Cách Bấm Thổi Các Nốt Nhạc Trên Sáo Trúc 6 Lỗ - Nguyễn Quyền

Sau một thời gian tập tành thổi sáo mình đã cho ra đời bài viết này với góc nhìn của một newbie ^^. Tài liệu trên mạng tuy có nhiều nhưng mình chưa tìm thấy bài nào hướng dẫn hoàn chỉnh đầy đủ về cách bấm thổi các nốt nhạc trên sáo trúc 6 lỗ cho newbie để dễ theo dõi và dễ hiểu cả.

Tập tành được một thời gian thì bị phản đối vì rên sáo nghe nhức đầu người nghe quá nên mình cũng cạch đến giờ chưa đụng vào nữa, phần sợ qua thời gian mình quên quên nên phải ghi lại để sau này có cái để nhớ, phần cũng có thể chia sẻ đến với những ai cần ?

Lưu ý: 7 nốt “đồ rê mi fa sol la shi” được ký hiệu trong nhạc lý như sau:

» Đô (C) – Rê (D) – Mi (E) – Fa (F) – Sol (G) – La (A) – Shi (B)

Sau đây mình sẽ liệt kê ra các cách bấm thổi các nốt nhạc trên sáo trúc 6 lỗ (sáo đô) với: quãng 1, quãng 2, quãng 3, các nốt thăng (#) và giáng (b) đầy đủ và dễ hiểu nhất.

** Màu đen: Bịt kín lỗ. ** Màu trắng: Không bịt. ** ↑ : Thổi mạnh

1. Cách bấm thổi 7 nốt nhạc “Quãng 1” trên sáo trúc 6 lỗ

Đây là 7 nốt cơ bản nhất và dễ thổi nhất mà người mới tập thổi sáo cần nắm rõ và phải thuộc lòng luôn nhé, nhuần nhuyễn 7 nốt này rồi thì các phần sau sẽ dễ bấm hơn.

** Mình đưa thêm nốt Đố (đô 2 – C2) vào để hoàn chỉnh một điệu nhạc.

Người mới tập làm quen với thổi sáo thì nên tập thổi nhuần nhuyễn 8 nốt này trước, từ “đồ rề mì fà sòl là shì đố” rồi ngược lại “đố shì là sòl fà mì rề đồ”.

2. Cách bấm thổi 7 nốt nhạc “Quãng 2” trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu bạn đã thuộc và quen với các nốt ở quãng 1 rồi thì thổi quãng 2 sẽ mau và dễ hơn. Cách bấm thổi nốt ở quãng 2 cũng giống như cách bấm ở quãng 1 nhưng thổi mạnh hơn quãng 1 sẽ ra nốt của quãng 2. Ví dụ: nốt đồ thổi mạnh sẽ là nốt đố.

** ↑ : Thổi mạnh ** Nốt Đố (đô 2 – C2) có 2 cách thổi nên mình để 2 hình.

3. Cách bấm thổi 5 nốt nhạc “Quãng 3” trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu đã tập lướt ngón quen tay các nốt ở quãng 1 và 2 thì vô nốt ở quãng 3 sẽ dễ hơn nhiều.

** ↑ : Thổi mạnh ** Mỗi nốt đều có 2 cách thổi nên mình sẽ để 2 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

4. Cách bấm thổi 7 nốt “Thăng” (#) trên sáo trúc 6 lỗ

Nốt thăng bấm với cách mở nửa lỗ sẽ hơi khó và với mình thì quá là khó luôn, nên mình đã liệt kê thêm các cách bấm không phải mở nửa lỗ đễ dễ chơi hơn. Điều nữa là nốt thăng của nốt này sẽ là nốt giáng của nốt tiếp theo, nên bạn có thể tập nhớ luôn để dễ chơi. Ví dụ: nốt rê sau đô thì thăng của đô sẽ bằng giáng của rê (đô thăng = rê giáng).

** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì mình sẽ để thêm 2, 3 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

5. Cách bấm thổi 7 nốt “Giáng” (b) trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu bạn đã nhớ các cách bấm nốt thăng ở trên thì với nốt giáng sẽ rất dễ nhớ, vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ: nốt đô trước rê thì giáng của rê sẽ bằng thăng của đô (rê giáng = đô thăng).

** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì mình sẽ để thêm 2, 3 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

Nguồn hocsao.net

Có thể bạn quan tâm

  • Lẩu kim chi Hàn QuốcLẩu kim chi Hàn Quốc
  • Phim Tài Liệu – Chiến tranh thế giới thứ II – Bão tố Xô Viết – Tập 03: Chiến dịch Krym-SevastopolPhim Tài Liệu – Chiến tranh thế giới thứ II – Bão tố Xô Viết – Tập 03: Chiến dịch Krym-Sevastopol
  • Tự làm bánh phở cuốn ngon như ngoài tiệmTự làm bánh phở cuốn ngon như ngoài tiệm
  • Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trịDanh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị
  • Tất cả những người thành công khi giao tiếp đều có 9 thói quen này!Tất cả những người thành công khi giao tiếp đều có 9 thói quen này!
  • Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của trà sảBất ngờ với những lợi ích sức khỏe của trà sả

Từ khóa » Nốt Trên Sáo Trúc