Cách Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy Không Khó Như Bạn Nghĩ
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Không Khó Như Bạn Nghĩ
Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Không Khó Như Bạn Nghĩ
Đặt lịch
Đau vai gáy là triệu chứng khá phổ biến hiện nay và có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh như: thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thoái hóa, u đỉnh phổi, thiểu năng vành,… Đau vai gáy không chỉ gây ra các cơn đau co cứng, hạn chế vận động mà để lâu dài mang đến nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy , người bệnh cần sớm phát hiện và đi chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Đầu, cổ là bộ phần rất quan trọng của cơ thể người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay và phong cách sống tập trung vào máy tính khiến chúng ta thường hay bị đau, khó chịu ở vùng vai gáy.
Nguyên nhân gây đau cổ, vai, gáy thường là do ngủ, ngồi sai tư thế kéo dài. Ngoài ra, đau vai gáy còn có một số nguyên nhân khác như:
- Căng cơ
- Làm việc quá sức
- Bong gân
Một số nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau vai gáy bao gồm:
- Viêm màng não – Viêm màng quanh não
- Viêm khớp – Thoái hóa đốt sống cổ và viêm khớp dạng thấp.
Xem thêm: 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh
Kỹ thuật bấm huyệt cho người bị đau vai gáy
Tư thế bấm huyệt trị đau vai gáy phổ biến là người bệnh ngồi còn người bấm huyệt thì đứng sau lưng. Hoặc người bệnh nằm sấp còn người bấm huyệt thì ngồi phía trên đầu người bệnh.
Trước khi bấm huyệt cần thoa một ít dầu trơn hoặc bột talc lên vùng vai gáy.
Các kỹ thuật bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy:
- Xoa: Dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ theo hình vòng tròn lên vùng gáy rồi lan ra hai bên vai.
- Day: Đây là phương pháp dùng hai ngón tay ấn nhẹ xuống da rồi di chuyển theo đường tròn xung quanh vùng bị đau.
- Lăn: Dùng ngón tay cái ấn nhẹ xuống da rồi di chuyển theo đường tròn từ cổ đến hai bên vai bị đau.
- Bóp: Là phương pháp dùng ngón cái và các ngón tay còn lại ôm lấy khối cơ bị đau và bóp bằng 4 hoặc 5 ngón. Trong khi bóp kết hợp với việc kéo thịt lên để tránh việc thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ bị gây đau.
- Vờn: Dùng hai bàn tay hơi cong lại bao lấy một khối cơ, chuyển động hai tay ngược chiều nhau kéo da thịt người bệnh chuyển động theo.
Bấm huyệt làm dịu cơn đau vai gáy
Đau vai gáy có thể cản trở hoạt động hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thuốc thì bạn có thể giảm đau tạm thời bằng phương pháp bấm huyệt.
Tham khảo một số vùng bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy phổ biến ở dưới đây.
1. Vùng vai
Huyệt này nằm trên cơ vai, một nửa giữa gốc cổ và cuối cơ vai. Kích thích huyệt này sẽ làm giảm cứng cổ và vai. Nó cũng góp phần làm giảm đau lưng.
Để tìm được huyệt này, người bấm huyệt cần véo toàn bộ cơ vai bằng ngón cái và ngón trỏ. Điểm này là điểm nằm cao nhất của vai bắt đầu từ cổ.
Tuy nhiên, bấm huyệt này cần tránh nếu bạn đang ở thai kỳ.
2. Vùng cổ
Huyệt này nằm trên sườn chẩm, ngay bên cạnh cột sống cổ. Kích thích điểm này có thể giảm đau vai gáy và giảm ho mạn tính.
3. Vùng chẩm
Huyệt này nằm trên vùng chẩm, trong vòng lỏm sau tai. Kích thích điểm này có thể giảm đau đầu, đau cổ và chóng mặt.
4. Vùng đầu
Bạn có thể xác định được huyệt này ở vị trí sau gáy nơi có một lỗ rỗng gần đáy sọ. Dùng lực tác động vào huyệt này, cả hai bên sẽ giúp bạn giảm đau vai gáy ngay tức thì.
Có 7 huyệt trên đầu có thể hoạt động để giảm đau vùng vai gay ngay tức thì. Kích thích những điểm này sẽ giảm áp lực lên và điều trị được các bệnh lý ở cổ.
5. Xương cánh tay ngoài
Huyệt này nằm ở 1/3 đường từ vai đến khuỷu tay ở mặt ngoài. Nếu bạn bị cứng cơ kéo dài từ vai đến cổ dẫn đến sưng phồng thì bạn có thể xoa bóp huyệt này mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trong 5 phút để thấy hiệu quả điều trị.
6. Tay
Có 2 huyệt nằm trên bàn tay của bạn có thể kích thích để giảm căng thẳng và không thoải mái ở cổ và vai.
- Có một huyệt nằm ở ngón tay đeo nhẫn của bạn. Huyệt này bắt đầu ở ngón tay áp út và kết thúc ở cạnh cổ vài sau tai. Vì vậy bấm huyệt này có thể khắc phục cơn đau vai gáy ngay lập tức.
