Cách Bấm Huyệt Trị Tê Chân Có Thể Bạn Chưa Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Đâu là nguyên nhân gây tê chân?
- Vì sao bấm huyệt có thể chữa tê chân?
- Cách bấm huyệt trị tê chân có hiệu quả?
- Cách bấm huyệt trị tê chân
- Chỉ định, chống chỉ định
- Quy trình điều trị trong bao lâu?
- Lưu ý, kiêng kỵ
- Những phương pháp đông y khác điều trị tê chân
Tê bì chân tay là cảm giác mà người bệnh có thể cảm thấy do ngồi ở tư thế gây quá nhiều áp lực lên dây thần kinh; hoặc làm giảm lưu lượng máu. Tuy nhiên, tình trạng tê nhức kéo dài hoặc không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Vậy có cách nào điều trị tình trạng này hay không? Mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền tìm hiểu thêm về cách bấm huyệt trị tê chân qua bài viết sau đây.
Đâu là nguyên nhân gây tê chân?
Trước khi tìm hiểu về cách bấm huyệt trị tê chân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên tình trạng tê chân. Thông thường, do tư thế cố định quá lâu một chỗ mà chân của một người bị tê tạm thời. Tuy nhiên, tình trạng tê bàn chân kéo dài; hoặc mãn tính hầu như luôn luôn là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Các tình trạng liên quan đến bàn chân và tê chân bao gồm:
1. Tư thế
Thói quen tư thế gây áp lực lên dây thần kinh; hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê chân tạm thời. Nhiều người nói rằng chân của họ đã “ngủ quên” và thuật ngữ y tế là chứng dị cảm thoáng qua (tạm thời).
Những thói quen có thể khiến bàn chân và chân “ngủ quên” bao gồm:
- Vắt chéo chân quá lâu.
- Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài.
- Ngồi trên đôi chân.
- Mặc quần tất hoặc giày quá chật.
2. Chấn thương
Các chấn thương ở thân, cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân; có thể gây áp lực lên dây thần kinh và khiến bàn chân tê bì.
3. Bệnh tiểu đường
Một số người mắc bệnh tiểu đường phát triển một loại tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường. Căn bệnh này có thể gây tê, ngứa ran và đau ở bàn chân, và nếu nghiêm trọng có thể cả chân.
4. Các vấn đề về lưng và đau thần kinh tọa
Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống; có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân; dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân hay gặp khác như: hội chứng đường hầm cổ chân; bệnh động mạch ngoại vi; đa xơ cứng; các khối u phát triển bất thường…1
Xem thêm: Phương pháp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa
Vì sao bấm huyệt có thể chữa tê chân?
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, tê có thể được gây ra bởi các yếu tố bên trong, bên ngoài và độc lập. Đối với các yếu tố bên trong, các dạng bệnh tê thấp thường gặp là Can khí hư, Thận khí hư, Tỳ khí hư. Đối với các yếu tố bên ngoài, có sáu loại tà khí xâm phạm vào cơ thể con người để gây bệnh. Chúng được gọi là sáu tác nhân gây bệnh bên ngoài trong Y học cổ truyền; đó là Phong, Thử, Thấp, Hỏa, Táo và Hàn. Tê có thể do Phong, Hàn và Thấp. Đối với các yếu tố độc lập, tê có thể do chấn thương thực thể.
Theo lý thuyết của Y học cổ truyền, Can chịu trách nhiệm kiểm soát các gân. Thận phụ trách xương. Can khí hư dẫn đến gân cốt không được nuôi dưỡng, có thể bị tê bì tay chân. Thận khí hư có thể làm xương yếu đi. Những người bị suy yếu xương khớp thường có cảm giác tê mỏi vai gáy; ngón tay và các khớp xương. Tỳ khí hư dẫn đến khí và huyết không đủ nuôi dưỡng các chi; từ đó có thể gây ra các chứng đau nhức, tê bì chân tay. Tê do các tác nhân bên ngoài thường dẫn đến tê nhức các khớp. Phong, Hàn và Thấp có thể xâm nhập vào các khớp và dẫn đến tê; hạn chế vận động ở các khớp.
Việc bấm huyệt trị tê chân cũng có thể kích thích vào các huyệt vị để điều hòa khí cơ; tăng cường các tạng liên quan và tán Phong, Hàn và Thấp.2
Cách bấm huyệt trị tê chân có hiệu quả?
Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu về tác dụng bấm huyệt chữa tê chân. Tuy nhiên, theo các giải thích về cơ chế tác dụng ghi nhận trong các sách giảng dạy; thì bấm huyệt có tác dụng trong việc điều trị tê chân.3
Cách bấm huyệt trị tê chân
Bấm huyệt có thể giúp giảm tê ở chân bằng cách tạo áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể. Sau đây là những cách bấm huyệt trị tê chân thường được áp dụng mà bạn có thể tự thực hiện. Thay vì ấn bằng ngón tay, bạn cũng có thể dùng que bấm huyệt.
