số tù trưởng đã đứng về phía nhà Lê chống lại nhàMạc Khi vua Quang Trung chống quân xâm lược Thanh, người dân Tày - Nùng

đã hưởng ứng lời kêu gọi của Quang Trung đứng lên đánh giặc.Người Pháp thiếtlập ách cai trị trên đất nước ta, đồng bào Tày - Nùng đã có những cuộc vận động,

tổ chức đánh giặc Từ phong trào Cần Vương đến phong trào Việt Nam QuangPhục Hội, người dân ở đây đều tham gia khá tích cực Từ sau năm 1940, saucuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Đông Bắc đã trở thành khu căn cứ địa của cách mạngViệt Nam Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Đông Bắc lại trở thành căn

cứ địa kháng chiến chống Pháp ở cả nước.Những năm cả nước chống giặc Mỹ,người Tày - Nùng lại có những đóng góp rất lớn Như vậy, trong diễn trình lịch

sử, cư dân Đông Bắc, và chủ yếu là cư dân Tày - Nùng cùng gắn bó số phận vớicác dân tộc ở vùng xuôi Thời phong kiến, các vương triều đều có ý thức vun đắpcho sự gắn bó này.Dù hiện tại là hai dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng lại

có những nét gần gũi, sự gần gũi giữa họ là tương đối Trong quan hệ với vănhóa Hán, người Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày,người Tày chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt nhiều hơn Về phương diện tổ chức

xã hội, cư dân Tày - Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sôngsuối hay thung lũng Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất Các gia đình trong bản và cácthành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức Nói cách khác,bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm cơ sở Nét đáng chú ý,bản của người Tày - Nùng không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, mà nóchỉ là một cộng đồng về mặt xã hội Sự gắn bó con người và con người về cuộcsống kinh tế, đời sống văn hóa v.v cũng chỉ tồn tại trên ranh giới của bản Mọi

tổ chức xã hội cao hơn bản đã mất Từ lâu rồi, trên bản chỉ còn những thiết chế

Trang 10

xã hội như xã, tổng, châu hay huyện, những thiết chế này thay đổi theo các thểchế chính trị, nhưng bản thì không bao giờ thay đổi Thành tố cấu thành các bảncủa người Tày hay người Nùng là những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họkhác nhau, có bản gồm 2,3 họ, có bản trên dưới 10 họ Thiết chế dòng họ, với tưcách là lực vận hành xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo, nhưng quan hệgiữa những người trong họ vẫn đậm nét Trong khi đó, quan hệ cộng đồng lại cóvai trò quan trọng Các bản, dù mới lập hay có từ lâu đều có miếu thờ thổ công,

mà nhiều nơi gọi là thổ địa (thổ tị), thành hoàng (thâm trong) Tổ chức xã hộiđược coi là chặt chẽ trong các bản của người Tày hay người Nùng là phường,đám ma mà họ gọi là phe.Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng là giađình, lại là gia đình phụ hệ, chủ gia đình vẫn thường là người cha hay ngườichồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoàilàng Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng đồng, sự phân biệtđối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà Nhà ngoàibao giờ cũng dành riêng cho đàn ông Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờđược ở nhà ngoài

3.2.2 Đặc điểm vùng văn hoá Đông Bắc

Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội củavùng Đông Bắc sẽ tác động đến văn hoá của vùng này Trước tiên là văn hoávật chất Người Tày- Nùng có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất Nhà sàn

là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái Nêú lànhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính Cửa cóthể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng sốbực bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngàycàng nhiều, nhưng cũng có rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô,kết cấu, bố cục bên trong ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây

là một loại nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất vừa mang tính chất nhàsàn

Trang phục của người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệttheo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương Y phục của nam giớingười Tày theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu vàgiày vải Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ cao, có hàng cúc vải ởtrước ngực, cùng hai túi Hàng cúc của áo này bao giờ cũng là 7 cái Quần củanam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày đượcmay bằng vải chàm Về đồ trang sức, họ ít dùng đồ trang sức Vì vậy, trangphục của người đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn

Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kíchthước trong trang phục Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại đa dạng vàphong phú Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ

nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áocánh, áo dài 5 thân, quấn, thắt lưng, khăn đội đấu, hài vải Đồ trang sức cũngđơn giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và xàtích bằng bạc Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộcthêm chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau Phụ nữ người Nùng

có khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạcnhư vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai v.v

Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn

và khẩu vị của cư dân Đông Bắc có hương vị riêng Việc chế biến món ăn của

cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế

Trang 11

biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v Họ chế biến ngô một cách tinh tế,ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh Thức ăn chính làgạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng.Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn Các loại xôi màu hấp dẫn thường

có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng Thịt lợn, thịt vịt quay thườngđược làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê

Bữa ăn của cư dân Đông Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái Tất cả cácthành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nểtrọng

Điều đáng chú ý là tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành từ rất sớm.Đầu tiên là các trí thức dân gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày Mo, Then,Tào, Pụt Trong thời kì tự chủ, triều đình có quan tâm đến việc học hành của cưdân Đông Bắc Nhà Mạc khi chạy lên đóng đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầnglớp nho sĩ, quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa

