Các Xét Nghiệm Tuyến Giáp Phổ Biến Và ý Nghĩa Chỉ Số
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Khi nào cần xét nghiệm tuyến giáp?
- Xét nghiệm tuyến giáp là gì?
- Các loại xét nghiệm tuyến giáp
- Đối tượng thực hiện xét nghiệm tuyến giáp
- Quy trình xét nghiệm tuyến giáp
- Cách đọc kết quả xét nghiệm tuyến giáp
- Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tuyến giáp
- Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu và bao nhiêu tiền?
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng, tham gia vào quá trình tăng trưởng, phát triển và chuyển hóa của cơ thể. Do đó, các bệnh lý tuyến giáp thường gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe chúng ta. Xét nghiệm tuyến giáp là một trong những cách để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Hãy cùng Bác sĩ Lê Trọng Hiếu tìm hiểu những điều cần biết về xét nghiệm tuyến giáp qua bài viết sau.
Khi nào cần xét nghiệm tuyến giáp?
Có các triệu chứng gợi ý cường giáp:
- Căng thẳng, lo lắng, dễ kích động.
- Tăng động, nói nhiều, không thể ngồi yên.
- Dễ thay đổi cảm xúc.
- Mất ngủ.
- Mệt mỏi.
- Sợ nóng.
- Yếu cơ.
- Tiêu chảy.
- Run.
- Tăng thân nhiệt.
- Khô móng, dễ rụng tóc.
- Giảm cân.
- Các vấn đề liên quan đến mắt (thường giai đoạn muộn, có biến chứng).
Có các triệu chứng gợi ý nhược giáp:
- Mệt mỏi.
- Sợ lạnh.
- Tăng cân.
- Táo bón.
- Trầm cảm, suy nghĩ chậm chạp.
- Đau cơ, yếu cơ
- Tóc, móng giòn, dễ gãy.
Các triệu chứng gợi ý bướu giáp, nhân giáp, ung thư giáp: thường không có triệu chứng đặc hiệu để gợi ý đến các bệnh lý này ngoại trừ tuyến giáp lớn, tuy nhiên triệu chứng này thường khó phát hiện đối với cả bệnh nhân và bác sĩ. Các triệu chứng khác có thể kể đến như khàn giọng, khó thở… Nhân giáp có thể đi kèm với tình trạng cường giáp hay ung thư giáp có thể xảy ra trên nền bệnh nhân nhược giáp.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Xét nghiệm, tải ngay ứng dụng YouMed.
Xét nghiệm tuyến giáp là gì?
Xét nghiệm tuyến giáp là những xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng cũng như cấu trúc của tuyến giáp. Nhóm xét nghiệm chức năng giáp có vai trò đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp, được thực hiện trên mẫu máu của bệnh nhân.
Trong khi đó, nhóm xét nghiệm hình ảnh học để đánh giá cấu trúc tuyến giáp cũng như phát hiện nguyên nhân gây ra các bệnh lý tuyến giáp.
Mục đích của xét nghiệm tuyến giáp
Xét nghiệm tuyến giáp hay còn gọi là xét nghiệm hormone tuyến giáp. Xét nghiệm này thường được chỉ định với mục đích đánh giá chức năng hoạt động của tuyến giáp. Cụ thể như sau:
- Xem xét tuyến giáp hoạt động có tốt không và có bất thường gì hay không?
- Từ xét nghiệm có thể chẩn đoán được có mắc cường giáp hay suy giáp không?
- Ở bệnh nhân bị bướu cổ thì thăm dò chức năng tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh có tiến triển nặng hay không?
Các loại xét nghiệm tuyến giáp
1. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Hay còn gọi là xét nghiệm nội tiết tuyến giáp. Vì các xét nghiệm này là xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ của các hormone do tuyến giáp tiết ra. Các hormone giáp này còn được gọi là nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất.
Định lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
Hormone này không được tuyến giáp tiết ra mà được tiết ra ở một cơ quan ở não, gọi là tuyến yên. Đây là loại hormone điều hòa hoạt động của tuyến giáp. Khi hormon giáp trong máu giảm, tuyến yên phải tiết nhiều TSH hơn để kích thích tuyến giáp hoạt động, làm cho nồng độ TSH trong máu tăng. Ngược lại, khi nồng độ hormon giáp trong máu cao, tuyến yên sẽ giảm tiết TSH dẫn tới nồng độ TSH trong máu giảm.
Định lượng hormon giáp
Là xét nghiệm trực tiếp đánh giá chức năng nội tiết của tuyến giáp. Nồng độ T3, T4 tăng đồng nghĩa với cường giáp và ngược lại, nếu T3, T4 trong máu giảm có nghĩa là nhược giáp.