1. Túc tam lý (ST36)
Túc tam lý có thể được sử dụng để giảm tê và ngứa ran ở bàn chân và chân. Nó nằm ở vị trí phía ngoài khoảng bốn ngón tay dưới xương đầu gối. Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ của bạn và tạo áp lực. Quy trình này nên được lặp lại cho chân còn lại.
2. Tam âm giao (SP6)
Tam âm giao có thể cải thiện lưu thông máu và giảm tê ở chân. Nó nằm ở vị trí bốn ngón tay trên mắt cá chân phía trong; sau đường viền bên trong của xương chày. Nên ấn bằng ngón tay cái trong 5 phút (ấn 6 giây và nghỉ 2 giây). Quy trình này nên được lặp lại cho chân còn lại.
3. Dương lăng tuyền (GB34)
Dương lăng tuyền thường được sử dụng để giúp giảm đau; tê ở chân và đầu gối. Nó nằm ở mặt bên của cẳng chân, ở chỗ lõm trước và thấp hơn đầu của xương mác. Sử dụng ngón cái hoặc ngón trỏ của bạn và tạo áp lực; hoặc bạn có thể thực hiện chuyển động tròn bằng ngón tay.
4. Phong trì (GB31)
Phong trì có thể làm giảm tình trạng tê chân. Nó nằm ở đường giữa ở mặt bên của đùi; ngay dưới đầu ngón tay giữa khi cánh tay duỗi ra ở cạnh chân. Sử dụng ngón cái hoặc ngón trỏ của bạn và tạo áp lực; hoặc bạn có thể thực hiện chuyển động tròn bằng ngón tay.4
Chỉ định, chống chỉ định
Sử dụng các huyệt trên khi bạn bị tê chân. Tốt hơn hết các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền; để được thăm khám và hướng dẫn trực tiếp một cách cụ thể.
Bấm huyệt trị tê chân là một loại phương pháp điều trị không xâm nhập; hầu như khá là an toàn. Tuy nhiên không nên tiến hành dây ấn nếu như các bạn đang gặp vấn đề chấn thương ở những vị trí huyệt; vấn đề có thể trầm trọng hơn.
Quy trình điều trị trong bao lâu?
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, thăm khám từ bác sĩ mà có phác đồ châm cứu hay bấm huyệt cụ thể; cũng như thời gian và lựa chọn huyệt. Các bạn hãy đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên ngành tư vấn.
Lưu ý, kiêng kỵ
Việc thực hiện cách bấm huyệt trị tê chân khá là dễ dàng. Mọi người có thể nhờ một người khác thực hiện việc này; hoặc tự mình thao tác.
Lưu ý là lực bấm các huyệt trị tê chân phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; gây dễ chịu cho người được bấm huyệt.
Đang mắc các bệnh lý da liễu; ở những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt; thì không nên tác động. Ví dụ như tổn thương mọc mụt nước; viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt thì không nên thao tác bấm huyệt.
Những phương pháp đông y khác điều trị tê chân
Ngoài ra, trong đông y còn có các phương pháp khác để trị tê chân như nhĩ châm, dùng thuốc sắc, châm cứu…Tùy theo những vấn đề trên bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra một phương pháp điều trị; liệu trình điều trị phù hợp.
Xem thêm: Châm cứu bàn chân và những điều bạn cần lưu ý
Trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt trị tê chân hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên thông qua bài viết này. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa tê chân bằng Y học cổ truyền; thì các bạn hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín nhé!
Từ khóa » Chữa Tê Tay Bằng Phương Pháp Diện Chẩn
-
Bàn Lăn Tay Diện Chẩn Chữa Tê Tay, Thấp Khớp. - YouTube
-
BẤM HUYỆT CHỮA TÊ TAY TẠI NHÀ BẰNG DIỆN CHẨN [HECAVI ...
-
Chữa Tê Tay Bằng Phương Pháp Diện Chẩn - Hàng Hiệu
-
Bộ Giảm Tê Mất Cảm Giác - Diện Chẩn
-
Cách Thực Hiện Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Tê Chân Tay | Vinmec
-
Diện Chẩn Hội Chứng ống Cổ Tay - DungCuDienChan.VN
-
Chữa Tê Chân Tay Bằng Diện Chẩn
-
2+ Cách Bấm Huyệt Chữa Tê Tay Chân đem Lại Hiệu Quả Nhanh
-
Chữa Tê Tay Chân Bằng Đông Y điện Chẩn Bấm Huyệt ở đâu Tốt ...
-
Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Diện Chẩn Hiệu Quả Ra Sao?
-
Tất Tần Tật Về Chữa đau Khớp Tay Bằng Diện Chẩn
-
Bật Mí Các Cách Chữa Thoái Hóa đốt Sống Cổ Bằng Diện Chẩn Hiện Nay
-
Chữa Đau Vai Gáy Bằng Diện Chẩn - Ưu Nhược Điểm Cần Biết
-
TRỊ TÊ BÀN TAY NGÓN TAY CÙNG DIỆN CHẨN