Cách Băng Bó Vết Thương Cơ Bản Và đơn Giản Nhất
Có thể bạn quan tâm
1. Những điều cần làm trước khi băng bó vết thương
Ngoài biết cách băng bó vết thương cơ bản, bạn cũng cần phải biết cách cầm máu, làm sạch vết thương… trước đó để tránh vết thương nhiễm trùng hay mất máu quá nhiều dễ gây choáng và ngất.
Tùy từng trường hợp cụ thể, tùy vết thương nông sâu, chảy ít máu hay nhiều máu bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ hoặc cắt bỏ quần áo ra khỏi vết thương
Hãy cắt bỏ lớp quần áo, tháo trang sức đồng hồ… ở khu vực bị thương chảy máu trước khi làm sạch và áp dụng cách băng bó vết thương phù hợp. Việc này giúp tránh ảnh hưởng lưu thông máu khi vết thương sưng lên.
- Loại bỏ mảnh vụn và làm sạch vết thương
- Nếu nhìn thấy các mảnh vụn, bụi bẩn hay các vật thể khác trên miệng vết thương, hãy dùng nhíp sạch (sát trùng nhíp bằng cồn) để gắp bỏ chúng. Cẩn trọng không đẩy nhíp quá sâu vào trong khiến vết thương nặng hơn.
- Lưu ý: Nếu đó là vết đạn, không nên tự ý gắp bỏ viên đạn. Hãy để việc này cho bác sĩ. Hoặc nếu kích thước mảnh vụn lớn, tốt hơn là để bác sĩ loại bỏ chúng bởi nếu vật thể găm vào mạch máu, việc rút ra không đúng cách dễ gây chảy máu nhiều thêm.
- Một điều cơ bản cần nhớ, trước khi áp dụng bất cứ cách băng bó vết thương nào cũng nên làm sạch vết thương bằng dung dịch nước muối đến khi vết thương không có bụi bẩn và mảnh vụn. Dung dịch muối giúp làm giảm lượng vi khuẩn. Nếu không thể, bạn có thể dùng nước uống sạch hoặc nước máy, nhưng hãy chắc chắn để nước xối qua vết thương trong một vài phút. Không sử dụng nước nóng; hãy dùng nước mát hoặc nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể dùng thêm xà phòng có chất tẩy nhẹ nhưng cần chú ý vì xà phòng có thể gây kích ứng mô bị thương. Nếu vết thương gần mắt, hãy cẩn thận không để xà phòng dính vào mắt.
- Trường hợp vết thương chảy quá nhiều máu cần cầm máu ngay trước khi áp dụng bất cứ cách băng bó vết thương nào
- Dùng băng/vải sạch và khô ấn lực vừa phải vào vết thương. Hầu hết máu sẽ ngừng chảy trong 20 phút hoặc nếu có chỉ rỉ trong tối đa 45 phút. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dùng dây vải dài buộc chặt vết thương để cầm máu tạm thời trước khi thực hiện cách băng bó vết thương. Tuy nhiên, việc này chỉ nên diễn ra trong một thời gian ngắn vì mô sẽ bắt đầu hoại tử trong vòng vài giờ nếu như không nhận được máu.
- Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu sau 15-20 phút, hoặc người bị thương có các vấn đề về máu như chứng máu loãng, máu khó đông hãy nhờ đến sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
- Lưu ý, khi cầm máu cho nạn nhân không nên dùng tay trần tiếp xúc trực tiếp lên vết thương (trừ khi không còn cách nào khác). Nên dùng găng tay y tế để tránh được các bệnh lây nhiễm từ máu (nếu có). Như vậy sẽ giảm thiểu khả năng truyền vi khuẩn từ bàn tay đến vết thương và ngược lại, nếu tay bạn có vết thương. Sau đó, sử dụng xà bông và nước để khử trùng tay trước khi tiếp xúc với vết thương nếu có.
