Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Viêm Gan B - .vn

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và để lại những hậu quả và biến chứng nặng nề vì vậy việc làm các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B là vô cùng cần thiết nhằm phát hiện bệnh và giúp kiểm soát bệnh. Vậy cần làm các xét nghiệm gì? có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm hay không ?

Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì, có cần nhịn ăn ? 1

Mục lục

  • Viêm gan B có triệu chứng như thế nào?
  • Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?
  • Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán
    • Xét nghiệm HBsAg
    • Xét nghiệm Anti-HBs
    • Xét nghiệm HBeAg
    • Xét nghiệm Anti-HBe
    • Xét nghiệm Anti-HBc
    • Xét nghiệm Anti-HBc IgM
    • Các xét nghiệm chuẩn đoán khác
  • Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan b
  • Quy trình lấy máu xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền?
  • Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan B?

Viêm gan B có triệu chứng như thế nào?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay, nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của gan, có thể dẫn tới nhiễm trùng gan và đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.  Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng này và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có triệu chứng như thế nào? 1

Người bệnh viêm gan B thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Phần lớn người bệnh viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên rất khó để nhận biết bệnh. Do đó, nhiều người mắc bệnh mà không hề hay biết. Vì vậy, người bệnh cần thật chú ý khi có một số triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Phân bạc màu.
  • Đau ở vùng gan, vị trí phần bụng trên bên phải.
  • Tính tình cáu kỉnh, bực bội, trầm cảm.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
  • Có hiện tượng xuất huyết dưới da.

Xem chi tiết: Triệu chứng viêm gan B điển hình bạn nên biết

Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư gan. Nếu phát hiện bệnh sớm có thể điều trị, tránh bệnh tiến triển sang viêm gan B mạn hoặc biến chứng ung thư gan. Việc xét nghiệm viêm gan B được yêu cầu khi:

  • Người bệnh thận hoặc đã lọc máu thận
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn
  • Người bị nhiễm HIV hoặc HCV
  • Những người hiếm máu, huyết tương, mô, nội tạng hoặc tinh dịch
  • Người đã tiêm vắc xin, xét nghiệm để xác định đã có kháng thể chưa và vắc xin đã có tác dụng hay chưa
  • Những người mắc viêm gan B  thường là 6 tháng/lần để đánh giá liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán 1

Để chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ thăm khám và hỏi các triệu chứng người bệnh gặp phải. Sau đó, tùy vào mỗi bệnh nhân sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm như sau:

Thông thường xét nghiệm viêm gan B sẽ chủ yếu là xét nghiệm máu và có 6 xét nghiệm cơ bản như sau: Chỉ số HbsAg, Anti-HBc (HBc-Ab),Anti-HBs (HBs-Ab),HbeAg, Anti Hbe, Anti-HBc IgM.

Xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg 1

Đây là phương pháp phổ biến mà hầu như người nào có khả năng mắc viêm gan B phải thực hiện xét nghiệm HbsAg trước. Sau khi có kết quả bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tiếp theo.

Xét nghiệm HbsAg gồm có xét nghiệm định lượng và xét nghiệm định tính. Xét nghiệm định tính chẩn đoán người bệnh có mắc viêm gan B hay không. Xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, dựa vào đó để đưa ra giá trị để theo dõi bệnh và cách điều trị phù hợp.

Xem chi tiết: HBsAg là gì và ý nghĩa?

Xét nghiệm Anti-HBs

Phương pháp này kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây ra viêm gan B. Với người đã từng tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, thì anti-HBs chính là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc-xin. Do đó, khi xét nghiệm Anti-HBs cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Xét nghiệm HBeAg

HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Xét nghiệm kiểm tra nồng độ HbeAg, nếu cho kết quả HbeAg dương tính thì có nghĩa là virus gây bệnh đang ngày một gia tăng, có khả năng lây lan rộng và sự tàn phá của nó ngày càng lớn.

Nếu kết quả xét nghiệm HbeAg âm tính xảy ra hai khả năng:

  • Virus ở thể không hoạt động và có thể tự khỏi
  • Virus đột biến

Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, người bệnh cần phải làm xét nghiệm khác như HBV genotyping và HBV DNA.

