Cách Bảo Quản Dâu Tây Tươi Lâu, Làm được Nhiều Món | Cleanipedia

1. Cách bảo quản dâu tây tươi lâu với các bước chi tiết

Cách bảo quản thực phẩm, đặc biệt là dâu tây thế nào để dâu tươi lâu hơn? Bạn hãy thực hiện 7 bước sau:

1.1 Phân biệt dâu cũ và dâu mới

Trước tiên, bạn nên chọn các quả dâu có màu đỏ tươi và còn cứng, tránh chọn những quả bị mềm hoặc mốc. Bạn cần phân biệt dâu mới và dâu cũ. Dâu tây cũ sẽ xuất hiện những vết thâm hoặc vết ố xung quanh. Đây là dấu hiệu cho thấy dâu đã bị thối, ướt. Những quả dâu này sẽ dễ bị hỏng, rất khó để được lâu. Ngoài ra, quả dâu tây có màu tối, nhũn hoặc xuất hiện nấm mốc cũng khó bảo quản. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy dâu đã bắt đầu bị hỏng. 

Hãy phân biệt các quả dâu bạn có thành 2 khay: mới và cũ. Sau đó, sử dụng những quả dâu cũ ngay trong ngày, những quả dâu mới, bạn có thể bảo quản để sử dụng trong tương lai. 

1.2 Bỏ dâu hỏng ngay lập tức

Những quả dâu tây hỏng sẽ xuất hiện nấm mốc. Nếu không bỏ các quả dâu hỏng thì nấm mốc có thể lan sang những quả bên cạnh, dẫn tới việc bị hỏng tất cả. Khi kiểm tra, bạn cần kiểm tra từng quả, lựa kỹ không bỏ sót bất cứ quả mốc nào nhé. 

1.3 Cho dâu tây vào hũ thủy tinh

Sau khi chọn lọc xong, hãy đặt tất cả chúng vào 1 lọ thủy tinh có nắp đậy. Đậy kín nắp sẽ giúp tránh tình trạng dâu tây bị không khí làm hỏng. Cách bảo quản dâu tây này giúp bạn có thể giữ cho dâu tây thơm ngon thêm vài ngày nữa. Sau khi đậy nắp bình, hãy để dâu tây vào ngăn mát tủ lạnh. Hãy lưu ý, hộp đựng dâu tây phải sạch sẽ vào được lau khô trước khi sử dụng. 

1.4 Chỉ nên rửa dâu tây trước khi ăn

Bạn không nên rửa dâu tây trước khi cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, hãy rửa dâu tây trước khi ăn. Dâu tây rất dễ thấm nước nên nếu rửa xong, để quá lâu, dâu tây có thể bị nhũn và nhanh hỏng hơn. Rửa dâu trước khi ăn cũng giúp loại bỏ các hóa chất có trên quả dâu. Nếu đã trót rửa sạch dâu, hãy dùng khăn giấy thấm dâu thật khô trước khi cất đi nhé. 

1.5 Rửa giấm

Thay vì rửa dâu bằng nước thông thường, bạn có thể sử dụng hỗn hợp pha với giấm trắng. Hỗn hợp nước và giấm trắng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại tốt hơn. Hãy lưu ý, việc sử dụng hỗn hợp giấm chỉ giúp làm sạch vi khuẩn không tốt trên dâu tây chứ không thể kéo dài thời gian bảo quản. 

Bạn hãy sử dụng một bình xịt, bên trong chứa hỗn hợp giấm và nước. Sau đó xịt đều vào các trái dâu, vừa xịt vừa xoa nhẹ bề mặt dâu để làm sạch các vi khuẩn gây hại. 

1.6 Giữ lại cuống lá dâu tây

Hãy giữ lại cuống lá của dâu tây. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng dâu hấp thu nước khi bị ướt, giúp bảo quản dâu lâu hơn. 

