CÁCH BÀY MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT THEO PHONG THỦY
Có thể bạn quan tâm
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán sắp tới có rất nhiều việc cần phải làm từ dọn dẹp nhà cửa, sắm đồ mới, chọn quà biếu tết, mua đồ cúng tết… và tất nhiên không quên chuẩn bị mâm ngũ quả. Mâm quả chừng năm loại trái cây để cúng ngày Tết thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.
Vào dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người.
Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết. Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với nhiều màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
Táo: có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt
Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả…
Bánh đậu xanh
Bánh kẹo truyền thống
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_single_image image=”855″ img_size=”full” alignment=”center”][/vc_column][/vc_row]
Từ khóa » Cách Trưng Bày Nước Ngọt Ngày Tết
-
#Thu_Vân#Cách Làm Tháp Nước Ngọt Trưng Tết - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Xếp Tháp Nước Ngọt Và Cách Làm Tháp Bia Ngày Tết
-
Cách Trưng Bày Nước Ngọt Ngày Tết, Cách Xếp Nước Ngọt Đẹp
-
Cách Làm Tháp Bia, Tháp Bánh Trưng Ngày Tết đẹp Rước Tài Lộc Vào Nhà
-
Cách Trưng Bày Nước Ngọt Ngày Tết Cực Đẹp Mà Bạn Có Thể ...
-
Cách Trang Trí Bàn Thờ đẹp Ngày Tết Hợp Phong Thủy Mang Lại May ...
-
Cách Làm Tháp Bánh, Tháp Bia Ngày Tết Để Mang Lại May ... - Vozz
-
Top 7+ Mẫu Kệ Trưng Bày Nước Ngọt Đẹp & Được Ưa Chuộng NHẤT
-
Làm Tháp Bia Bày Bàn Thờ Rước Tài Lộc 2022 Thế Nào? Thêm 1 Thứ ...
-
Lưu ý 16 Cách Trang Trí Tết Nhâm Dần 2022 đón Nhiều Tài Lộc Và May ...
-
Set #12 Phụ Kiện Làm Tháp Bia , Nước Ngọt , Combo Hoa Trang Trí ...
-
Kèm đế - Làm Tháp Bánh Tháp Nước Trưng Bày Bàn Thờ Gia Tiên - Shopee
-
[CHỌN LỌC] 6 Cách Trang Trí Nhà Ngày Tết đơn Giản Mà đẹp