Cách Bảo Quản Bánh Chưng được Lâu Bằng Những Mẹo đơn Giản
Có thể bạn quan tâm
Cách bảo quản bánh trưng được lâu bằng những mẹo đơn giản. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên đán. Nếu không được bảo quản đúng cách, bánh rất dễ bị ôi, thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
CÁCH BẢO QUẢN BÁNH TRƯNG ĐƯỢC LÂU Mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng rất dễ bị thiu, mốc vì thế chị em cần biết cách để bảo quản.
Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn để có thể bảo quản bánh chưng được lâu mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Cần treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.
Bánh chưng rất dễ bị thiu, mốc vì thế chị em cần biết cách để bảo quản (Ảnh: Internet)
Nhiều vùng trước đây còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản vì cho rằng lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào, nhưng thực tế cách này càng làm hỏng bánh.
Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc. Nhưng vì tiếc của, phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.
Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày Tết
Ngày tết hầu như nhà nào cũng có nhiều bánh chưng, bánh tét nhưng cách bảo quản bánh để tránh bị mốc, thiu và tránh cho bánh bị "lại gạo" thì không phải ai cũng biết.
Cách bảo quản bánh chưng
- Sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch.
- Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.
- Treo bánh nơi mát và thoáng gió.
- Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại.
- Lá bánh phải rửa kĩ và để ráo nước hoặc gói bằng lá dong đã được luộc rồi thì bánh để được lâu hơn.
Cách bảo quản bánh tét
- Khi bánh tét mới vớt ra lò còn nóng thì chúng ta nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội, Tránh để bánh trong túi nilong, trong tủ vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi và mau hư.
- Thời gian sử dụng bánh tét trong vòng 2-3 ngày, Nếu chúng ta muốn sử dụng lâu hơn nên cho bánh vào tủ lạnh, lúc nào chúng ta cần dùng thì đem bánh tét ra hấp lại.
- Bánh tét có thể ăn kèm với thịt kho hột vịt, củ kiệu hoặc đem bánh tét đi chiên giòn lên ăn cũng rất ngon
Cách giữ bánh chưng để lâu không mốc
Cách giữ bánh chưng để lâu không mốc.sau đây mình xin chia sẻ cách giữ bánh chưng để lâu không mốc. Để bánh chưng Tết luôn ngon lành, chúng ta cần chú ý như sau: không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nên luộc kỹ cho bánh chín đều và "rền". Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh. Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại. Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.
Các bạn chú ý: Trong dịp Tết một số gia đình gói nhiều bánh chưng nên ăn không hết, thường gặp hiện tượng bánh chưng bị lại gạo. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bánh chưng chỉ nấu đủ chín hoặc gói quá chặt tay và được lưu giữ dài. Hiện tượng lại gạo không có gì đặc biệt vì hạt gạo nếp sau khi chín, để lâu có thể bị tách nước, hạt nếp trở lại trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu. Khi bánh chưng bị lại gạo, chỉ cần mang luộc lại, bánh lại mềm và nóng, ăn vẫn ngon như thường. Bánh chưng cũng có thể bị mốc, đặc biệt trong những ngày thời tiết ấm áp làm nấm mốc dễ phát triển.
Tuy nhiên, bánh chưng mốc cũng không đáng ngại vì mốc thường phát triển ở lớp lá bên ngoài và dễ dàng bị phát hiện ra bằng mắt thường. Chỉ cần hơ bánh trên bếp gas đang cháy hoặc cho bánh vào nồi luộc lại là mốc bị diệt hoàn toàn.
Bánh chưng có thể bị mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, trong trường hợp này, bánh có thể bị lên men chua cục bộ nhất là ở phần góc bánh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm nên dễ bị rách lá. Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bình thường nữa nên cần phải cắt bỏ, tuy nhiên nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thực ra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, mà không tạo ra các độc tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Để bánh chưng được ngon
Lá dong:
Lá dong chọn lá bánh tẻ (lá không non, cũng không già quá) và phải rửa thật kĩ, lau khô.
