Cách Bấm đầu RJ145 để đạt Tốc độ 1Gbps
Có thể bạn quan tâm
Cách bấm đầu RJ145 để đạt tốc độ 1Gbps
Link download: http://docshare01.docshare.tips/files/2342/23428077.pdf Đối với dân IT chuyên “hành nghề” Mạng máy tính thâm niên hoặc các em HS-SV đang tập tễnh “theo nghề” Mạng tại các lò “gia truyền” hoặc “Trung tâm dạy Mạng các loại” nhan nhản ở VN ta hiện nay, chủ đề do tôi đưa ra: “BẤM CÁP CHÉO CHO CARD MẠNG 1 Gigabit như thế nào?” rõ ràng sẽ bị xếp vào loại “Hai lúa chơi ngông” là cái chắc!! Chắc chắn là có tới trên 90% đối tượng có liên quan đến “nghề Mạng” sẽ trả lời chắc như đinh đóng cột. “ DỄ như lấy đồ trong túi”. Mời “Ai đó“ không hiểu cứ xem lại tài liệu về môn “Mạng Căn Bản” – phần dành cho “Bấm cáp chéo RJ-45” là “chắc cú”. SƠ ĐỒ BẤM CÁP CHÉO RJ45 (CROSS-OVER) Cứ theo cách nói “dân dã” và “dễ tiếp thu” một tí ( trích từ các tài liệu Mạng “nội địa” ) là cáp xoắn đôi thường có 8 sợi – chia thành 4 đôi và các đôi thường có màu qui ước là: Trắng Xanh/Xanh (Pin 4 – 5) – Trắng Cam/Cam (Pin 1 – 2), Trắng Lục/Lục (Pin 3 – 6) – Trắng Nâu/Nâu (Pin 7 – 8). Thông thường, các card mạng UTP tốc độ 10 – 10/100 và 100Mbps chỉ sử dụng 2 đôi dành cho việc “Truyền” và “Nhận” tín hiệu là đôi có màu Cam và Xanh lá . Do đó, muốn “bấm cáp chéo” hay còn gọi là “cáp PC-To-PC”, chỉ việc đảo vị trí chân pin của 2 cặp màu trên theo cách “Pin 1 và 2 đảo với Pin 3 và 6” là “hoàn thành nhiệm vụ”. Nghe tới đây, chính bản thân tôi cũng thấy “Đúng là Dễ quá !” Và cũng tài liệu Mạng tại các Trung tâm nói: Riêng dòng card mạng 1 Gbps (1000 Mbps) và dòng card mạng “đời cũ” 100Base-T4 (chỉ 100Mbps thôi) lại sử dụng hết 4 đôi dây cho việc “Truyền – Nhận” tín hiệu. Vậy thì câu hỏi ban đầu của tôi sẽ được 90% đối tượng đã nói ở phần trên phán: “Vũ Như Cẩn” – có nghĩa nôm na là “Vẫn cách cũ mà làm”. Tới đây, thì mọi việc đã bắt đầu từ lĩnh vực “DỄ” nghiêng dần sang “PHÂN VÂN” và “coi mòi KHÓ” rồi đấy! (Khó vì chả có tài liệu Mạng nào ở xứ mình nói đến).. Mà “Làm theo cách cũ” có nghĩa là chấp nhận 2 kết cuộc “chắc như bắp” sau đây : “Xài card mạng 1Gbps để có tốc độ tối đa 100Mbps” nếu cả 2 card mạng 1Gbps đang hoạt động ở chế độ “Auto Speed” ( giá trị default ) hoặc tự chọn mức “100Mbps” “Lỗi truyền dữ liệu trên cáp” nếu cả 2 card 1 Gbps trên 2 PC đều đang chọn config ở chế độ “1000Mbps” !! Thực tế, chuẩn bấm cáp chéo RJ-45 dành cho card mạng 1 Gigabit này đã được tổ chức IEEE ban hành từ giữa năm 2002 lận. Thôi thì xem như “Cũ người – Mới ta” vậy! Xin cung cấp cho các bạn sơ đố bấm cáp chéo dưới đây để tiện tham khảo và dùng vào lúc “cần kíp” vì hiện nay, nhu cầu nối mạng “PC to PC” tại các gia đình là rất lớn và hơn nữa các PC “cao cấp” trên thị trường hiện nay thường được