Cách Bài Trí Bàn Giờ Gia Tiên Vào Ngày Tết Chuẩn Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Bàn thờ ngày Tết gồm những gì?
Bày bàn thờ Tết không được qua loa, đại khái, ít nhất cũng vì tính thẩm mỹ tổng thể, kế nữa là yếu tố phong thủy. Khi bài trí bàn thờ nói chung và bàn thờ Tết nói riêng, có hai loại đồ không thể thiếu là đồ thờ cúng và đồ trang trí ban thờ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
Đồ trang trí:
– 02 cây nến hoặc 2 đèn dầu đặt hai bên bàn thờ, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.
– 02 lọ hoa: Trong đó, một lọ đựng hương, lọ còn lại cắm hoa tươi (hoa cúc, cành đào, mai…) hoặc đựng cây vàng, cây bạc.
Đồ thờ cúng:
– 03 chén nước, 03 chén rượu.
– Hương (nhang), ưu tiên chọn hương vòng cháy lâu, thơm hơn.
– Mâm ngũ quả: Gồm 5 loại quả có ý nghĩa khác nhau, xuất phát từ lý thuyết Ngũ hành (Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ) – những yếu tố tạo nên vũ trụ cũng như sự vận hành của nó. 5 loại quả này tượng trưng cho mong ước Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên). Mâm ngũ quả ngày Tết sẽ khác nhau theo từng vùng miền.
+ Mâm ngũ quả miền Bắc: Thường có những loại quả như bưởi, táo, lựu, lê, Phật thủ, cam/quất, chuối xanh…
+ Mâm ngũ quả miền Trung: Gồm các loại quả như xoài, bưởi, thanh long, dưa hấu, nải chuối, sung, lựu, táo, Phật thủ,…
+ Mâm ngũ quả miền Nam: Gồm các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
– Mâm cỗ cúng gia tiên: Mâm cơm cúng gia tiên không thể thiếu đĩa xôi, thịt gà luộc, giò chả, bánh chưng cùng những món ăn đậm hương vị Tết khác.
– Vàng mã, trầu cau, rượu, thuốc lá cũng là những thứ được bày biện trên bàn thờ ngày Tết của các gia đình Việt.
Cách bày bàn thờ ngày Tết chuẩn phong thủy
Bày bàn thờ ngày Tết là việc sắp xếp, bài trí các loại đồ cúng, đồ trang trí trên bàn thờ sao cho đầy đủ, gọn gàng và hợp phong thủy bàn thờ. Tùy từng vùng miền nhưng nhìn chung việc bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết gồm những vấn đề cơ bản như sau:
– Bát hương: Gia chủ cắm cây nhang vòng lớn ở giữa, xung quanh cắm thêm các loại nhang khác. Có thể đặt 2 bát nhang nhỏ khác ở hai bên trái, phải của bát hương chính. Thường thì các gia đình chỉ có một bát hương, ba bát hương cho các bàn thờ lớn hoặc dòng họ.
– Đỉnh đồng (nếu có): Đặt ở trung tâm, ngay sau bát hương chính.
– Nến thơm, đèn dầu: Hai bên của 2 bát hương phụ thường là hai cây đèn dầu hoặc hai ngọn nến (thơm).
– Hạc đồng, lọ hoa, chân nến: Đặt ở hai bên bàn thờ ngày Tết. Thường sử dụng hoa cúc, hoa đào, mai, lay ơn để cắm ngày Tết.
– Mâm ngũ quả: Đặt phía trước bát hương.
– Ấm chén, li nước: Đặt song song ngang hàng hoặc ngay phía dưới mâm ngũ quả.
– Lễ vật dâng cúng: Gồm vàng mã, giấy áo, bình rượu ngon, xung quanh bày thêm bánh trái, mứt để tạo sự cân đối cho bàn thờ.
Từ khóa » đồ Chưng Bàn Thờ Tết
-
Mẹo Tự Trang Trí, Cắm Hoa để Bàn Thờ Ngày Tết Tuyệt đẹp
-
Kinh Nghiệm Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Và Những Kiêng Kỵ Cần Tránh
-
Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Và Những đại Kỵ Cần Tránh
-
Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết đầy đủ Và Chu đáo Cúng Gia Tiên
-
Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Tết Cần Có Những Gì?
-
Bày Bàn Thờ Ngày Tết Như Thế Nào? Gồm Những Gì? - Thủ Thuật
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Và Những điều Kiêng Kỵ - CafeLand
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết đẹp Bày Mâm Cỗ Cúng Gia Tiên 2022
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết đẹp, Chuẩn Theo Phong Thủy
-
Bàn Thờ Ngày Tết Gồm Những Gì? Những điều Kiêng Kỵ
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Tết đẹp Và Những đại Kỵ Cần Tránh
-
8 Loại Hoa Cúng Chưng Bàn Thờ Tết đẹp Và ý Nghĩa & 9 Loại Hoa Kiêng Kị
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Và Những Kiêng Kỵ Cần Tránh