- Huyệt nằm giữa ngón tay trỏ và ngón giữa được gọi là Luo Zhen trong tiếng Trung. Đây là một huyệt khá quan trọng để giảm đau vai gáy do tư thế ngủ và ngồi không đúng gây ra.
Khi bấm huyệt trị đau vai gáy, bạn cần bấm huyệt ở tay đối diện khu vực bị đau. Ví dụ như bạn đau vai gáy bên phải thì phải massage vào điểm giữa ngón trơ và ngón giữa của bàn tay trái.
Ấn một lực nhẹ bằng ngón tay cái, sau đó xoay theo vòng tròn.
7. Bắp chân
Có một huyệt có thể giúp giảm đau vai gáy ở bắp chân của bạn. Đây là huyệt được dùng để chữa cứng cổ, đau và hoạt động kém ở vai. Huyệt nàm nằm ở giữa chiều dài từ đầu gối đến mắt cá chân.
Massage nhẹ nhàng huyệt này sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau vai gáy ngay lập tức.
Cảnh báo khi bấm huyệt chữa đau vai gáy
Bấm huyệt chữa đau vai gáy là một cách đơn giản để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, khi bấm huyệt bạn cần hết sức thận trọng để không gây ra tổn thương cho cơ và dây thần kinh.
- Nắm rõ về khu vực bị tổn thương của người bệnh.
- Điểm ấn huyệt trên sườn ở cổ cần tránh.
- Không bấm huyệt cho người bị bệnh tim hoặc rối loạn sắc tố da
- Phụ nữ mang thai không nên dùng cách bấm huyệt chữa đau vai gáy. Điều này có thể gây khó chịu cho thai nhi.
- Phương pháp này không thể thay thế liệu trình điều trị của bác sĩ.
→Tham khảo ngay: Bị đau vai gáy khó thở – Có phải dấu hiệu nguy hiểm?
Bấm huyệt chữa đau vai gáy ở đâu?
Bấm huyệt là một kỹ thuật điều trị đặc thù, dùng lực tác động vào mạch máu, dây thần kinh và cơ bắp để kích thích giãn cơ, xương, dây thần kinh. Do đó, việc lựa chọn chính xác địa điểm cơ sở bấm huyệt là điều rất quan trọng. Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số cơ sở bấm huyệt chữa bệnh đau vai gáy uy tin ở thông tin bên dưới.
1. Ở Hà Nội
1.1 Trung tâm Đông Phương Y Pháp
- Địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội;
- Điện thoại liên hệ: 0974573434
- Thời gian làm việc: 8 giờ – 17 giờ 30 tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7, chủ nhật).
1.2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024 3826 3616
- Thời gian làm việc: Bệnh viện trực 24/24 tất cả các ngày trong tuần.
2/ Tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Viện y dược học Dân tộc:
- Địa chỉ: Số 273-275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, quận hú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 028 3844 3047
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6: 6 giờ 30 – 19 giờ 30. Thứ 7, Chủ nhật: 6h – 16h30
+ Viện Y học cổ truyền Quân đội TP.HCM
- Địa chỉ: 84/, 712/9 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 0696 50270
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu, sáng từ 7 giờ – 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 – 17 giờ. Thứ Bảy và Chủ Nhật viện không làm việc.
Bệnh viện Y học cổ truyền
- Địa chỉ: Số 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Phường 7 Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 028 3932 6579
- Thời gian làm việc: Sáng từ 8 giờ – 11 giờ 30, Chiều từ 13 giờ – 16 giờ 30
Sử dụng bấm huyệt chữa đau vai gáy là một phương pháp đã có từ hàng ngàn năm ở châu Á. việc áp dụng lực kích thích vừa phải lên vai gáy có thể hạn chế các cơn đau mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn cơ sở uy tín hoặc người bấm huyệt có tay nghề để tránh những rủi ro có thể phát sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Đau nửa đầu vai gáy bên trái – phải: Nguyên nhân, cách trị
- Bị đau vai gáy lâu ngày không khỏi phải làm sao ?
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Bệnh đau Vai Gáy
-
Chữa đau Cổ Vai Gáy Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt
-
Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy, Tê Mỏi Cánh Tay Tại Nhà ...
-
Tác Dụng Của Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa đau Cổ Vai Gáy | Vinmec
-
Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy Có Thực Sự Hiệu Quả?
-
Vì Sao Bấm Huyệt Chữa đau Cổ Vai Gáy Lại Hiệu Quả? - YouMed
-
Cách Xoa Bóp, Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy Mỗi Ngày Hiệu Quả
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Hiệu Quả Hàng Trăm Người Đã Sử ...
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy Tại Khoa Y Học Cổ Truyền
-
3+ Cách Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy, Thư Giãn Cơ Hiệu Quả
-
Cách Xoa Bóp Và Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Hiệu Quả
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?
-
Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy - Vật Lý Trị Liệu
-
Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Mỗi Ngày Hiệu Quả
-
Bấm Huyệt đau Vai Gáy Có Hiệu Quả Không Và Những Lưu ý