Cách Bắt Baba Dưới Ao

Cách bắt baba dưới ao - Bắt được con ba ba nặng 22,7 kg quả thực là một kỉ lục, một dấu ấn lịch sử trong đời ông Nguyễn Bá Toàn (Phú Viên – Gia Lâm – HN) “ngư ông” hơn 30 mươi năm trung thành với nghề chài lưới bên sông Hồng.

Mẻ lưới lịch sử

Nội dung chính Show
  • 1. Đặc điểm sinh học của ba ba
  • 2.Thức ăn cho ba ba
  • 3. Làm sao để biết ba ba sắp đẻ, chuồng đẻ của ba ba phải như thế nào?
  • 4. Mùa đông hay mùa hè thì cần chú ý điều gì?
  • 5. Lưu ý khi bắt ba ba để xuất chuồng?
Lúc chúng tôi tìm đến nhà ông Toàn, con ngõ nhỏ nhà ông vẫn còn chật cứng người dân hiếu kì đổ đến xem con ba ba khổng lồ. Gương mặt mệt mỏi nhưng luôn rạng rỡ nụ cười, ông Toàn nhiệt tình chỉ cho PV khúc sông may mắn, nơi ông bắt được con ba ba “khủng”. “Từ hôm qua đến nay, nhà tôi lúc nào cũng bận rối rít vì người dân tìm đến xem con ba ba” – ông Toàn vui vẻ cho biết. Ngay cả bộ quần áo lao động, chiếc mũ cối đã sờn vẫn y nguyên trên người ông kể từ khi ông bắt được con vật lạ. “Làm nghề này hơn 30 năm nay, tôi có câu được cá to 4 – 5 kg, bắt được cá rồng, cá ông thọ… là những loài “lạ”. Nhưng như con ba ba này thì đúng là lần đầu tiên, lịch sử trong đời!” – ông Hùng nói. Con ba ba hiện vẫn rất khỏe mạnh. Nó mới chỉ ăn duy nhất một con cá từ lúc bị bắt về và khá hiền lành. Để chăm sóc con vật, ông Toàn đã nhốt riêng trong nhà tắm và tưới nước thường xuyên.

Cách bắt baba dưới ao
Người dân hiếu kỳ tới xem con ba ba khổng lồ

Theo lời ông kể, đêm 11/ 10, trời mưa to, sấm lớn nên sáng hôm sau, chắc mẩm sông có nhiều cá, ông đi làm thật sớm. Ra thả lưới ở đoạn sông quen thuộc (phía sau chợ Ngọc Lâm) từ lúc 8, 9h, đến khoảng 9 rưỡi thì con vậy sa lưới. “Con vật bơi cách bờ chỉ khoảng một mét. Lúc đầu tôi chưa kịp định hình nó là con gì, sau một lúc, khi con vật quẫy mạnh thì tôi mới nhận ra là một con ba ba!" Loại lưới ông Toàn sử dụng là lưới dù, rộng mét rưỡi và dài hơn 100m. Tuy nhiên, ngoài chiếc lưới, ông không có bất cứ thứ gì trợ giúp, cũng chẳng có ai gần đó để nhờ giúp đỡ. Vậy là một mình ngư ông 60 tuổi vật lộn với con ba ba khổng lồ. Rất may là nhờ có sức khỏe và kinh nghiệm trong nghề, ông Toàn sau khoảng nửa giờ “chiến đấu”, đã khuất phục được con ba ba khổng lồ. Bắt được nó, ông phải xê từng chút để đưa con vật lên bờ, rồi cố hết sức vật ngửa nó ra để khống chế. May mắn nhặt được một đoạn dây điện, ông liền trói con vật lại và gọi người tới giúp. Hơn một tiếng sau, ông mới mang được con ba ba về nhà. Ông Toàn tiên đoán, nhiều khả năng trời mưa, con vật lên đẻ và vô tình sa lưới. “Hàng xóm ai cũng mừng cho tôi. Âu cũng là cái “lộc trời cho”, tôi cũng chưa nghĩ gì đến lợi nhuận, hay tiền bạc gì cả. Chỉ thấy “sướng”, thấy mừng, mang về để bà con cùng chiêm ngưỡng” – “ngư ông” Nguyễn Bá Toàn cười hiền chia sẻ.

“Chưa biết xử trí thế nào”

Khi tin về con ba ba khổng lồ bị bắt, người dân đã xôn xao đồn thổi, tìm đến nhà ông Toàn hỏi xem, xin quay phim, chụp ảnh. “Người ta đến chật cứng nhà. Nhiều nhà bố mẹ dẫn cả con cái đến xem cho bằng được. Mãi đêm qua có ông cụ 90 tuổi còn tìm đến tận nơi xin cho xem con vật vì “tôi từng này tuổi đầu chỉ mới trông thấy rùa hồ Gươm, chưa thấy ba ba khổng lồ bao giờ, sợ nói người ta không tin”. Nghĩ đến những trường hợp bà con háo hức như thế, ông Toàn cho biết ông cảm thấy rất vui vẻ.