trang bị Mainboard tích hợp sẵn chip NIC 1 Gigabit rồi. CÁP VÀ ĐẦU CÁP Trước đây, khi network mới xuất hịên ở Việt Nam, vì giá thành các thiết bị mạng như HUB, SWITCH … rất mắc, nên khi muốn nối 2 hay nhiều máy tính lại với nhau, các kỹ sự thiết kế mạng ở VN dùng loại cáp đồng trục. Cáp này trong lõi chỉ có một sợi dây đồng, chạy một đường thẳng và có 2 đầu End Point. Khi muốn nối với PC, chỉ cần cắt ngay khúc giữa, nối vô một đầu chữ T, cứ thế làm cho đến hết. Làm cách này đỡ tốn tiền mua thiết bị phân nhánh như HuB, SWitch … Tuy nhiên, chỉ cần trên đường dây có một sự cố nhỏ thì nguyên mạng LAN bị down xuống ngay. Và tốc độ truyền dữ liệu trên dây là tốc độ của … thần KIM QUY. :sun: Chỉ cần có "xung đột", 2 máy cùng truyền data cho nhau thì coi như bà con chỉ việc ngồi rung đùi đánh một ván cờ tướng chờ đợi Sau đó, thiết bị phân nhánh trên mạng càng ngày càng được cải tiến và rẽ tiền. Các kỹ sư mạng đã bắt đầu nghĩ tới việc đầu tư cho LAN một thiết bị phân nhánh ngon lành như Hub và Switch. Theo đó, cáp mạng cũng thay đổi, không còn là dây Đồng Trục nữa mà là loại dây nhựa, lõi gồm nhiều dây nhỏ khác nhau. Việc này góp phần cải tiến tốc độ truyền dữ liệu một cách đáng kể trong mạng LAN. Từ maximum 10Mpbs, nay có thể up lên đến 1Gpbs đối với loại cable CAT 5 (loại thông dụng) hiện nay. Cáp mạng CAT 5 UTP Đầu cáp (Jack) RJ45 dành cho cáp UTP Đặc điểm của loại cáp UTP như sau: – trong lõi gồm có 4 cặp dây xoắn với nhau theo từng cặp. Mỗi cặp dây có màu sắc riêng. Một số nhà sản xuất cho mỗi dây một màu. Nhưng dây chuyên nghiệp chỉ có 4 cặp màu. Bao gồm 1 dây màu và một dây trắng sọc màu đó. 4 cặp dây xoắn nhau và 4 cặp màu – Bản thân các cặp dây xoắn cũng được thiết kế xoắn nhau ngay trong lõi nhựa của dây. Bên trong lõi nhựa còn có các sợi nilon để tránh nhiễm điện cho dây. 4 cặp dây cũng xoắn nhau trong lõi nhựa. – Chiều dài giới hạn của các dây khi tách xoắn là 2 – 5 cm. Nếu vượt qua độ dài này, dữ liệu không thể truyền qua dây được. Vì vậy, một đầu cáp được gọi là đúng quy cách không bao giờ để các cặp dây nằm ngoài bọc nhựa quá 2 – 5cm. – Chiều dài giới hạn của dây cáp mạng nối giữa 2 thiết bị (PC, HUb, Switch,…) là 100 mét. Nếu vượt quá giới hạn này, dữ liệu truyền đi sẽ bị nhiễu và mất. Tuy nhiên, trong kỹ thuật, giới hạn này chỉ cho phép là dưới 85 mét – Khi bo cua (men theo góc tường), góc giới hạn của dây cáp phải từ 90o trở lên. Nếu góc cua quá hẹp, ta có thể cuộn dây cáp thành vòng tròn ngay góc đó rồi đi tiếp. Nếu dây cáp bị bo góc dưới 90o thì dữ liệu sẽ bị mất hoặc nhiễu trên đường dây Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN: – Dao hoặc dụng cụ tuốt dây: loại này hiện nay bán phổ biến ở VN. Loại dụng cụ tuốt dây còn