Các Yêu Cầu Về File Thiết Kế Trong In ấn - InDucDung
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
Các yêu cầu về file thiết kế trong in ấnMuốn có sản phẩm in ấn đạt chất lượng tốt nhất thì file thiết kế trước khi chuyển cho xưởng in phải đúng tiêu chuẩn. Việc nắm được yêu cầu về tập file trước khi xuất in ấn là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các yêu cầu về file ảnh thiết kế trong in ấn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Phần mềm sử dụng để thiết kế trong in ấn
Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng sẽ cho ra file ảnh in ra có độ sắc nét, rõ ràng và không bị nhoè. Một số phần mềm được dân thiết kế sử dụng như Corel Draw, Adobe Indesign, …. Các phần mềm này sử dụng file vector giúp thiết kế viên có thể thu nhỏ phóng to thoải mái, chất lượng ảnh in ra không bị vỡ.
File ảnh thiết kế có kích thước chuẩn và tràn lề
File thiết kế cần đảm bảo kích thước chuẩn và có tràn lề để in ra không bị sai lệch quá nhiều. Ngoài ra, thiết kế file cần phải có tràn lề để khi in ra, cắt thành phần nhỏ sẽ không bị xén vào thành phẩm sau in. Để tạo được phần bù xén bạn có thể vào file và document setup. Hoặc có thể sử dụng tổ hợp phím Alt+ ctrl+B mở hộp chọn, điền thông số hoàn chỉnh.
File thiết kế sử dụng hệ màu CMYK ( Cyan, magenta,Yellow, Key)
Trong in ấn thường sử dụng hệ 4 màu chủ yếu gọi tắt là CMYK, bao gồm Cyan ( màu xanh), Magenta ( màu hồng cánh sen), Yellow ( màu vàng) và Key ( màu đen). Sử dụng hệ màu này sẽ tạo được sản phẩm in ấn có màu sắc sinh động hơn từ việc pha trộn 4 màu cơ bản này. Và đây cũng là lý do màu sắc của sản phẩm in ấn sẽ khác hơn so với màu trên file ảnh thiết kế bạn nhìn thấy.
Hình ảnh trong file thiết kế
Khi thiết kế để in ấn cần sử dụng hình ảnh lớn hơn hoặc bằng kích thước cần in. Độ phân giải tối thiểu cho hình ảnh in phải là 300dpi.
Độ sắc nét của đường line trong file
Đường line, vạch kẻ quá nhỏ sẽ không thể hiển thị được trong bản in. Nên kiểm tra kỹ độ dày đường line và vạch kẻ file ảnh trước khi xuất in.
Chỉnh sửa font chữ chuẩn để không bị lỗi text khi in
Trước khi in file thiết kế cần thao tác chuyển đổi font chữ từ dạng text sang vector để tránh lỗi văn bản. Thao tác này giúp cho file in thiết kế không bị lỗi khi chuyển đổi từ máy in này sang máy in khác.
Lề và khoảng cách nội dung
Nên cách lề tối thiểu 3mm để đảm bảo an toàn cho phần nội dung thiết kế như chữ, logo… sau khi in ra thành phẩm không bị cắt xén.
Kiểm tra kỹ View, Look và Over Print trước khi xuất file thiết kế
Trước khi xuất file bạn cần kiểm tra kỹ view, look để đảm bảo các chế độ View, look không bị tắt khi in. Nếu các chế độ này bị tắt thì in ra thành phẩm sẽ bị mất layer. Riêng chế độ Over Print cũng phải được tắt trước khi in ra thành phẩm.
Xuất file thiết kế cho xưởng in
Khi xuất file in nên để định dạng PDF chất lượng High Quality Print và chọn bleed để giữ phần lề ngoài.
Trên đây là những yêu cầu cơ bản về file thiết kế trước khi in và gia công đạt hiệu quả cao nhất. Tuân thủ những yêu cầu này trong in ấn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như xưởng in làm việc đạt hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo cho ra thành phẩm in ấn chất lượng hàng đầu thị trường.
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Like us on Facebook or Instagram
Từ khóa » File In ấn Là Gì
-
Định Dạng File Chấp Nhận Khi In ấn? - Svietprint
-
Định Dạng File Chấp Nhận để In ấn - THẾ GIỚI IN ẤN
-
Xuất File In ấn Như Thế Nào để Bản In đẹp? - In GTVT
-
Định Dạng File In ấn - Đặc điểm Của Từng định Dạng | ADV Solutions
-
Những điều Cần Biết Khi Mang File đi In ấn - SNP
-
Hiểu Rõ Hơn Về Các định Dạng ảnh In ấn Khi Sử Dụng - Cỏ Xanh
-
Tổng Hợp Các định Dạng File Chấp Nhận để In ấn
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Xuất File In ấn - Arena Multimedia
-
Định Dạng File Chấp Nhận để In ấn - Quảng Cáo Bình Thuận
-
Hướng Dẫn Cách Xuất File để In Chất Lượng Và đẹp - In Đăng Nguyên
-
Định Dạng File ảnh để In - SocPrinting - Công Ty In ấn Giá Rẻ Chất ...
-
NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM CỦA NGÀNH IN ẤN
-
Những điều Bạn Cần Lưu ý Khi Xuất File In ấn - In Ấn Tem Nhãn
-
Thiết Kế In ấn Và Lưu ý Cần Nhớ