Muốn bánh chưng giữ được lâu thì khâu rửa lá là rất quan trọng. Thông thường bánh hay bị vữa, mốc là do vi khuẩn từ lá xâm nhập vào.
Gạo nếp:
Nếp gói bánh phải chọn loại nếp ngon (nếp Hà Nội, hay nếp Bắc hạt to tròn, thơm và dẻo), vo gạo thật sạch dưới vòi nước, để ráo nước.
Để bánh chưng được xanh, có thể dùng lá riềng (hay lá dứa), giã rồi vắt lấy nước, trộn chung với gạo, như thế bánh sẽ có màu xanh tự nhiên. Xóc gạo với một chút muối, để khoảng 30 phút sau thì có thể gói được.
Nhân bánh:
Nhân bánh chưng thường là thịt heo, hành, gừng, đậu xanh và tiêu đen xay. Thịt heo không nên chọn thịt nạc, vì thịt nạc sẽ xác và không thơm bánh. Nên chọn thịt ba chỉ (ba rọi) có cả mỡ lẫn nạc. Ướp thịt với chút gia vị riêng bên ngoài cho thấm.
Hành, gừng làm sạch, giã thật nhuyễn, nên dùng cả bã.
Đậu xanh nên chọn đậu còn cả vỏ, ngâm nước cho nở đầy rồi dùng tay bóp nhẹ để lấy hết vỏ. Xóc chút muối và hấp chín đậu, sau đó đánh tơi nhuyễn.
Khi nào bắt đầu gói bánh mới trộn chung thịt + hành, gừng + tiêu đen nêm chút muối trắng cho đậm đà.
Gói bánh:
Một chiếc bánh chưng nên gói khoảng 600g gạo nếp (khoảng 2 chén) là vừa khéo. Trải mặt sau lá dong (để bánh có màu xanh) vào khuôn làm bánh, hoặc trên một mặt phẳng rồi dùng chén múc gạo nếp đổ vào trong khuôn, cứ một lớp gạo là một lớp đậu, thịt (tùy theo sở thích mà cho nhân nhiều hay ít). Gói bánh thật chặt, cột lại bằng dây lạt (loại lạt được chẻ từ cây giang, hoặc cây vầu rất dai và chắc).
Luộc bánh:
Để bánh chưng ngon, ngoài gạo nếp dẻo, nhân bánh ngon, khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Nên thả bánh vào nồi rồi mới đổ ngập nước lạnh vào. Trong quá trình luộc bánh, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ.
Khi châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 giờ bánh mới thấm đủ nước và chín đều.
Lại bánh:
Bánh chín vớt ra để ráo, rải bánh trên nia (làm bằng tre) rồi dùng mâm hay vật nặng ép bánh cho vuông đều. Sau đó lại bánh (gói lại) bằng một lớp lá dong xanh bên ngoài cho đẹp. THAM KHẢO THÊM:
Cách bảo quản thực phẩm an toàn
Thực phẩm ngày Tết thường được mua và dự trữ để ăn nhiều ngày nên rất dễ bị ôi thiu, lên mốc (nhất là các loại đồ nguội, bánh chưng). Chính vì vậy việc bảo quản các món ăn ngày Tết rất quan trọng, nếu không có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp treo gác bếp ở vùng cao. Ảnh: TL
Đối với thực phẩm sống
Ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện để bảo quản, người dân thường áp dụng các biện pháp bảo quản thực phẩm truyền thống như sấy khô, hun khói, ướp muối…
Để sấy khô, thịt có thể được ướp muối gia vị, thái mỏng để trên giá, treo gác bếp hoặc sấy khô. Nhiệt độ lý tưởng cho sấy khô là 50 - 60 độ C.
Nếu phơi cá ngoài nắng cần được che phủ để tránh ruồi bọ hoặc vi khuẩn xâm nhập. Sau đó, cần để ở nơi thoáng mát, khô và không có ánh sáng.
Hun khói (treo gác bếp) là phương pháp bảo quản thực phẩm cổ điển.