đi kèm theo loại "nhấn cáp", rất hữu ích khi làm lỗ cắm cáp mạng trên tường. Nếu không mua loại này, các bạn vẫn có thể dùng dao để tuốt cáp và dùng vít để nhấn cáp. Dao tuốt cáp và nhấn cáp vào Rack (ổ cắm trên tường) Các loại Rack gắn tường. – Kềm bấm cáp: loại này dùng để bấm các thanh đồng nhỏ nằm ở trên đầu jack RJ45 (xem hình). Sau khi đẩy dây cáp vào đầu jack, ta dùng kềm đặt đầu jack vào và bấm chặt để các thanh đồng đi xuống, "cắn" vào lớp nhựa bao bọc lõi đồng của cáp. Các thanh đồng này sẽ là "cầu nối" data từ dây cáp vào các Pin trong rack (Rack là thiết bị female, chính là port của card mạng, Hub, Switch …) Đầu jack RJ45 của cáp mạng. Dấu (*) chính là các thanh đồng Kềm bấm cáp mạng. Đôi khi không có kềm, tui dùng búa nhỏ và thanh vít dẹp để đóng cho các thanh đồng cắn xuống nhưng không pro chút nào. – Máy test cáp: Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, máy sẽ đánh số thứ tự cáp từ 1 đến 8. Mỗi lần sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin. Đầu recieve sẽ sáng đèn ở số thứ tự tương ứng. Nếu bạn chỉ bấm cáp vòng vòng nhà thì khỏi mua, nhìn bằng mắt thường cũng được. Còn nếu muốn mua cho pro thì Máy test cáp: thiết bị phát, và thiết bị thu. Chia "lớp" (Layer) cho các thiết bị mạng: Có thể chia thành 3 "lớp" sau: – Layer 1: Hub, Repeater – Layer 2: Bridge, Switch. – Layer 3: Router, NIC (NIC chính là card mạng trên PC) Các loại dây cáp: – Cáp thẳng (Standard Cable 10baseT): loại này là loại thông dụng nhất trong LAN bởi vì đa số PC đều nối vào Switch (ví dụ mấy tiệm net). Dùng để nối các thiết bị khác Layer với nhau (ví dụ PC với Switch, PC với Hub, hoặc Switch với Router …). Không thể nối giữa 2 thiết bị cùng layer với nhau được (ví dụ không thể nối Switch – Switch hay PC – Router) – Cáp chéo (Cross-Over Cable): loại này dùng để nối các thiết bị cùng loại, cùng layer với nhau. Ví dụ: PC – PC, Router – Router, Switch – Switch, PC – Router … – Cáp console: loại này rất hiếm khi dùng, chỉ dành cho các loại router hay Switch của các hãng lớn như Cisco. Sau lưng Router Cisco có một port gọi là Console, khi cấm dây nối Router với PC, người ngồi trên PC có thể thiết lập cấu hình Router thông qua Hyper Communication (trong Accessories). Ngày nay đa số các kỹ sư mạng dùng Telnet để config router. Chỉ dùng dây console trong lần đầu tiên thôi. Cách bấm cáp: Đây là mục chính của bài này. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho các bạn thật rõ. Tuy nhiên "trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng … tay làm". Nếu có điều kiện, các bạn nên thực hành nhiều sẽ quen và ghi nhớ trong đầu dễ dàng. Đầu tiên bạn cần phải xác định thứ tự các cọng cáp nhỏ trong sợi cáp mạng. Theo quy định chuẩn thì số thứ tự các cọng cáp phải đi theo cặp. Về màu sắc thì không có quy định chuẩn gì hết bởi vì nhà sản xuất cáp có thể sản xuất màu khác nhau. Nhưng mỗi cặp dây xoắn trong lõi cáp sẽ được đánh số theo cặp như sau: Cặp dây 1 và 2 (rất quan trọng) Cặp dây 3 và 6 (rất quan trọng) Cặp dây 4 và 5 (không cần thiết) Cặp dây 7 và 8 (không cần thiết) Sơ đồ tham khảo: Để tiện cho việc nâng cấp và sửa chữa sau này, bạn nên dùng loại cáp của cùng nhà sản xuất (để có cùng màu) và ghi nhớ số thứ tự các cặp xoắn và màu sắc của chúng. Sau này đó sẽ là điểm lợi của bạn vì bạn không cần phải rút cả 2 đầu cáp ra so sánh với nhau nữa. Việc kế tiếp, bạn phải xác định đúng vị trí pin của Jack RJ45 và đầu Rack female. Việc này rất dễ dàng. Bạn có thể xem hình. Bây giờ chúng ta bắt đầu bấm đầu cáp nhé. Trước hết bạn cần quan sát kỹ đầu Jack RJ45. Bạn nhìn trong ruột, ứng với mỗi thanh đồng sẽ có một rãnh nhỏ. Trong đầu cáp sẽ có 8 rãnh nhỏ dành cho 8 sợi cáp nhỏ. Khi đã xác định pin như hình vẽ ở trên, chúng ta bắt đầu đút những sợi cáp nhỏ vào theo thứ tự. (chỉ làm 1 đầu cáp thôi nhé, đầu còn lại sẽ tùy thuộc vào loại cáp) Bạn lưu ý là dây số 3 và dây số 6 là một cặp xoắn nhé (trên hình là dây màu xanh lá cây và dây trắng sọc xanh lá cây). Sau khi đã chắc chắn đầu cáp tiếp xúc với thanh đồng và chắc chắn vị trí dây nằm gọn trong các rãnh nhỏ, bạn hãy dùng kềm bấm cápbấm cố định nó luôn. Okie, vậy là xong một đầu. Đầu cáp còn lại sẽ tuỳ thuộc vào 1 trong 2 loại cáp "thẳng" hay cáp "chéo". Sơ đồ cáp thẳng: Sơ đồ cáp chéo: Lưu ý, trong sơ đồ cáp chéo, đầu dây kia sẽ đảo thứ tự cặp cáp 1-2 và 3-6 Okie, vậy là bạn đã hoàn thành 2 loại cáp căn bản nhất của hệ thống LAN. Khi kiểm tra, bạn chỉ việc cầm 2 đầu cáp lên, để chúng gần nhau và quan sát màu và vị trí của chúng. Nếu có đồ test cáp bạn sẽ test như sau: Đối với cáp thẳng: đèn cháy giữa đầu phát và đầu thu sẽ giống nhau theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 6 – 4 – 5 – 7 – 8. Đối với cáp chéo: đèn sẽ phát theo tính hiệu như sau: Đầu thu —————— Đầu phát đèn 1 ——————— đèn 3 đèn 2 ——————— đèn 6 đèn 3 ——————— đèn 1 đèn 6 ——————— đèn 2 đèn 4 ——————— đèn 4 đèn 5 ——————— đèn 5 đèn 7 ——————— đèn 7 đèn 8 ——————— đèn 8 Phụ Lục: A/ Cách bấm cáp Console: Thứ tự các cặp cáp sẽ đánh số thứ tự 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 nằm tuần tự, không có chéo góc gì hết. Trong đó: 1-2 là một cặp dây xoắn, 3-4 là một cặp dây xoắn (không phải 3-6 như ở trên), tương tự 5-6 và 7-8. Hai đầu cáp sẽ có vị trí đảo ngược nhau như sau 1 ————- 8 2 ————- 7 3 ————- 6 4 ————- 5 5 ————- 4 6 ————- 3 7 ————- 2 8 ————- 1 B/ Giá cả các dụng cụ: – Cáp :tuỳ loại, giá dao động từ 1000 – 4000 / m – Jack RJ45 : giao động