Cách Bày Mâm Ngũ Quả Tết Nhâm Dần Hợp Phong Thủy - Vietnamnet

Mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình khi Tết đến. Chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh cho biết, theo quan niệm trong đạo Phật, ngũ quả là 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Quan niệm này được nhắc nhiều trong kinh Vu lan bồn hay còn gọi là Vu lan báo hiếu (Ullambana Sutra).

Còn trong quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, thì mâm ngũ quả thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. 5 hành trên được coi là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Khi có đủ các hành nghĩa là cuộc sống sẽ được cân bằng, no đủ.

{keywords}
Mâm ngũ quả thể hiện 5 yếu tố ngũ hành. 

Những loại quả thường được dùng như: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Ngày nay, các loại hoa quả phong phú hơn, nên các gia đình có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, để mâm ngũ quả hài hòa, hợp phong thủy và không bị phạm vào các vấn đề kiêng kỵ, nhất là khi Tết Nhâm Dần đang đến gần, chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh đưa ra một số tư vấn, cụ thể:

7 loại quả không nên bày

Loại quả có vị cay, đắng

Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, chú ý tránh những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, "trần sao âm vậy", dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được. Vì thế, những trái cây có vị cay đắng hay quá chua cũng không được đưa lên bàn thờ gia tiên hoặc trong mâm cơm cúng Tết. 

Loại quả có gai

Những loại quả có gai như: mít, sầu riêng… bạn cũng không nên trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Theo quan niệm của nhiều người, gai của những loại quả này sẽ khiến các thần linh phật lòng, do đó đầu năm bày quả này thì cả năm sẽ chông gai, trắc trở trong công việc, cuộc sống và gia đình.

Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,... là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. 

Loại quả chín nẫu

Ban thờ thường đốt nhiều nhang, vì thế, nhiệt độ lúc nào cũng cao hơn so với bình thường. Vì thế, nếu bày trên bàn thờ những quả đã chín hoặc có dấu hiệu chín sớm sẽ khiến chúng chín càng nhanh hơn nữa và dễ bị hỏng.

Khi trái cây bị hỏng thì rất thu hút ruồi, muỗi và các loại vi sinh vật phân hủy khiến trái cây “nặng mùi” hơn. Từ đó làm bàn thờ Thần Phật, ông bà tổ tiên trở nên không còn sạch sẽ nữa.

Loại quả có mùi hắc, nồng

Trái cây thắp hương ngày Tết tốt hơn cả là chỉ có mùi hương thoang thoảng, thơm ngát mà vương vấn lâu. Hương thơm dịu nhẹ không chỉ tốt cho không gian mà cũng thể hiện sự tôn kính Thần Phật, gia tiên - Đấng bề trên có trí huệ cao minh. Vì thế, trên ban thờ ngày Tết không nên chọn những quả có mùi quá nồng như sầu riêng hay mít. Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thanh tịnh, do đó bạn chỉ nên chọn các loại trái cây có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà thôi.

Loại quả mọc sát đất

Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.

Hoa quả giả

Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.

Bày mâm ngũ quả theo 3 miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm chuối, bưởi (phật thủ), đào, hồng, cam, quất, táo, lựu… Trong đó, mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng.

{keywords}
Người miền Bắc thường bày chuối trên bàn thờ dịp Tết. 

Nải chuối hay quả phật thủ biểu trưng cho sự che chở của trời, Phật. Bưởi hoặc cam mang ý cầu phúc lộc trong năm mới, là biểu tượng của sự trọn vẹn. Quả quất và táo thể hiện sự sung túc, phú quý. Cầu xin sự thăng tiến và thành đạt được gửi gắm trong đào, hồng. Bên cạnh đó, người ta còn cầu mong cho gia đình sum vầy, đông đúc qua quả lựu.

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung rất đa dạng, cách bày trí cũng đơn giản hơn. Đó là các loại quả như chuối, bưởi, mãng cầu, dứa, xoài, sung, dưa hấu, nho, táo, cam...

{keywords}
Mâm ngũ quả cho Tết Nhâm Dần hợp phong thủy, cả năm no đủ

Người miền Tung có cách bày mâm ngũ quả theo hình thức tương tự như miền Bắc. Quả nặng và to đặt ở dưới cùng làm bệ đỡ những quả nhỏ hơn.

Mâm ngũ quả miền Nam

Không giống miền Bắc và miền Trung, mâm ngũ quả miền Nam không dùng chuối, cam hay quýt.

{keywords}
Mâm ngũ quả của miền Nam. 

Mâm ngũ quả của miền Nam chịu ảnh hưởng bởi các cách đọc, quan niệm tên gọi. Chẳng hạn, người miền Nam cho rằng từ “chuối” phát âm giống “chúi”. Điều này dẫn đến liên tưởng không ngẩng đầu lên được, việc làm ăn không suôn sẻ. Tương tự, cam và quýt dễ liên tưởng đến câu “quýt làm cam chịu”. Họ cho rằng đây là điều không hay. 

Vì vậy, các loại quả trên mâm ngũ quả thường có tên gọi đem đến điềm lành. Đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung… Nếu đọc lái lại sẽ giống câu “Cầu vừa đủ xài sung”. Điều này thể hiện mong ước về sự sung túc, đủ đầy cho năm mới.

Quỳnh Nga

Phong thuỷ bất ngờ từ những trái cây quen thuộc thành mâm ngũ quả ngày Tết

Phong thuỷ bất ngờ từ những trái cây quen thuộc thành mâm ngũ quả ngày Tết

- Chọn loại trái cây nào đem lại may mắn và cách bày trí mâm ngũ quả theo phong thủy để “hút” lộc cho cả năm thì không phải ai cũng biết.

Từ khóa » Cách Chưng Trái Cây Bàn Thờ Ngày Tết