Cách Bố Trí Thép Dầm Nhịp 5m Chuẩn Nhất Bạn Nên Biết - SunCo Group

Việc bố trí thép dầm nhịp 5m ảnh hưởng khá lớn đến kết cấu công trình xây dựng cũng như chất lượng công trình. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cách bố trí thép dầm này, kể cả những người đang làm trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì vậy bạn nên tham khảo hướng dẫn sau để chủ động bố trí thép dầm chuẩn nhất có thể.

Nội Dung Chính

Toggle
  • Thép dầm là gì?
  • Hướng dẫn bố trí thép dầm nhịp 5m chuẩn nhất
  • Nguyên tắc quan trọng khi bố trí thép dầm nhịp 5m bạn cần biết

Thép dầm là gì?

Để biết cách bố trí thép dầm nhịp 5m thì trước tiên các bạn cần hiểu rõ dầm cũng như thép dầm là gì? Dầm ở đây là 1 thanh ngang kết cấu gồm 2 đầu gối lên tường hoặc cốt có tác dụng chính là chịu lực. Dầm sẽ truyền tải trọng từ sàn hoặc từ mái xuống qua đầu dầm xuống đến  cột hoặc tường đó. Dầm có thể bố trí theo chiều dọc hoặc ngang, ngoài ra dầm có thể dùng thay thế phần tường chịu lực khi muốn mở rộng không gian phòng. 

bố trí thép dầm nhịp 5m
bố trí thép dầm nhịp 5m

Dầm được làm từ vật liệu thép, nói cách khác thép chính là vật liệu dùng để làm dầm bởi khả năng chịu lực rất tốt. Với mỗi công trình xây dựng sẽ có dầm chính lẫn dầm phụ, trong đó dầm chính sẽ có kích thước lớn nhất với khả năng chịu lực cao. Do đó tùy theo mỗi dầm mà chọn thép có khả năng chịu tải phù hợp, giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

Thép dầm có nhiều phương án khác nhau, chủ yếu là: bố trí thép dầm 5m, thép dầm 7m và thép dầm 9m. Tùy theo công trình thực tế mà chọn phương án phù hợp. Dẫu vậy tại Việt Nam thì bố trí thép dầm nhịp 5m vẫn là phổ biến nhất.

Thông tin hữu ích cho bạn: Mạch ngừng là gì?

Hướng dẫn bố trí thép dầm nhịp 5m chuẩn nhất

Như đã chia sẻ phía trên thép dầm 5m đang áp dụng rất phổ biến ở các công trình tại Việt Nam. Lúc này các bạn cần tính toán cho cẩn thận, bố trí chuẩn bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, quyết định độ bền vững và sự an toàn của công trình về sau. Do đó cần phải có cách bố trí thép dầm chi tiết, tính toán chính xác nhất có thể. Cụ thể:

– Với những công trình xây dựng thi công nhà có diện tích nhỏ hơn bạn vẽ thì các bạn nên chọn cột dầm có tiết diện là: dầm nhịp 200x350mm và cột 200×200, 2phi16 + 2phi14 giữa nhịp và gối dầm. Các bạn cũng có thể căn cứ theo tài chính để tăng thêm thép. Đây cũng là cách bố trí thép dầm 5m hợp lý và chuẩn nhất, phù hợp với chi phí hạn hẹp.

thi công bố trí thép dầm

– Với dầm 5m là dầm chính thì nên bố trí tiết diện tầm khoảng 200×400mm, sử dụng thép chủ 4F18, tăng cường thêm tại bụng và gối mỗi vị trí 1F18. Riêng  tạ vị trí ô cầu thang sẽ có dầm chiếu đến gác thì cần phải bổ sung thêm đai chống cắt.

– Ngoài cách bố trí thép dầm nhịp 5m trên thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm phương án khác đó là xem các ngôi nhà đã xây dựng bên cạnh nhà của bạn trước đó (đảm bảo yếu tố căn nhà đó có độ bền theo thời gian). Qua đó bạn xem cách bố trí, kết cấu, quy mô hay số lượng thép rồi làm theo là được.

Nguyên tắc quan trọng khi bố trí thép dầm nhịp 5m bạn cần biết

Một số nguyên tắc cơ bản khi bố trí thép dầm 5m các bạn cần nắm rõ để giúp đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Cụ thể như sau:

– Đối với dầm cốt thép chịu lực theo chiều dọc kéo AS thì cần đảm bảo mô men dương của cốt thép ở phía dưới còn phần mô men âm sẽ ở phía trên và dùng thêm một sô vật liệu chống thấm móng như băng cản nước pvc, sika chống thấm…

– Với vị trí đã tính toán chính xác về cách bố trí cốt thép thì nên đặt tại phần có diện tích mô men lớn nhất. Đồng thời cần cắt bớt một vài thanh thép hoặc uốn chuyển vùng nhằm mục đích làm giảm diện tích tiết diện lẫn số lượng thép.

– Khi giảm bớt thép hay uốn chuyển vùng cần đảm bảo đúng số lượng thép còn lại chịu lực tốt nhất. Riêng ở điểm tiết diện thẳng góc và nghiêng thì cần tuân theo mô men uốn. 

– Phần cốt thép chịu lực phải chắc chắn ở đầu mỗi thanh, chịu được lực tốt và ổn định.

– Với thép cột độc lập thì có thể uốn tại vị trí đầu mút để tạo thành cốt thép xiên.

– Khi bố trí thép dầm giao nhau thì nên uốn thanh chịu momen dương ở giữa nhịp rồi lên phía trên, sau đó kết hợp làm cốt thép chịu momen âm là được.

– Nên chọn giàn bê tông cốt thép dạng khúc hoặc hình thang bởi như vậy giúp cho việc thoát nước dễ hơn, phù hợp với khí hậu ẩm ướt như tại Việt Nam.

Mong rằng qua phần chia sẻ phía trên đã giúp ích cho các bạn nắm thêm về cách bố trí thép dầm nhịp 5m sao cho chuẩn, đẹp và bền. Qua đó chủ động áp dụng để giúp cho công trình đạt chất lượng và an toàn nhất. Hãy liên hệ hotline 0989 999 219 để được tư vấn thêm về cách bố trí thép dầm.

Từ khóa » Kết Cấu Dầm 5m