từ 500 / cái – 7000 / cái (loại tốt nhất) – Dao tuốt vỏ cáp và nhấn cáp: khoảng 15000 /cái – Kềm bấm cáp: khoảng 105.000 / cái – Máy test cáp: khoảng 10 – 15 USD / cái – Cáp cuộn 300 m : khoảng 275.000 – 450000 / cuộn, thùng Địa chỉ tùy chọn. Các bạn có thể đến cửa hàng Tiến Phát (ngã tư Bà Hạt và Nguyễn Tri Phương – Quận 10). Chổ này bán đầy đủ linh kiện về mạng network. Giá rẻ vì là hàng nhập từ trung quốc. Không Bảo Hành :leuleu:. Nhưng giá rẻ gần 1/2 so với bên ngoài. C/ Hỏi về Switch Layer 3: Có một số bạn hỏi tại sao loại modem ADSL 4 port RJ45 của một số hãng lại cho cắm cáp thẳng nối từ PC đến router mà không phải là cáp chéo như lý thuyết ? Trả lời: loại router trên thực chất là Switch Layer 3. Nó vẫn là Switch (layer 2) nhưng có kèm theo module tính năng Modem ADSL. Về mặt thực tế, nó vẫn hoạt động như một Switch nhưng lại có thể kết nối với ISP cung cấp ADSL. Vì vậy, các port của nó vẫn thuộc về Layer 2. Nên cáp nối giữa các port (layer 2) với PC (layer 3) vẫn là cáp thẳng CÁP VÀ ĐẦU CÁP Trước đây, khi network mới xuất hịên ở Việt Nam, vì giá thành các thiết bị mạng như HUB, SWITCH … rất mắc, nên khi muốn nối 2 hay nhiều máy tính lại với nhau, các kỹ sự thiết kế mạng ở VN dùng loại cáp đồng trục. Cáp này trong lõi chỉ có một sợi dây đồng, chạy một đường thẳng và có 2 đầu End Point. Khi muốn nối với PC, chỉ cần cắt ngay khúc giữa, nối vô một đầu chữ T, cứ thế làm cho đến hết. Làm cách này đỡ tốn tiền mua thiết bị phân nhánh như HuB, SWitch … Tuy nhiên, chỉ cần trên đường dây có một sự cố nhỏ thì nguyên mạng LAN bị down xuống ngay. Và tốc độ truyền dữ liệu trên dây là tốc độ của … thần KIM QUY. :sun: Chỉ cần có "xung đột", 2 máy cùng truyền data cho nhau thì coi như bà con chỉ việc ngồi rung đùi đánh một ván cờ tướng chờ đợi Sau đó, thiết bị phân nhánh trên mạng càng ngày càng được cải tiến và rẽ tiền. Các kỹ sư mạng đã bắt đầu nghĩ tới việc đầu tư cho LAN một thiết bị phân nhánh ngon lành như Hub và Switch. Theo đó, cáp mạng cũng thay đổi, không còn là dây Đồng Trục nữa mà là loại dây nhựa, lõi gồm nhiều dây nhỏ khác nhau. Việc này góp phần cải tiến tốc độ truyền dữ liệu một cách đáng kể trong mạng LAN. Từ maximum 10Mpbs, nay có thể up lên đến 1Gpbs đối với loại cable CAT 5 (loại thông dụng) hiện nay. Cáp mạng CAT 5 UTP Đầu cáp (Jack) RJ45 dành cho cáp UTP Đặc điểm của loại cáp UTP như sau: – trong lõi gồm có 4 cặp dây xoắn với nhau theo từng cặp. Mỗi cặp dây có màu sắc riêng. Một số nhà sản xuất cho mỗi dây một màu. Nhưng dây chuyên nghiệp chỉ có 4 cặp màu. Bao gồm 1 dây màu và một dây trắng sọc màu đó. 4 cặp dây xoắn nhau và 4 cặp màu – Bản thân các cặp dây xoắn cũng được thiết kế xoắn nhau ngay trong lõi nhựa của dây. Bên trong lõi