Cách Bấm Lỗ Tai Không Đau & Chăm Sóc Tai Sau Khi Bấm

Cũng giống như các hình thức xăm môi, xăm lông mày, việc bấm lỗ tai sẽ gây đau nhẹ, và cần thời gian chăm sóc ban đầu giống như chăm sóc vết thương.

Dược sĩ Huyền Trang

Làm thế nào để bấm lỗ tai không đau?

Khuyên tai vẫn là một trong những kiểu trang sức đem lại vẻ kiều diễm nhất cho các cô gái. Ngày nay để đa dạng hóa cá tính của mình thì những kiểu bấm khuyên độc đáo khác như bấm ở vành tai, khuyên mũi, khuyên môi, thậm chí khuyên rốn xuất hiện ngày càng nhiều.

  • Bấm ở phần thịt không bấm ở phần sụn: việc bấm ở phần thịt ( dái tai) sẽ hạn chế được cơn đau nhiều cho người bấm, và lành nhanh hơn so với vùng sụn khoảng 1 tháng.
  • Sử dụng thuốc tê tại chỗ trước khi bấm: việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như lidocain..sẽ giảm đau khi bấm hiệu quả.
  • Chăm sóc vô trùng đúng cách sau khi bấm viết thương: hạn chế được những viêm nhiễm sau khi bấm, giúp quá trình liền viết thương lành lại.

Vết bấm mất thời gian bao lâu thì lành?

bấm lỗ tai, bấm lỗ tai nam, bấm lỗ tai bao lâu thì tháo, bấm lỗ tai bao lâu thì lành, bấm lỗ tai kiêng ăn gì, bấm lỗ tai đẹp,

Thời gian lành vết bấm lỗ tai ở đây còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi cũng như vị trí bấm. Với những vị trí khác như mũi.. thì thời gian lành vết thương sẽ kéo dài từ 3 đến 9 tháng còn với vết bấm ở thùy tai để lành thường sẽ mất thời gian từ 6 đến 8 tuần.

Trong thời gian này để vết bấm không bị khô cứng lại thì các bạn nên duy trì việc xoay khuyên tai từ 1 đến 2 lần/1 ngày.  Tuy nhiên vẫn nên hạn chế việc động chạm tay vào vết thương bởi nếu tay không giữ vệ sinh sạch sẽ thì vết bấm rất dễ bị nhiễm trùng.

Khâu vệ sinh chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đóng vai trò rất quan trọng trong việc vết bấm lỗ tai có nhanh lành hay không. Bạn có thể sử dụng oxy già hoặc nước khử trùng thấm vào bông vào vệ sinh xung quanh vết bấm 1 lần/1 ngày.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không được sử dụng cồn vì cồn tuy có chức năng sát khuẩn nhưng nó sẽ khiến cho vết bấm bị khô, dễ nứt nẻ và chảy máu.
  • Không được tháo khuyên tai khi vết bấm chưa lành.

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai

  • Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng cồn sẽ khiến vết bầm bị khô, nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
  • Kiên trì vệ sinh vết bấm, vệ sinh mỗi ngày ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì việc vệ sinh  sát khuẩn thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.
bấm lỗ tai, bấm lỗ tai nam, bấm lỗ tai bao lâu thì tháo, bấm lỗ tai bao lâu thì lành, bấm lỗ tai kiêng ăn gì, bấm lỗ tai đẹp,
  • Sau khi bấm phải duy trì đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự có chất liệu không bị rỉ từ 6 – 8 tuần để lỗ bấm không bị tịt. Mỗi ngày nhẹ nhàng xoay khuyên từ 1 – 2 lần, không nên xoay quá nhiều và quá mạnh.
  • Hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.
  • Cần lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện việc bấm lỗ.
  • Nếu gặp biến chứng bất thường sau khi bấm tuyệt đối không được tự ý xử lý vết thương mà nên đến cơ sở y tế  hoặc quay lại cơ sở đã làm để được tư vấn và hướng dẫn xử lý giải quyết.

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn có thể khắc phục. Sau khi bấm lỗ tai, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương là điều vô cùng quan trọng. Trước khi quyết định làm đẹp cho đôi tai, bạn hãy lưu ý những điều này để tránh cho mình sự rủi ro nhé!

Mời bạn tham gia nhóm Hỏi Đáp Bác Sĩ để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các Bác sĩ Chuyên Khoa tại đây, hoặc gọi điện theo Số máy 19006237 Tổng đài tư vấn sức khỏe & tâm lý 24/7.

Từ khóa » Cách Bấm Lỗ Tai Không đau