Cách Bố Trí Thép Dầm đúng Cách Khi Xây Nhà ống, Nhà Phố

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố : Cốt thép dầm đối với chuyên môn xây dựng chắc không có gì  xa lạ. Tuy nhiên, cách bố trí cốt thép dầm, nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm vẫn luôn là vấn đề được truy cập khá nhiều. Vậy nên bài viết này sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm để các bạn cùng nắm bắt nhé.

Tìm hiểu cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố

Để hiểu được một công việc nhanh và chính xác nhất thì yếu tố “ học hỏi” luôn là điều không thiếu. Trong việc bố trí thép dầm khi thi công xây dựng cho những mẫu nhà ống, nhà phố ở Việt Nam cũng vậy. Tìm hiểu nhiều sẽ giúp quá trình bạn thực hiện thuận lợi, tránh được những sai lầm không đáng có và tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố - Ảnh minh họa 01

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố – Ảnh minh họa 01

Trong phần dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ nguyên tắc và kinh nghiệm bố trí cốt thép dầm bê tông cốt thép mà bất cứ kỹ sư xây dựng nào cũng không nên bỏ qua.

Bố trí thép dầm trên tiết diện ngang khi xây nhà ống, nhà phố

Khi tiếp diện ngang chúng ta cần chú ý những điểm sau:

 Chọn đường kính cốt thép dầm dọc trần, sàn nhà ống : 

Trong dầm sàn đường kính cốt thép chịu lực thường được chọn trong khoảng 12 tới 25 mm. Mọi người lưu ý cho khi dầm chính có thể chọn đường kính lên tới 32mm. Chúng ta không nên chọn những đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm.

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố - Ảnh minh họa 02

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố – Ảnh minh họa 02

Để tiện thi công trong mỗi dầm không nên dùng quá ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực, để tránh nhầm lẫn thì các đường kính phải chênh lệch tối thiểu 2mm.

⇒ Có thể bạn quan tâm : Cách Bố Trí Dầm Ngang, Dầm Chính, Dầm Phụ

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm trần, sàn của nhà ống, nhà phố

Chúng ta cần phân biệt rõ lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực C1 và của cốt thép đai C2. Trong mọi trường hợp chiều dày lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và không nhỏ hơn giá trị Co với quy định như sau:

  • Với cốt thép chịu lực:  Trong bản và tường có chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm (15mm). Còn đối với chiều dày từ 100mm trở lên Co=15mm (20mm). Trong dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm ( 20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm( 25mm).
  • Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: khi chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250 mm thì Có=10mm (15mm), còn từ 250mm trở lên thì Co= 15mm ( 20mm).

.Chú  ý :  Khi những kết cấu ở trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển ( nước mặn ) cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:200 còn đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012.

Khoảng hở của cốt thép dầm :

Khoảng hở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn hơn và không nhỏ hơn trị số to. Khi cốt thép đặt thành hai hàng thì với các hàng phía trên to=50mm ( trừ hai hàng dưới cùng ). Chú ý rằng khi trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng thì không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố - Ảnh minh họa 03

Cách bố trí thép dầm đúng cách khi xây nhà ống, nhà phố – Ảnh minh họa 03

Khi ở trường hợp chật hẹp, dùng nhiều cốt thép có thể bố trí cốt thép theo cặp, không có khe hở giữa chúng. Phương ghép cặp phải theo phương đổ bê tông và khoảng hở giữa các cặp tc>=1,5.Ø

Giao nhau của cốt thép dầm : 

Khi đặt cốt thép bên trên của dầm thành hai hàng thì phải đặt cách ra để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng đó. Lúc này nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng đặt thành hai hàng thì cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.

Trong thi công cần phối hợp bố trí thép, không nên làm 1 lần. Cần phải thực hiện vài phương án để giúp tìm được cách bố trí hợp lý nhất.  Khi dùng cốt thép có gờ đầu mút có thể để thẳng hoặc uốn neo gập vào. Khi các đầu mút bị lẫn vào các thanh khác thì dùng một móc nhọn để đánh dấu nhận biết.

Bố trí đặt cốt thép dầm theo phương dọc khi xây nhà ống

Đối với phương dọc, khi bố trí cốt thép dầm cần lưu ý những nguyên tắc chung như sau:

  • Trong vùng momen âm cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên, trong vùng momen dương ở phía dưới.
  • Trong mỗi vùng đã tính toán và chọn nên đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Càng ra xa tiết diện đó, để tiết kiệm có thể và nên giảm bớt cốt thép bằng cách cắt bớt một số thanh hoặc uốn chuyển vùng.
  • Sau khi cắt hoặc uốn phải đảm bảo số cốt thép còn lại đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng góc và cả trên các tiết diện nghiêng
  • Cốt thép chịu lực cần được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh
  • Dọc theo trục dầm các cốt thép chịu lực ở phía dưới và phía trên có thể được đặt 1 cách độc lập hoặc được đặt phối hợp.
  • Việc bố trí cốt thép trong dầm cần tuân thủ theo bản vẽ thi công cốt thép của dầm do các đơn vị thiết kế thực hiện. Trong một số trường hợp, cũng có thể do đơn vị thi công xây dựng thực hiện khi đã có bản vẽ thiết kế kĩ thuật công trình trước đó.

Trên đây là một vài thông tin về cách bố trí thép dầm giúp các bạn có thêm những tham khảo cần thiết. Thông qua bài viết này, website : https://mauthietkenhaongdep.com mong muốn bạn sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và có kinh nghiệm thực tế hơn khi thi công công trình.Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Khoảng Hở Cốt Thép Tối Thiểu Của Thép Lớp Dưới Lớp Thứ 3 Bao Nhiêu Mm