nhựa còn có các sợi nilon để tránh nhiễm điện cho dây. 4 cặp dây cũng xoắn nhau trong lõi nhựa. – Chiều dài giới hạn của các dây khi tách xoắn là 2 – 5 cm. Nếu vượt qua độ dài này, dữ liệu không thể truyền qua dây được. Vì vậy, một đầu cáp được gọi là đúng quy cách không bao giờ để các cặp dây nằm ngoài bọc nhựa quá 2 – 5cm. – Chiều dài giới hạn của dây cáp mạng nối giữa 2 thiết bị (PC, HUb, Switch,…) là 100 mét. Nếu vượt quá giới hạn này, dữ liệu truyền đi sẽ bị nhiễu và mất. Tuy nhiên, trong kỹ thuật, giới hạn này chỉ cho phép là dưới 85 mét – Khi bo cua (men theo góc tường), góc giới hạn của dây cáp phải từ 90o trở lên. Nếu góc cua quá hẹp, ta có thể cuộn dây cáp thành vòng tròn ngay góc đó rồi đi tiếp. Nếu dây cáp bị bo góc dưới 90o thì dữ liệu sẽ bị mất hoặc nhiễu trên đường dây Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN: – Dao hoặc dụng cụ tuốt dây: loại này hiện nay bán phổ biến ở VN. Loại dụng cụ tuốt dây còn đi kèm theo loại "nhấn cáp", rất hữu ích khi làm lỗ cắm cáp mạng trên tường. Nếu không mua loại này, các bạn vẫn có thể dùng dao để tuốt cáp và dùng vít để nhấn cáp. Dao tuốt cáp và nhấn cáp vào Rack (ổ cắm trên tường) Các loại Rack gắn tường. – Kềm bấm cáp: loại này dùng để bấm các thanh đồng nhỏ nằm ở trên đầu jack RJ45 (xem hình). Sau khi đẩy dây cáp vào đầu jack, ta dùng kềm đặt đầu jack vào và bấm chặt để các thanh đồng đi xuống, "cắn" vào lớp nhựa bao bọc lõi đồng của cáp. Các thanh đồng này sẽ là "cầu nối" data từ dây cáp vào các Pin trong rack (Rack là thiết bị female, chính là port của card mạng, Hub, Switch …) Đầu jack RJ45 của cáp mạng. Dấu (*) chính là các thanh đồng Kềm bấm cáp mạng. Đôi khi không có kềm, tui dùng búa nhỏ và thanh vít dẹp để đóng cho các thanh đồng cắn xuống nhưng không pro chút nào. – Máy test cáp: Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, máy sẽ đánh số thứ tự cáp từ 1 đến 8. Mỗi lần sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin. Đầu recieve sẽ sáng đèn ở số thứ tự tương ứng. Nếu bạn chỉ bấm cáp vòng vòng nhà thì khỏi mua, nhìn bằng mắt thường cũng được. Còn nếu muốn mua cho pro thì Máy test cáp: thiết bị phát, và thiết bị thu. Chia "lớp" (Layer) cho các thiết bị mạng: Có thể chia thành 3 "lớp" sau: – Layer 1: Hub, Repeater – Layer 2: Bridge, Switch. – Layer 3: Router, NIC (NIC chính là card mạng trên PC) Các loại dây cáp: – Cáp thẳng (Standard Cable 10baseT): loại này là loại thông dụng nhất trong LAN bởi vì đa số PC đều nối vào Switch (ví dụ mấy tiệm net). Dùng để nối các thiết bị khác Layer với nhau (ví dụ PC với Switch, PC với Hub, hoặc Switch với Router …). Không thể nối giữa 2 thiết bị cùng layer với nhau được (ví dụ không thể nối Switch – Switch hay PC – Router) – Cáp