Xét nghiệm Anti-HBe

Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg, xét nghiệm Anti-Hbe để kiểm tra kháng nguyên miễn dịch với virus viêm gan B. Nếu người bệnh nghi ngờ mắc viêm gan B, xét nghiệm Anti-Hbe cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có một phần kháng nguyên miễn dịch với virus. Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính nghĩa là bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng như sau:

  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang hoạt động mạnh, nhân bản, viêm gan tiến triển và dễ lây lan
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, cơ thể có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm đáng kể nhưng cũng có thể là thể đột biến hoang dại.
  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, người bệnh cần được theo dõi thêm
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-Core hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh

Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B, những người nhiễm viêm gan B làm xét nghiệm này chủ yếu để xác định tình rtanjg bệnh hiện tại đang ở giai đoạn cấp hay mãn tính. Ngoài ra, xét nghiệm Anti-HBc còn có thể chẩn đoán người bệnh trước đó đã từng bị nhiễm virus gan B hay chưa từng bị mắc bệnh.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM, những người có quan hệ với người bệnh và nghi ngờ mắc virus viêm gan B làm xét nghiệm Anti-HBc IgM để xác định tình trạng nhiễm virus. Anti-HBc IgM là kháng thể xuất hiện trong giai đoạn người bệnh mới nhiễm virus hoặc trong thời gian kịch phát của Viêm gan B mãn tính.

Xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM nhằm xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

Tham khảo thêm: Hiểu định lượng virus viêm gan B để trị bệnh hiệu quả

Các xét nghiệm chuẩn đoán khác

Các xét nghiệm chuẩn đoán ít gặp hơn nhưng có thể được thực hiện nếu bác sĩ muốn đánh giá chi tiết hơn về tình trạng của bệnh nhân sẽ bao gồm:

  • Siêu âm gan: Siêu âm gan là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của gan một cách chi tiết. Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, và các khối u gan.
  • Sinh thiết gan: Đây là xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương của gan, tầm soát biến chứng nguy hiểm bao gồm cả ung thư. Bác sĩ lấy một mẫu gan nhỏ thông qua cây kim mỏng xuyên qua da và đi vào gan. Sau khi đã thu được mô bác sĩ sinh thiết trong phòng thí nghiệm.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Đây là kiểm tra rất quan trọng đối với người bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Xét nghiệm cho biết về số lượng enzyme do gan tạo ra. Nồng độ gan thay đổi hoặc men gan cao là những dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương hoặc viêm. Kết quả của xét nghiệm này cho bác sĩ biết được phần nào hoạt động của gan có bình thường hay không.

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan b

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan b 1

Thông thường thì nhiều người sẽ có thói quen đi xét nghiệm vào buổi sáng. Và câu hỏi có được ăn trước khi xét nghiệm hay không là rất phổ biến ở nhiều người. Nếu bạn có điều kiện để hỏi bác sĩ là tốt nhất còn nếu không thì sau đây là lời khuyên của Viemgan.com.vn .

Để trả lời cho câu hỏi có cần nhịn ăn hay không ? Bạn cần biết chính xác hoặc gần đúng những xét nghiệm mà mình sẽ thực hiện. Nếu buổi xét nghiệm bạn chuẩn bị thực hiện chỉ thuần túy để đánh giá bản thân có bị nhiễm viêm gan b hay không.

Với các xét nghiệm Xét nghiệm HbsAg, Xét nghiệm Anti-HBs, Xét nghiệm HBc-Ab, HbeAg và HbeAb. Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên vẫn cần kiêng chất kích thích như rượu, bia, thuốc là. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thảo dược và viên uống bổ sung. Vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng hoặc làm sai kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên nếu trong buổi xét nghiệm bệnh nhân cần được đánh giá chi tiết hơn, cần thực hiện thêm các xét nghiệm như: Xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan, siêu âm gan thì bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.

