Các Xét Nghiệm Virus Cúm H1N1 Phổ Biến, Thường được Chỉ định
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về virus cúm H1N1 và khả năng gây bệnh
Cúm H1N1 là một trong những chủng virus cúm mới, gây ra bệnh cúm mùa thường gặp ở mùa đông - xuân nước ta. Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về loại virus cúm này cũng như khả năng gây hại cho cơ thể để chủ động phòng ngừa, điều trị bệnh.
H1N1 là virus cúm lây từ lợn
1.1. Tìm hiểu về các chủng cúm
Hiện nay, y học đã phát hiện ra 3 chủng virus cúm và đặt tên lần lượt là A, B và C. Tại Việt Nam, hai chủng virus cúm phổ biến nhất là cúm A và cúm B, virus H1N1 nằm trong chủng cúm A. Sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường là tác nhân gây bệnh khác nhau, virus cúm thường gây triệu chứng bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Virus cúm A dễ gây thành dịch nhỏ đến lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gây lây lan dịch, chủ yếu bùng nổ vào thời tiết đông xuân. Virus cúm B chỉ thấy ở người, nhưng ít gây thành dịch giống Virus cúm C, triệu chứng bệnh cũng khá nhẹ.
Các bệnh do virus nói chung và virus cúm A nói riêng có khả năng lây lan rất nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc dịch tiết. Hơn nữa, chủng virus cúm A có khả năng lây từ động vật sang người, chủ yếu là các loài gia cầm, chím và động vật có vú. Vì thế, ngăn chặn sự lây lan virus cúm A là rất quan trọng.
Virus cúm A H1N1 có thể lây lan nhanh chóng thành dịch
Điều kiện tồn tại ưa thích của virus cúm là trong thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Đặc biệt ở nhiệt độ từ 0 - 4 độ C, chúng có thể tồn tại vài tuần trước khi lây nhiễm và gây bệnh cho con người. Sau khi nhiễm virus từ 1 - 5 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng.
1.2. Đặc điểm của virus cúm A H1N1
Virus cúm A H1N1 phát triển trên lợn đầu tiên nên còn được gọi là cúm lợn, chúng có thể lây sang người và tiếp tục lây nhiễm từ người sang người để trở thành đại dịch. Trước khi khởi phát bệnh 1 ngày, virus H1N1 bắt đầu phát tán có khả năng gây lây nhiễm, kéo dài tới 7 ngày sau khi phát bệnh.
Con đường lây nhiễm virus bao gồm:
Đường hô hấp
Virus H1N1 bị đẩy ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, cười,… Những người tiếp xúc với giọt phán tán virus này có khả năng nhiễm bệnh.
Đường tiếp xúc
Người lành có thể nhiễm virus H1N1 qua tiếp xúc chạm tay vào vật dụng nhiễm virus từ người mắc bệnh, thường là vật dụng cá nhân như: khăn tay, ly uống nước, bát đũa, khăn mặt,…
Khi nhiễm cúm H1N1, người bệnh có các triệu chứng đặc trưng như: sốt, ớn lạnh, viêm đau họng, nhức đầu, nhức cơ, đau cơ thể, ho khan, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi, hắt hơi với dịch mũi trong,…
Triệu chứng nhiễm virus cúm H1N1 giống với nhiễm các virus cúm khác
Cúm H1N1 thường tiến triển và tự khỏi sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên một số trường hợp có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, bội nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như suy đa tạng. Những người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh tim mạch, hô hấp mãn tính, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch,… là đối tượng dễ biến chứng do cúm H1N1.
Vì thế, những bệnh nhân này khi có dấu hiệu cúm nên xét nghiệm kiểm tra đúng chủng gây bệnh và điều trị sớm. Đồng thời theo dõi kịp thời triệu chứng để can thiệp khi biến chứng bệnh xảy ra.