chéo (Cross-Over Cable): loại này dùng để nối các thiết bị cùng loại, cùng layer với nhau. Ví dụ: PC – PC, Router – Router, Switch – Switch, PC – Router … – Cáp console: loại này rất hiếm khi dùng, chỉ dành cho các loại router hay Switch của các hãng lớn như Cisco. Sau lưng Router Cisco có một port gọi là Console, khi cấm dây nối Router với PC, người ngồi trên PC có thể thiết lập cấu hình Router thông qua Hyper Communication (trong Accessories). Ngày nay đa số các kỹ sư mạng dùng Telnet để config router. Chỉ dùng dây console trong lần đầu tiên thôi. Cách bấm cáp: Đây là mục chính của bài này. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho các bạn thật rõ. Tuy nhiên "trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng …tay làm". Nếu có điều kiện, các bạn nên thực hành nhiều sẽ quen và ghi nhớ trong đầu dễ dàng. Đầu tiên bạn cần phải xác định thứ tự các cọng cáp nhỏ trong sợi cáp mạng. Theo quy định chuẩn thì số thứ tự các cọng cáp phải đi theo cặp. Về màu sắc thì không có quy định chuẩn gì hết bởi vì nhà sản xuất cáp có thể sản xuất màu khác nhau. Nhưng mỗi cặp dây xoắn trong lõi cáp sẽ được đánh số theo cặp như sau: Cặp dây 1 và 2 (rất quan trọng) Cặp dây 3 và 6 (rất quan trọng) Cặp dây 4 và 5 (không cần thiết) Cặp dây 7 và 8 (không cần thiết) Sơ đồ tham khảo: Để tiện cho việc nâng cấp và sửa chữa sau này, bạn nên dùng loại cáp của cùng nhà sản xuất (để có cùng màu) và ghi nhớ số thứ tự các cặp xoắn và màu sắc của chúng. Sau này đó sẽ là điểm lợi của bạn vì bạn không cần phải rút cả 2 đầu cáp ra so sánh với nhau nữa. Việc kế tiếp, bạn phải xác định đúng vị trí pin của Jack RJ45 và đầu Rack female. Việc này rất dễ dàng. Bạn có thể xem hình. Bây giờ chúng ta bắt đầu bấm đầu cáp nhé. Trước hết bạn cần quan sát kỹ đầu Jack RJ45. Bạn nhìn trong ruột, ứng với mỗi thanh đồng sẽ có một rãnh nhỏ. Trong đầu cáp sẽ có 8 rãnh nhỏ dành cho 8 sợi cáp nhỏ. Khi đã xác định pin như hình vẽ ở trên, chúng ta bắt đầu đút những sợi cáp nhỏ vào theo thứ tự. (chỉ làm 1 đầu cáp thôi nhé, đầu còn lại sẽ tùy thuộc vào loại cáp) Bạn lưu ý là dây số 3 và dây số 6 là một cặp xoắn nhé (trên hình là dây màu xanh lá cây và dây trắng sọc xanh lá cây). Sau khi đã chắc chắn đầu cáp tiếp xúc với thanh đồng và chắc chắn vị trí dây nằm gọn trong các rãnh nhỏ, bạn hãy dùng kềm bấm cápbấm cố định nó luôn. Okie, vậy là xong một đầu. Đầu cáp còn lại sẽ tuỳ thuộc vào 1 trong 2 loại cáp "thẳng" hay cáp "chéo". Sơ đồ cáp thẳng: Sơ đồ cáp chéo: Lưu ý, trong sơ đồ cáp chéo, đầu dây kia sẽ đảo thứ tự cặp cáp 1-2 và 3-6 Okie, vậy là bạn đã hoàn thành 2 loại cáp căn bản nhất của hệ thống LAN. Khi kiểm tra, bạn chỉ việc cầm 2 đầu cáp lên, để chúng gần nhau và quan sát màu