2. Hướng dẫn cách băng bó vết thương
- Bước 1: Tìm băng phù hợp
- Tùy vào tình trạng vết thương bạn nên chọn băng có kích thước phù hợp
- Cẩn thận để không chạm tay/ đồ vật vào mặt tiếp xúc với vết thương của gạc để giảm nguy cơ nhiễm trùng
- Nếu không có sẵn băng y tế, có thể thay thế bằng bất kỳ vải hoặc mảnh quần áo sạch nào
- Nên bôi một ít kem chuyên dành để bôi vết thương, không chỉ ngăn vi khuẩn mà còn tránh băng gạc/vải dính trực tiếp lên vết thương, dẫn đến dễ gây chảy máu khi tháo ra sau đó
- Cách băng bó vết thương đúng cách là nên đặt gạc ngang qua vết thương (chứ không phải dọc theo).
- Bước 2: Dán băng gạc
- Đảm bảo băng dính y tế tiếp xúc vùng da lành, không bị thương
- Tránh sử dụng băng công nghiệp như băng keo thợ điện, có thể lột da khi kéo ra
- Sau khi dán băng keo, phủ kín băng gạc bằng lớp đàn hồi sạch hoặc băng co giãn để bảo vệ thêm
- Cần nhớ, dù áp dụng bất kỳ cách băng bó vết thương nào cũng không quấn băng quá chặt
- Bảo vệ băng đàn hồi bên ngoài bằng kẹp kim loại, ghim an toàn hoặc băng.
3. Nên làm gì sau khi băng bó vết thương?
- Thay băng hàng ngày
- Thay băng cũ mỗi ngày giúp giữ vết thương luôn sạch sẽ và hỗ trợ chữa lành
- Nếu băng quấn đàn hồi bên ngoài vẫn sạch và khô, có thể tái sử dụng
- Nếu thấy băng gạc bị ướt dịch, đừng chờ - hãy thay ngay lập tức
- Nếu vết thương đóng vảy khô và khó tháo băng, có thể ngâm vết thương trong nước ấm để làm mềm vảy và làm băng dễ bóc ra hơn.
Các dấu hiệu cho thấy vết thương đang lành bao gồm giảm viêm và sưng, không còn đau hoặc đau ít và có đóng vảy. Thời gian lành da với hầu hết các vết thương trên da xảy ra trong vòng một vài tuần. Với những vết cắt sâu hơn có thể mất đến một tháng.
- Chú ý dấu hiệu nhiễm trùng
Các dấu hiệu chỉ ra rằng vết thương trên da của bạn bị nhiễm bao gồm:
- Đau và sưng nhiều hơn
- Chảy dịch mủ vàng hay xanh
- Vùng da xung quanh chuyển màu đỏ và ấm nóng
- Sốt
- Cơ thể khó chịu
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên trong vài ngày sau khi bị thương, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể cần phải dùng đến kháng sinh.
Ngoài áp dụng cách băng bó vết thương phù hợp, nếu vết thương gây ra bởi vật nhiễm bẩn như đinh sắt rỉ, hãy nên nghĩ tới việc tiêm phòng uốn ván, nhất là khi trong vòng 10 năm bạn chưa tiêm phòng tăng cường uốn ván lần nào.
Theo wikiHow
Từ khóa » Các Bước Băng Bó Vết Thương ở đầu
-
Cách Băng Vết Thương Hở Chuẩn Khoa Học - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Hướng Dẫn Băng Bó Vết Thương đúng Cách
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Vết Thương Chảy Máu Bằng Cách đè ép Và Băng ...
-
Quy Trình Thay Băng Vết Thương | Vinmec
-
Những Cách Băng Bó Vết Thương Cơ Bản | VTC Now - YouTube
-
Hướng Dẫn Băng Vết Thương Tại Nhà - YouTube
-
Kỹ Thuật Cơ Bản Băng Bó Các Vết Thương - Trường Tiểu Học Nhơn Thọ
-
Băng Bó Vết Thương đúng Cách
-
Cầm Máu Và Băng Bó Vết Thương - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
[PDF] Cấp Cứu Ban đầu Vết Thương Chiến Tranh
-
[DOC] Kỹ Thuật Sơ Cứu Vết Thương ở 5 Ngón Tay- Tiến Hành Băng Vết Thương
-
Gãy Xương Hở: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Sơ Cứu Vết Thương Phần Mềm - Health Việt Nam
-
Cách Xử Lý Và Chăm Sóc Vết Thương Hở được Khuyến Cáo | Medlatec