1.7 Lưu trữ dâu trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 2ºC

Bạn có thể để dâu vào một hộp nhựa hoặc túi nhựa (không buộc kín miệng túi). Sau đó cất dâu vào và để trong ngăn đá tủ lạnh. Dâu tây được bảo quản trong ngăn đá có thể được dùng để làm kem hoặc sinh tố. 

2. Các cách bảo quản dâu tây khác

Bên cạnh cách bảo quản dâu tây kể trên, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp khác như: 

2.1 Sấy khô dâu

Sấy khô dâu sẽ giúp bạn có thể bảo quản dâu tây trong vài tháng. Sau khi dâu được sấy khô có thể sử dụng cho nhiều món ăn với nhiều công thức khác nhau. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch dâu và gọt vỏ. Sau đó cắt lát từ 0,3 – 0,6 cm. Các miếng dâu cần có độ dày tương tự nhau để có thể khô đồng đều. 

  • Bước 2: Xếp các lát dâu vào máy sấy khô, mỗi miếng nên cách nhau khoảng 1cm. Sau đó bật máy sấy, để chúng hoạt động trong khoảng 8 – 14 tiếng. Nếu thích ăn dẻo thì có thể cài thời gian ngắn hơn, muốn giòn hơn thì cài lâu hơn. 

  • Bước 3: Bỏ dâu ra khỏi máy sấy khô, để nguội khoảng 20 – 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó bẻ đôi các miếng dâu. 

  • Bước 4: Chuẩn bị 1 chiếc lọ thủy tinh, xếp dâu vào cho đến khi được 2/3 lọ. Sau đó đậy kín nắp lại. Trong 1 tuần đầu tiên, hãy lắc lọ vài lần 1 ngày. Nếu thấy hơi nước ngưng tụ ở thành lọ, hãy mở lắp vài giờ trước khi cất vào tủ lạnh. 

2.2 Làm mứt dâu

Cách bảo quản dâu tây khác được nhiều người áp dụng, đó là làm mứt dâu. Loại mứt này có thể ăn kèm với bánh mì nướng hoặc dùng khi làm bánh kem. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Gọt vỏ dâu tây, sau đó nghiền nhỏ trong một chiếc bát.

  • Cho dâu tây đã nghiền vào nồi, đun ở lửa nhà cùng đường và nước cốt chanh.

  • Khuấy đều tay cho đường tan. Lúc này, bạn hãy cho lửa to hơn, tiếp tục đun và khuấy đều tay. 

  • Khi hỗn hợp sôi, giảm lửa và khuấy thêm vài phút. 

Để bảo quản mứt dâu vừa nấu, bạn hãy để nguội mứt dâu, sau đó cho vào hộp và đậy kín nắp. Nếu để ngăn mát, bạn có thể bảo quản trong 3 tuần. Nếu để ngăn đá, thời gian bảo quản có thể lên đến 1 năm. 

2.3 Làm rượu dâu

Làm rượu là cách bảo quản dâu tây bạn không thể bỏ qua. Đây là một loại đồ uống thơm ngon, phù hợp với mùa hè. Bạn cần ủ rượu dâu khoảng 1 năm trước khi uống. Hãy chọn một khu vực khuất ánh sáng và mát mẻ để lên men rượu. Chẳng hạn như tủ quần áo hoặc hầm rượu (nếu có). 

Hãy đổ dâu vào các bát sành lớn, phía trên phủ vải. Sau đó đổ men rượu vào các chai thủy tinh, ủ trong 3 tháng. Tiếp tục để rượu trong vòng 1 năm để có hương vị thơm ngon nhất. 

Trên đây là các cách bảo quản dâu tây hiệu quả, bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng bạn có thể thực hiện các cách làm trên đây để bảo quản dâu lâu hơn, tươi hơn. Bạn có cách bảo quản nào khác không? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn cùng Cleanipedia nhé. 

>>> Xem thêm:

  • 3 cách bảo quản, dùng dần nem chua không lo bị hỏng

  • Cách bảo quản thức ăn thực phẩm nấu chín không cần tủ lạnh

  • Cách bảo quản trứng gà đơn giản

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Dâu Tây để ở Ngoài được Bao Lâu