Cách bắt baba dưới ao
Ông Toàn phấn khởi “bê” con ba ba cho bà con chiêm ngưỡng

Tất nhiên, trong số những người hiếu kì, khá nhiều người ngỏ ý mua lại con vật. Có người đàn ông tên Cương đã rút 15 triệu định “mua nóng” tại chỗ con ba ba nhưng ông Toàn từ chối. “Có người đến hỏi mua, bảo để thịt, có người bảo để trưng bày. Có người còn bảo mua để thả, nhưng tôi cũng chưa biết xử trí ra sao” – ông Toàn chia sẻ. Thậm chí, đã có những người bảo đưa 90 triệu tiền mặt tại chỗ song ông bà đều từ chối. Bà Thái – vợ ông Toàn cho hay hiện nay đã có người trả 300 triệu cho con ba ba này, nhưng ông bà vẫn chưa đồng ý bán. Suốt hai hôm nay, hai vợ chồng bà chưa có khi nào ngồi cùng để bàn với nhau cách xử trí con vật. Hàng xóm sang chơi không ít người bảo ông “dại”, phải thu tiền của dân vào xem, hoặc thu cả tiền người đến quay phim, chụp ảnh. Ông chỉ cười. Xem clip ông lão đánh cá và ba ba khổng lồ: Ông toàn từng đi bộ đội, rồi là công nhân tại một nhà máy ở Gia Lâm. Năm 1992 ông “được” vận động thôi việc. Từ đó đến nay, ông chỉ có nghề đi câu qua ngày. Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, ông toàn bảo: “Kinh tế gia đình cũng chật vật lắm, hiện tại vẫn trông vào cửa hàng đồ khô tại nhà do mình bà nhà tôi gánh vác. Anh con trai sinh năm 1989 đang đi làm bảo vệ, còn tôi đi câu thế nay, hôm được, hôm không, coi như đủ tiền rau dưa”. Coi việc bắt được con ba ba khổng lồ là một may mắn lớn, song ông Toàn không quá đặt nặng chuyện tiền bạc. Nguyện vọng lớn nhất của ông là có thể để nuôi được con ba ba khổng lồ. “Nhà tôi chật, lại không có khả năng nuôi. Nếu nhà nước quan tâm, có cách bảo tồn được để nhân dân chiêm ngưỡng thì là tốt nhất”

Nuôi ba ba không còn là điều xa lạ đối với người nông dân, tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng kiếm được lợi nhuận cao từ việc nuôi ba ba. Để bà con chăn nuôi hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế tốt, chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp lại những cách nuôi ba ba hiệu quả tốt nhất, giúp bà con có thể áp dụng dễ dàng

1. Đặc điểm sinh học của ba ba

Để có được cách nuôi ba ba hiệu quả bạn cần hiểu rõ các tập tính sinh sống của ba ba:

– Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.

– Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng…

Cách bắt baba dưới aoBa ba có những tập tính sinh hoạt đặc biệt

– Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh. Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.

2.Thức ăn cho ba ba

Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến… Trong điều kiện nuôi dưỡng, bà con có thể áp dụng cách nuôi ba ba hiệu quả là dùng thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.

Xem thêm về thức ăn cho ba ba ở đây: https://nuoibaba.com/ba-ba-an-gi/

3. Làm sao để biết ba ba sắp đẻ, chuồng đẻ của ba ba phải như thế nào?

Cách nuôi ba ba hiệu quả trong kì sinh nở của ba ba:

Ba ba trơn cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.

Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.

Cách bắt baba dưới aoTrứng ba ba

Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.

Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.

Ba ba trơn cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm, trọng lượng 3-4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8-15 trứng, đường kính trứng 20-23mm, trọng lượng 4-7g ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-25g/quả.

Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày.

Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn ba ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3, 5 lứa, số trứng ba ba đẻ thu được từ 40-55 quả trên 1kg ba ba cái cỡ từ 1-1,5kg.

4. Mùa đông hay mùa hè thì cần chú ý điều gì?

Mỗi vùng sẽ có các cách nuôi ba ba khác nhau, bà con cần chú ý đặc điểm nơi mình sinh sống, để có thể áp dụng cách nuôi ba ba hiệu quả:

Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng:

Ba ba trơn nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.

Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 180C, có khi dưới 150C ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.

Cách nuôi ba ba hiệu quả ở miền Trung và miền Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24-32oC, ít khi dưới 22oC hoặc trên 33oC. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30oC.

5. Lưu ý khi bắt ba ba để xuất chuồng?

Bản tính của ba ba rất hung dữ, nên dù là ba ba con hay ba ba to bà con đều phải hết sức cẩn thận, khi bắt ba ba cần một số lưu ý sau:

  • Bắt ba ba cần dứt khoát, không được chần chừ, nếu không ba ba sẽ quay lại và cắn rất nguy hiểm
  • Nên cầm vào phần thân của ba ba, phía gần đuôi, không được cho tay lên gần đầu vì cổ baba rất dài, có thể quay ngược lại và gây nguy hiểm
  • Khi bắt ba ba lên, cần cho ngay lập tức vào hộp (đối với ba ba con) hoặc cho vào rọ (đối với ba ba gai, ba ba trơn thịt, kích thước lớn)
  • Thời gian nên thu hoạch baba vào sáng sớm hay chiều mát.
  • Tháo cạn ao và dùng lưới kéo bắt ba ba, động tác cần nhẹ nhàng tránh xây xát.

Trên đây là tổng hợp những cách nuôi ba ba hiệu quả cho bà con nông dân. Nếu còn băn khoăn về việc nuôi ba ba thì hãy liên hệ với Trang Trại Bình Minh để nhận tư vấn miễn phí nhé.

Nguồn: nuoibaba.com

Cách bắt baba dưới ao

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

TRANG TRẠI BÌNH MINH

Điện thoại: 0974 012 899 (Chú Bào – chủ trang trại)

Địa chỉ: Xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Từ khóa » Cách Bắt Ba Ba