Các Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Chẩn đoán Vô Sinh - IVF Hồng Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Vô sinh hiếm muộn là căn bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Các xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán vô sinh dưới đây sẽ giúp tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm FSH, LH
Hormone FSH và LH do tuyến yên bài tiết. FSH giúp kích thích nang noãn phát triển, còn LH giúp noãn trưởng thành, phóng noãn và thụ tinh. Xét nghiệm này được thực hiện vào đầu chu kỳ kinh nguyệt
FSH và LH giúp tiên lượng khả năng kích thích buồng trứng cho nang noãn phát triển. Nếu FSH cao thì dự trữ buồng trứng kém. Ở phụ nữ tuổi mãn kinh, nồng độ các chất này rất cao do buồng trứng không còn hoạt động nữa. Bình thường, nồng độ FSH và LH vào đầu chu kỳ kinh đạt dưới 10IU/L.
Xét nghiệm FSH được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân không có tinh trùng và nếu như không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân gì làm suy quá trình sinh tinh. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ trường hợp quá trình sinh tinh bị ngưng trệ (arrested spermatogenesis) không có tinh trùng trưởng thành.
Chỉ số FSH bình thường là từ 2 – 12 mIU/ ml. Nếu nồng độ FSH cao chứng tỏ tinh hoàn không còn đáp ứng với kích thích của nội tiết hướng sinh dục. Quá trình sinh tinh bị tổn thương và tinh hoàn không còn sản xuất tinh trùng được nữa. Còn FSH thấp là dấu hiệu của suy hạ đồi, tuyến yên.
Định lượng LH sẽ giúp dự đoán thời điểm phóng noãn. Một trong những xét nghiệm nhằm xác định đỉnh LH chính là que thử rụng trứng. Khi que thử hiển thị 2 vạch sự phóng noãn sẽ xảy ra sau đó 36 giờ. Ngoài ra, xét nghiệm FSH và LH ở nam giới cũng giúp chẩn đoán nguyên nhân suy sinh dục do suy tuyến yên hay suy tinh hoàn.
Xét nghiệm Estradiol
Estradiol là hormone do buồng trứng bài tiết. Nồng độ Estradiol tăng tỷ lệ thuận với số lượng và kích thước nang noãn trong chu kỳ kinh nguyệt, do đó sự dao động của nó phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm này thường được dùng để theo dõi trong kích thích buồng trứng.
Xét nghiệm PRL (prolactin)
PRL là hormon do tuyến yên bài tiết, có tác dụng kích thích sự bài tiết sữa. Nếu chất này tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nang noãn. Bệnh nhân có nồng độ PRL cao thường bị vô kinh, rối loạn phóng noãn. Nồng độ PRL bình thường trong khoảng từ 5,18 – 26,53ng/mL.
Xét nghiệm AMH (Antimullerian hormone)
Cũng giống như FSH và LH, AMH được áp dụng để đánh giá dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, xét nghiệm AMH có ưu điểm hơn so với các hormone tuyến yên, bởi độ chính xác cao hơn và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ AMH thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55pmol/L).
Xét nghiệm Testosterone
Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và tình dục, như: kích thích ham muốn, làm ham muốn dâng cao và làm tăng khoái cảm tình dục.
Xét nghiệm Testosterone cũng được thực hiện đơn giản như một xét nghiệm máu thông thường và được làm vào buổi sáng khi hormon này có nồng độ cao nhất. Tùy thuộc vào những triệu chứng của bạn mà bác sĩ sẽ có những thăm khám lâm sàng phù hợp.
Kết quả chỉ số xét nghiệm: Nồng độ testosterone bình thường nằm trong khoảng 300-1.000 ng/dl. Nếu testosterone thấp sẽ khiến cho nam giới giảm hứng thú tình dục, không có khả năng cương cứng dương vật, vô sinh, mệt mỏi, giảm năng lượng và hứng thú trong hoạt động hàng ngày.