Hun khói ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vì lớp ngoài của thịt, cá được phủ bởi một lớp mỏng formaldehyd hoặc phenol.
Muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Thực phẩm có thể được ướp khô hoặc ướt tùy theo chất ướp lỏng hay đặc.
Nếu có điều kiện, thực phẩm sau khi mua về cần làm sạch và bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Sau khi làm sạch, chia thành từng phần cho vào hộp, túi nilông buộc kín cất vào ngăn đá, khi cần chế biến món ăn nào có thể tiện lấy ra, rã đông và sử dụng.
Với rau, nếu muốn bảo quản được lâu, thì không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ để chỗ thoáng mát. Nếu có tủ lạnh, rửa sạchrau rồi để ráo nước và cho vào bao xốp buộc kín rồi để ở ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Trái cây rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi cất tủ lạnh.
Không nên tích trữ nhiều thực phầm trong ngày Tết gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: MH
Đối với thức ăn chín
Dưới đây là cách bảo quản một số món ăn ngày Tết:
Bánh chưng: Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu. Nhiều vùng trước đây còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh.
Lạp sườn: Để có thể giữ được lâu hãy lấy một cái hộp lớn, đặt vào giữa một cốc rượu trắng rồi xếp lạp sườn xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp sườn trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Các loại mứt: Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ. Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Dưa hành, củ kiệu: Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.
Giò chả: Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.
Thịt kho, cá kho: Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 - 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn.
Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, Cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn tròng 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Nếu có điều kiện, cần để thức ăn nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần tăng độ lạnh, nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ nhanh bị ôi thiu.
Tránh để gần các đồ ăn tươi sống. Bảo quản, lưu trữ thức ăn đúng cách, đun thật sôi khi lấy thực phẩm chín ra ăn, bảo quản kỹ càng nhóm thực phẩm ăn lạnh… thì sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.
Tuy nhiên, tốt nhất không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết làm thức ăn kém ngon, dễ hỏng gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế bi���n và bảo quản thức ăn từ bột mỳ - Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh Cách làm bánh pía Tác hại của việc ăn nhiều bánh mì với cơ thể Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà - Cách làm bánh bao ngon không cưỡng nổi Công thức làm bánh mì ngọt Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh chuẩn (ST)
Từ khóa » Cách Vớt Bánh Chưng Sau Khi Luộc
-
Không Muốn MẤT Tết Thì Bỏ Túi Ngay Cách ép Bánh Chưng Sau Khi ...
-
Vớt Bánh Chưng, Bí Quyết Nấu Lá Bánh Xanh Như Lá Sống Khi Chín
-
10 Mẹo Luộc Bánh Chưng Xanh Tự Nhiên, Thơm Ngon Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Cách Nấu Bánh Chưng Và Bí Quyết để ...
-
Mẹo Bảo Quản Bánh Chưng được Lâu Hơn Tránh Bị Hư Hỏng Ngày Tết
-
Luộc Bánh Chưng Mấy Tiếng để Có Bánh Ngon, Giữ Dáng Vuông đẹp ...
-
Cách Luộc Bánh Chưng Thơm, Dẻo Không Bị ướt - Phunutoday
-
Luộc Bánh Chưng Mấy Tiếng? - Tủ Nấu Cơm
-
Làm Sao Luộc Bánh Chưng Ngon Xanh Mướt Nhanh Nhừ, Thơm Ngon
-
Ép Bánh Chưng Bao Lâu Thì được? Cách ép Bánh Chưng Sau Khi Luộc
-
Hướng Dẫn Cách Luộc Bánh Chưng Ngon, Xanh Và Nhanh Nhừ
-
TẠI SAO LUỘC BÁNH XONG PHẢI... - Bánh Chưng MAMA - Facebook
-
BÍ QUYẾT LUỘC BÁNH CHƯNG XANH NGON ĐẸP MẮT
-
7 Bí Quyết Luộc Bánh Chưng, Bánh Tét Xanh, Chắc, Bảo Quản Lâu