và vị trí của chúng. Nếu có đồ test cáp bạn sẽ test như sau: Đối với cáp thẳng: đèn cháy giữa đầu phát và đầu thu sẽ giống nhau theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 6 – 4 – 5 – 7 – 8. Đối với cáp chéo: đèn sẽ phát theo tính hiệu như sau: Đầu thu —————— Đầu phát đèn 1 ——————— đèn 3 đèn 2 ——————— đèn 6 đèn 3 ——————— đèn 1 đèn 6 ——————— đèn 2 đèn 4 ——————— đèn 4 đèn 5 ——————— đèn 5 đèn 7 ——————— đèn 7 đèn 8 ——————— đèn 8 Phụ Lục: A/ Cách bấm cáp Console: Thứ tự các cặp cáp sẽ đánh số thứ tự 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 nằm tuần tự, không có chéo góc gì hết. Trong đó: 1-2 là một cặp dây xoắn, 3-4 là một cặp dây xoắn (không phải 3-6 như ở trên), tương tự 5-6 và 7-8. Hai đầu cáp sẽ có vị trí đảo ngược nhau như sau 1 ————- 8 2 ————- 7 3 ————- 6 4 ————- 5 5 ————- 4 6 ————- 3 7 ————- 2 8 ————- 1 B/ Giá cả các dụng cụ: – Cáp :tuỳ loại, giá dao động từ 1000 – 4000 / m – Jack RJ45 : giao động từ 500 / cái – 7000 / cái (loại tốt nhất) – Dao tuốt vỏ cáp và nhấn cáp: khoảng 15000 /cái – Kềm bấm cáp: khoảng 105.000 / cái – Máy test cáp: khoảng 10 – 15 USD / cái – Cáp cuộn 300 m : khoảng 275.000 – 450000 / cuộn, thùng Địa chỉ tùy chọn. Các bạn có thể đến cửa hàng Tiến Phát (ngã tư Bà Hạt và Nguyễn Tri Phương – Quận 10). Chổ này bán đầy đủ linh kiện về mạng network. Giá rẻ vì là hàng nhập từ trung quốc. Không Bảo Hành :leuleu:. Nhưng giá rẻ gần 1/2 so với bên ngoài. C/ Hỏi về Switch Layer 3: Có một số bạn hỏi tại sao loại modem ADSL 4 port RJ45 của một số hãng lại cho cắm cáp thẳng nối từ PC đến router mà không phải là cáp chéo như lý thuyết ? Trả lời: loại router trên thực chất là Switch Layer 3. Nó vẫn là Switch (layer 2) nhưng có kèm theo module tính năng Modem ADSL. Về mặt thực tế, nó vẫn hoạt động như một Switch nhưng lại có thể kết nối với ISP cung cấp ADSL. Vì vậy, các port của nó vẫn thuộc về Layer 2. Nên cáp nối giữa các port (layer 2) với PC (layer 3) vẫn là cáp thẳng Nhãn: he thong mang internet, thi cong Google Account Video Purchases Khánh Hòa, Việt Nam Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủTừ khóa » Bấm Dây Mạng 1gb
-
Bấm Cáp Dây Mạng 1GB - Bệnh Trên Hồ Tiêu
-
Hướng Dẫn Bấm Dây Mạng – Viet Phat - Vietphattech
-
Cách Bấm Dây Mạng đạt Chuẩn 1Gbps Tốc độ Cao
-
Bấm Cáp Chéo Cho Card Mạng 1 Gigabit - DỄ Hay KHÓ
-
Hướng Dẫn Bấm Dây Mạng Sao Cho Chuẩn Và Chính Xác
-
Hướng Dẫn Bấm Dây Mạng Thẳng Và Chéo - Viễn Thông Xanh
-
Cách Bấm Dây Mạng 1gb - Camera Mini
-
Hướng Dẫn Bấm Dây Mạng Nhanh Và Chính Xác Nhất
-
Hướng Dẫn Bấm Dây Mạng 1000 Mbps 1Gbps - YouTube
-
Ky Thuat Bam Cap 1Gbps! - MÔN MẠNG MÁY TÍNH
-
Dây Mạng, Dây Lan Cat6 1g Loại Tốt | Shopee Việt Nam
-
Cách Bấm Cáp Chéo Tốc độ 1GB - VnPro Forum