Chụp X-quang buồng trứng (HSG)
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm một loại thuốc cản quang vào buồng tử cung, để kiểm tra sự thông suốt của vòi trứng và đánh giá hình dạng buồng tử cung. Chụp X-quang HSG sẽ được thực hiện sau khi sạch kinh từ 2 – 3 ngày và kiêng quan hệ tình dục.
Nội soi chẩn đoán
Thông qua thực hiện nội soi, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thông suốt của vòi trứng, tình trạng buồng trứng, tử cung và vùng chậu. Đồng thời, có thể xử trí lạc nội mạc tử cung, bóc nang buồng trứng hoặc xử trí các bất thường khác.
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Là phương pháp đánh giá thể tích, chất lượng, mật độ, hình dạng và độ di động của tinh trùng. Xét nghiệm này có thể tìm sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch – dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng.
Khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới phải kiêng giao hợp, kiêng rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc khác từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, không nên kiêng quan hệ quá lâu vì sẽ khiến tinh trùng chết và kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
Xét nghiệm máu toàn bộ giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, kiểm tra sức khỏe tổng thể và xác định bệnh bạch cầu. Ngoài ra phương pháp này còn là một trong những xét nghiệm cơ bản đối với những trường hợp điều trị vô sinh bằng kỹ thuật IVF (thụ tinh ống nghiệm). Bởi để thực hiện bước chọc hút trứng an toàn trong quy trình IVF, bác sĩ cần nắm chính xác thông tin về thông số máu, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu.
Xét nghiệm Pap Smear
Pap Smear (Phết tế bào cổ tử cung) là xét nghiệm khá quen thuộc đối với nữ giới khi khám phụ khoa. Đây cũng là phương pháp hữu ích nhất giúp phát hiện các bệnh lý về cổ tử cung như ung thư cổ tử cung, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc các bệnh về phụ khoa có thể gây cản trở cho khả năng sinh sản của nữ giới.
Xét nghiệm HSG (chụp cản quang tử cung-vòi trứng)
Xét nghiệm HSG được thực hiện vào thời điểm sạch kinh nguyệt 2 ngày, giúp xác định các vấn đề có thể gây ra tình trạng vô sinh như: xem khoang tử cung có dấu hiệu bất thường nào không, ống dẫn trứng có bị tắc hay không. Các lần thăm khám tiếp theo sẽ căn cứ theo kết quả xét nghiệm HSG.
Thử nghiệm dự trữ buồng trứng
Thử nghiệm này giúp xác định chất lượng và số lượng trứng dự trữ cho quá trình rụng trứng. Những phụ nữ thuộc nằm trong nguy cơ bị cạn kiệt nguồn cung cấp trứng có thể tiến hành xét nghiệm này, từ đó xác định phương pháp can thiệp đặc biệt giúp tăng chất lượng và số lượng noãn khi thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm này được thực hiện để khảo sát xem liệu có bất kỳ khiếm khuyết di truyền nào dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới hay không.
Việc điều trị vô sinh hiếm muộn đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của các cặp vợ chồng. Các chỉ số xét nghiệm nội tiết trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh cũng như đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.
Từ khóa » Chỉ Số Fsh Nam Giới
-
Chỉ Số Xét Nghiệm FSH: Khi Nào Tăng, Khi Nào Giảm? - Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm FSH Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Medlatec
-
Chỉ Số FSH Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của FSH ở Nam Và Nữ
-
Chỉ Số FSH Như Thế Nào Là Bình Thường? - Vinmec
-
Xét Nghiệm FSH để Làm Gì? Ý Nghĩa Và Cách đọc Kết Quả - Hello Bacsi
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nam - Dr.Labo
-
Những điều Cần Biết Về Hormone FSH. - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Chỉ Số FSH Như Thế Nào Là Bình Thường? - Bệnh Viện Vinmec
-
Định Lượng FSH Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Suy Sinh Dục Nam - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Trong Máu Có Chỉ Số FSH Cao Phải Làm Sao? - Bệnh Viện Tâm Anh
-
Vô Sinh ở Nam Giới - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Trị
-
Nồng độ Hormon FSH, LH, Prolactin Và Testosterone Trên Nam Giới ...