Trên thực tế, xét nghiệm hormon giáp gồm xét nghiệm T3, T4 toàn phần (total T3, total T4) và xét nghiệm T3, T4 tự do (free T3, free T4). T3, T4 tự do là dạng hoạt tính của hormon giáp, đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp chính xác hơn nên được các bác sĩ ưa dùng hơn.
Định lượng thyroglobulin
Là chất tiết ra bởi tuyến giáp, sử dụng như một dấu ấn của ung thư tuyến giáp. Xét nghiệm này thường được dùng để theo dõi bệnh nhân ung thư giáp sau khi đã cắt giáp. Nồng độ cao của hormone này gợi ý ung thư giáp tái phát.
Định lượng kháng thể tuyến giáp:
Hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tự miễn của tuyến giáp như bệnh Basedow, Hashimoto. Các xét nghiệm bao gồm: anti-TPO, TRab, anti-thyroglobulin.
Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm tuyến giáp dùng để đánh giá chức năng giáp:1 2 3 4 5
Tên xét nghiệm | Giá trị bình thường | Đơn vị |
Định lượng TSH | 0.5 – 5.0 | mIU/L |
Định lượng T3 toàn phần | 80 – 220 | ng/dL |
Định lượng T3 tự do | 0.23 – 0.41 | ng/dL |
Định lượng T4 toàn phần | 5.0 – 12.0 | μg/dL |
Định lượng T4 tự do | 0.7 – 1.9 | ng/dL |
Định lượng thyroglobulin | 3 – 40 | ng/mL |
Định lượng anti-TPO | < 5.61 | IU/mL |
Định lượng TRab | 0 – 1.75 | IU/L |
Định lượng anti-thyroglobulin | < 116 | IU/mL |
*Các giá trị mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm.
Và xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai cần thực hiện là xét nghiệm anti-TPO hay còn gọi là xét nghiệm kháng thể TPO. Xét nghiệm này giúp tầm soát chức năng hoạt độngc ủa tuyến giáp vì nguy cơ cao sẩy thai nếu bị suy giáp.
2. Xét nghiệm hình ảnh học
Siêu âm tuyến giáp
Một đầu dò sẽ được đặt lên vùng da trước cổ, hiện tượng phản xạ sóng âm sẽ giúp chúng ta đánh giá được những thay đổi về mặt cấu trúc của tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp thường dùng để phát hiện nhân giáp và đánh giá liệu nhân giáp đó có thể ác tính hay không.
Xạ hình giáp và đo độ tập trung i-ốt
Người bệnh sẽ uống một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ hoặc chế phẩm chứa i-ốt liều cao (Lugol), lượng i-ốt này sau khi vào cơ thể sẽ tập trung ở tuyến giáp. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được kích thước, hình dạng của tuyến giáp và kiểm tra xem nhân giáp có hoạt động (gây cường giáp) hay không.
Nhiều người sẽ thắc mắc Lugol có tác dụng gì trong xét nghiệm tuyến giáp. Câu trả lời là i-ốt hay chế phẩm liều cao i-ốt (lugol) giúp ức chế tổng hợp, giải phóng các hormone tuyến giáp và ức chế chuyển đổi T4. Từ đó giúp cho quá trình xét nghiệm được chính xác hơn.
CT scan hoặc MRI
Một số xét nghiệm hình ảnh như CT scan hay MRI có thể được dùng để đánh giá cấu trúc của tuyến giáp, tuy nhiên chỉ định phổ biến nhất của các xét nghiệm này là phát hiện những ổ di căn của ung thư tuyến giáp.
Xét nghiệm sinh thiết tuyến giáp
Ngoài các xét nghiệm trên, xét nghiệm sinh thiết tuyến giáp được sử dụng phổ biến trong lâm sàng. Đây là xét nghiệm sử dụng một mẫu mô nhỏ của tuyến giáp để phát hiện ung thư. Mẫu mô giáp được lấy ra thông qua kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, sử dụng đầu kim có kích cỡ tương đương kim tiêm. Và xét nghiệm sinh thiết còn được gọi là xét nghiệm ung thư tuyến giáp hay xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp.
Bên cạnh đó, với phương pháp FNA (Fine Needle Aspiration) hay còn gọi là xét nghiệm FNA tuyến giáp. Đây là 1 dạng của xét nghiệm sinh thiết. Cũng sử dụng thủ thuật chọc hút tế bào nhân tuyến giáp để xác định tế bào ung thư lành tính hay ác tính.
Đối tượng thực hiện xét nghiệm tuyến giáp
Bất kỳ ai cũng có thể làm kiểm tra tuyến giáp. Thế nhưng, có một số đối tượng có nguy cơ mắc các rối loạn tuyến giáp cao hơn. Bao gồm:
- Phụ nữ sinh ra chỉ có 1 tử cung.
- Rối loạn miễn dịch bao gồm đái tháo đường type 1.