Quy trình lấy máu xét nghiệm viêm gan B

Quy trình thực hiện như sau:

  • Nhân viên y tế quấn một dây đàn hồi (garo) xung quanh phần trên cánh tay của bạn để ngăn lưu thông máu, làm cách mạch máu phía dưới vòng to nên dễ dàng đưa kim tiêm vào mạch máu.
  • Lau sạch vùng chọc tĩnh mạch bằng cồn
  • Đưa kim vào mạch máu, có thể cần đâm kim tiêm nhiều hơn một lần
  • Kéo nòng để lấy máu
  • Tháo garo khỏi cánh tay sau khi đã lấy đủ lượng máu để xét nghiệm
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu sau khi rút kim tiêm ra
  • Ép lên vùng lấy máu và dán băng cá nhân lên

Sau khi thực hiện xét nghiệm bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu do băng quấn đàn hổi quấn ở cánh tay trên. Tuy nhiên, bạn không thấy đau khi kim đâm vào hoặc chỉ đau nhẹ. Sau đó, bạn chờ lấy kết quả và bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì.

Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền? 1

Nhiều người thắc mắc “Xét nghiệm viêm gan B hết bao nhiêu tiền”. Tuy nhiên đây là một hỏi rất khó xác định chính xác. Như bạn đã biết ở trên thì có khá nhiều xét nghiệm cần làm đối với người nghi nhiễm viêm gan B. Để trả lời gần đúng câu hỏi ở trên, chúng tôi sẽ đưa ra 2 mức giá cho người chỉ xét nghiệm cơ bản là có bị nhiếm viêm gan B hay không và mức giá cho người bị viêm gan B cần xét nghiệm nâng cao.

Nếu bạn chỉ kiểm tra thông thường xem cơ thể có mắc viêm gan B hay không thì chi phí xét nghiệm dao động trong khoảng 500.000 VNĐ. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị viêm gan B và phải thực hiện các xét nghiệm nâng cao, mức phí có thể tiếp cận 2.000.000 VNĐ. Chi phí có sự khác biệt tùy thuộc số xét nghiệm và phòng khám nơi làm xét nghiệm.

Thông tin xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt?

Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan B?

Khi đã chẩn đoán bị viêm gan B, bước đầu tiên, người bệnh cần tiến hành ngay xét nghiệm cụ thể tình trạng bệnh của mình là cấp tính hay đã chuyển sang mạn tính.

Nếu bị viêm gan B cấp tính thì bạn không nên lo lắng vì cơ thể sẽ tự đào thải virus và hình thành kháng thể chống virus nên 90% người trưởng thành sẽ tự khỏi bệnh và chỉ có 10% người bệnh chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra chức năng gan.

Nếu bệnh đã chuyển sang mạn tính ( virus tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng), bác sỹ sẽ làm xét nghiệm marker như xét nghiệm kháng nguyên (HBsAg, HBeAg), định lượng nồng độ virus trong máu (HBV-DNA), xét nghiệm chỉ số men gan và các xét nghiệm đánh giá tổn thương gan. Từ kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chỉ định bạn đã cần phải điều trị bằng thuốc hay chưa.

Trường hợp phải dùng thuốc, bác sỹ sẽ kê thuốc nhằm giảm nồng độ virus trong máu, điều trị triệu chứng, hạ men gan. Tuy nhiên, các loại thuốc hiện nay không thể chữa dứt điểm căn bệnh này mà chỉ có thể làm giảm nồng độ virus trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh, hạ men gan. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối phải kiên trì, không được bỏ dở việc điều trị nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính mà định lượng virus chưa đến mức phải điều trị hoặc virus không nhân lên, không có tổn thương gan thì không phải điều trị bằng thuốc Tây. Người bệnh cần duy trì sức khỏe để không kiểm soát virus không phát triển làm tổn thương lá gan.

Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan B? 1

Viêm gan B mạn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm nồng độ virus, cải thiện tình trạng bệnh.

Đọc chi tiết: Hướng dẫn điều trị viêm gan B theo từng giai đoạn

Tóm lại:

Trên đây là bài viết giải thích về các loại xét nghiệm viêm gan B và đồng thời trả lời nhanh 1 số câu hỏi liên quan như có được ăn trước khi xét nghiệm hay không, giá xét nghiệm … Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về viêm gan B, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

Từ khóa » Xét Nghiệm Viêm Gan Như Thế Nào