2. Xét nghiệm virus cúm H1N1 thường được chỉ định
Hầu hết bệnh nhân kiểm tra đều có triệu chứng nhất định nghi ngờ nhiễm virus cúm H1N1 nên cần xét nghiệm kiểm tra. Dưới đây là các xét nghiệm có thể chỉ định kiểm tra:
2.1. Xét nghiệm cơ bản
Triệu chứng nhiễm virus cúm H1N1 khá giống với nhiễm cúm khác, vì thế ban đầu bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm cơ bản kiểm tra tình trạng bệnh cũng như phát hiện biến chứng nguy hiểm. Dù khá lành tính song virus H1N1 vẫn có thể gây biến chứng nặng nên cần ngăn ngừa, can thiệp sớm.
-
Xét nghiệm công thức máu.
-
Chụp X-quang tim phổi.
-
Điện giải đồ.
-
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Biến chứng bệnh cúm H1N1 thường gặp ở trẻ nhỏ, do đó nếu dấu hiệu bệnh nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thì trẻ nên được chẩn đoán, theo dõi và can thiệp sớm.
Trẻ nhỏ mắc cúm H1N1 có nguy cơ biến chứng nặng hơn
2.2. Xét nghiệm chẩn đoán virus cúm H1N1
Để xác định chủng virus cúm H1N1 là tác nhân gây bệnh, cần dựa vào các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm dịch hầu họng
Virus cúm A H1N1 phát triển và tồn tại trong dịch hô hấp, đặc biệt dịch hầu họng thường được thu thập để kiểm tra.
Xét nghiệm RT-PCR
Trong chẩn đoán bệnh cúm nói chung và cúm do virus H1N1 nói riêng, xét nghiệm RT-PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng cho kết quả chính xác. Các trường hợp bệnh phức tạp hoặc hệ miễn dịch cơ thể người bệnh yếu, xét nghiệm này cần thực hiện sớm để phân biệt chủng cúm gây bệnh.
Từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị hỗ trợ phù hợp với chủng cúm gây bệnh. Đồng thời, bệnh nhân cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nuôi cấy virus
Mẫu dịch hô hấp thường đường thu thập, sau đó nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng phù hợp. Nếu virus H1N1 phát triển và nhân số lượng nhanh chóng, có thể xác định nguyên nhân gây bệnh là do chủng virus này.
Test nhanh
Test cúm A, B và test cúm H1N1 nhanh có thể cho kết quả chỉ trong 1 - 1,5 giờ.
3. Xét nghiệm virus cúm H1N1 ở đâu cho kết quả chính xác nhất?
Hiện nay, xét nghiệm virus cúm H1N1 đang được thực hiện tại các Trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện lớn trên cả nước. Các bệnh viện tư nhân có thể tiếp nhận mẫu để hỗ trợ gửi đến Trung tâm xét nghiệm. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm kiểm tra.
Xét nghiệm cúm được thực hiện tại trung tâm xét nghiệm
Tuy nhiên, để có kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ điều trị cúm tốt hơn, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu thì nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện MEDLATEC đã tiếp nhận nhiều mẫu xét nghiệm virus cúm A/H1N1 và kiểm tra, đồng thời tư vấn điều trị cho bệnh nhân có nhu cầu. Là một trong số ít các Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, Trung tâm luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng.
Nếu cần thực hiện xét nghiệm virus cúm H1N1, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Từ khóa » Cúm Ah1n1
-
Cúm A H1N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Virus Cúm A/H1N1 Có Nguy Hiểm? - Vinmec
-
Đặc điểm Virus Cúm A/H1N1 - Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Cúm A (H1N1)
-
Đại Dịch Cúm H2009N1 1 (cúm Lợn) - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Cúm A (H1N1) Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị • Hello ...
-
Phải Làm Gì Khi Nghi Ngờ Mắc Cúm A/H1N1? - Medinet
-
Chủ động Phòng Bệnh Cúm A/H1N1
-
Cúm A/H1N1 Có Nguy Cơ Tử Vong Vì Sao Nhiều Người | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh Cúm Ah1n1
-
Sự Khác Nhau Giữa Bệnh Cúm H1N1/09 (bệnh Cúm Lợn) Và Bệnh ...
-
[PDF] Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1) - OKC-County Health Department