- Người có tiền sử rối loạn tuyến giáp.
- Hút thuốc lá.
- Gia đình có tiền sử mắc rối loạn chức năng giáp.
- Người có biểu hiện của các triệu chứng suy giáp hoặc cường giáp.
Quy trình xét nghiệm tuyến giáp
Xét nghiệm tuyến giáp thường sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Quy trình xét nghiệm máu tuyến giáp như sau:
- Sử dụng dịch dịch sát khuẩn làm sạch vùng da cần lấy máu. Thường là ở tĩnh mạch cánh tay.
- Dùng dây garo quấn chặt và quấn xung quanh cánh tay. Mục đích của việc làm này là để tăng áp lực máu giúp tĩnh mạch phồng lên để dễ thấy mạch máu.
- Đưa kim vào tĩnh mạch và rút một lượng máu theo yêu cầu. Máu sẽ được để vào một ống hoặc lọ chuyên dụng đựng mẫu máu.
- Rút kim tiêm ra và băng lại vết thương để cầm máu. Đồng thời còn giúp đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Quy trình lấy máu xét nghiệm tuyến giáp chỉ mất khoảng vài phút để hoàn thành. Sau khi lấy máu, mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
Cách đọc kết quả xét nghiệm tuyến giáp
Thông thường để đánh giá chức năng tuyến giáp thường dựa vào xét nghiệm định lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Mức bình thường của TSH là 0.4 – 4.5 mIU/L. Tuy nhiên, nếu:
- Đang điều trị chứng rối loạn tuyến giáp: Nồng độ TSH bình thường là 0.5 – 3.0 mIU/L.
- Tuyến giáp hoạt động kém: nồng độ TSH trên mức bình thường. Và thông thường là bị suy giáp. Vì nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, tuyến yên sẽ kích thích cơ thể tiết nhiều TSH hơn nửa để tăng cường sản xuất hormone giáp.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức: nồng độ TSH dưới mức bình thường. Có nghĩa là khả năng cao bị cường giáp. Vì tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone giáp làm tuyến yên tiết ít TSH hơn.
Tuy nhiên tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm TSH, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung khác để việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tuyến giáp
Đối với xét nghiệm trên mẫu máu, cần lưu ý những điểm sau:
- Nhịn đói vài giờ trước lúc làm xét nghiệm.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc đang có thai phải thông báo cho bác sĩ vì có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Cần tránh sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm TSH là:
- Amiodarone.
- Dopamine.
- Thuốc có chứa Lithi.
- Prednisone.
- KI.
- Biotin.
Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu và bao nhiêu tiền?
Ở bệnh nhân mắc các bệnh lý về tuyến giáp, nỗi băn khoăn lớn nhất của họ là “Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu?” và “Giá xét nghiệm tuyến giáp bao nhiêu tiền?”. Để có kết quả chính xác nhất thì nên thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành, có uy tín về chuyên ngành điều trị bệnh nội tiết.
Hiện nay có khá nhiều cơ sở thực hiện xét nghiệm tuyến giáp trên cả nước. Và YouMed đã có 1 bài viết có thể giải đáp các nỗi lo lắng về độ uy tín cũng như giá cả khi thực hiện xét nghiệm tuyến giáp cho người đọc. Có thể tham khảo bài viết: Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu và bao nhiêu tiền? để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích về xét nghiệm tuyến giáp. Tuy nhiên tùy vào tình trạng cũng như triệu chứng ở mỗi cá nhân mà có chỉ định xét nghiệm phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào khác hay liên hệ ngay với nhân viên y tế để được giải đáp ngay nhé.
Từ khóa » Chỉ Số Free T4
-
Xét Nghiệm FT4 Trong Chẩn đoán Và Theo Dõi điều Trị Bệnh Lý Tuyến ...
-
FT4 - Chỉ Số Cơ Bản Trong Theo Dõi Các Bệnh Lý Tuyến Giáp
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp
-
Chỉ Số Bình Thường Của Hormon Tuyến Giáp T3, T4 - Vinmec
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp
-
Xét Nghiệm Định Lượng FT4 Là Gì? Khi Nào Nên Thực Hiện? - Diag
-
Xét Nghiệm T4: Khái Niệm & Ý Nghĩa Kết Quả • Hello Bacsi
-
4 Chỉ Số Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Tuyến Giáp | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm T4 - Trung Tâm Xét Nghiệm Genmedic
-
ĐỊNH LƯỢNG FT4 ( Free Thyroxine) - Health Việt Nam
-
Định Lượng Triiodothyronine (T3), Free Thyoxine (FT4), Thyrotropin ...
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp
-
ĐỊNH LƯỢNG HORMON TUYẾN GIÁP BẰNG MÁY MIỄN DỊCH TỰ ...
-
Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp - Dr.Labo