Do vậy tầng lớp trí thức nho học hình thành, có một số đạt tới trình độhọc vấn cao như Bế Văn Phúng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức Hậu Khi thựcdân Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, sau này khai thác thuộc địa lần 1, lần 2,tầng lớp trí thức nho học ít dần, tầng lớp trí thức mới được đào tạo trong cácnhà trường thực dân như các ông thông, kí, thầu phán, giáo học Một số có lòngyêu nước, được người dân kính trọng về sau đã đi theo ánh sáng của Đảng đểcứu nước như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi v.v Trong kháng chiến chốngPháp, nhất là sau ngày hòa bình lập lại, giáo dục ở Đông Bắc được chú trọngphát triển Số trường học các cấp có ở các địa phương ngày càng nhiều

Trong đào tạo, bên cạnh chữ Quốc ngữ, một số tộc như Tày, H'môngcũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Bắc có những nét cơ bảngiống với các khu vực khác.Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của

cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất,

tổ tiên Các thần linh của họ rất đa dạng, có khác là nhiều thần như thần núi,thần sông, thần đất Ngoài ra lại có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồngđược củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản ýthức về gia đình, dòng họ được, củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên Mỗigia đình có một bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trạng trọng nhất trong nhà Ngoài ra,trong nhà họ còn thờ vua bếp

Diện mạo tôn giáo Đông Bắc cũng có những nét khác biệt Các tôn giáonhư Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linhcủa người dân ở Đông Bắc, chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng

có những chùa đáng lưu ý, như chùa Hang, chùa úc Kỳ ở Bắc Thái, chùa DiênKhánh, chùa Vinh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn Tamgiáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp,trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời trong dân gian

Về chữ viết, vùng Đông Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua cácgiai đoạn : giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm,giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh Năm 1960, Đảng vàNhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết theo lối chữQuốc ngữ, bằng chữ cái Latinh Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dânTày - Nùng ở Đông Bắc đã có những nhà văn viết văn bằng chữ viết dân tộc.Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoànv.v

Trang 12

Trong khi đó, văn học dân gian Đông Bắc khá đa dạng về thể loại,phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví,câu đố và đồng dao, dân ca Riêng dân ca, loại phong phú là loại khá riêng biệtđược viết trên nền giấy vải khá công phu Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi

và lượn lương, là những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưachuộng

Lễ hội của cư dân Tày - Nùng rất phong phú Ngày hội của toàn cộngđồng là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn ra gồm hai phần : Lễ và hội Nghi

lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng Một bữa ănđược tổ chức ngay tại đây Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánhyến, tung còn, ảo thuật v.v Như vậy, về bản chất, hội lồng tồng là một sinhhoạt văn hóa

Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Đông Bắc, không thể khôngnói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi

để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình Người ta đã từng nói đến một loại sinhhoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt vãn hóa đặc thùcủa vùng Đông Bắc Tóm lại, Đông Bắc là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù.Tộc người chủ thể : Tày-Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thùnày Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóaĐông Bắc và văn hoá cả nước

3.3 Vùng văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ

3.3.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội

Lâu nay, khi xem xét văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ, người ta thường đặt

xứ Nghệ - Tĩnh ra ngoài và xếp thành một vùng riêng GS Đinh Gia Khánhtrong Các vùng văn hóa Việt nam cũng đặt riêng vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh bêncạnh vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc, ngoài việc tách riêng vùng văn hóaThăng Long - Đông Đô - Hà Nội, PGS PTS Ngô Đức Thịnh không tách riêngvùng văn hóa Nghệ - Tĩnh, mà quan niệm rằng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm lưuvực của sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã

Thực ra, tách vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh ra khỏi vùng văn hóa châu thổBắc Bộ, cũng có cơ sở khoa học của nó, nhưng nếu nhập chung vào ít nhất như

ý kiến của PGS.PTS Ngô Đức Thịnh, cũng có cái lí của nó

Chúng tôi cho rằng, Nghệ - Tĩnh, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, chỉ

rõ sắc thái riêng khi đặt chúng vào bối cảnh lớn hơn của vùng văn hóa lưu vựcsông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, nói cách khác, đó là những tiểu vùngvăn hóa, một mặt mang tính chất của châu thổ Bắc Bộ, một mặt có những nétriêng Do vậy, khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóathuộc lãnh thồ các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của cáctỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ

An, Hà Tĩnh Cũng cần nói thêm về Nghệ An, Hà Tĩnh, ngay từ thời kì VănLang - Âu Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn, Nghệ An - Hà Tĩnh vẫn gắn bó vớiBắc Bộ Hình như việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn, chỉ cóthời chống Pháp, chống Mỹ mà thôi.Như vậy, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộnằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã Đây là vùng văn hóa đúngnhư PGS, PTS Ngô Đức Thịnh nhận xét : "Trong các sắc thái phong phú và đadạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độcđáo và đặc sắc." Dẫn đến điều này là một hệ quả, một tổng hòa các quan hệ của

Từ khóa » Bản đồ 7 Vùng Văn Hóa Việt Nam