CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 LỚP - Nhadepvilla

Để một ngôi nhà vững chắc theo thời gian thì đòi hỏi vật liệu và phần kết sẽ phải bền và vững chắc. Vì vậy Cách bố trí thép sàn, cốt thép bê tông rất quan trọng, là thành phần chính mang tính quyết định của mọi công trình. Hôm nay nhadepvilla sẽ hướng dẫn mọi người cách bố trí thép sàn, cách bố trí thép sàn 2 lớp và 1 lớp.

                                                                           Cách bố trí thép sàn 2 lớp

SÀN BÊ TÔNG VÀ SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP.

Sàn bê tông có bề dày rất nhỏ so với bề rộng cho nên khi tính toán thiết kế sàn bê tông được tính theo phương án kết cấu momen chịu uốn và bỏ qua lực cắt. Do hàm lượng sắt thép trong sàn rất nhỏ so với hàm lượng sắt thép trong dầm hay cột, vì vậy cách tính thép sàn cũng đơn giản hơn.

Trong phần kết cấu cấu kiện bê tông cốt thép thì sàn bê tông được chia ra làm hai loại đó là sàn bê tông không cốt thép và sàn bê tông cốt thép.

SÀN BÊ TÔNG KHÔNG CỐT THÉP

Vì bê tông chịu lực uốn kém nên sàn bê tông không cốt thép sẽ có bề dày sàn lớn hơn và nhịp dầm sàn sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với sàn bê tông có cốt thép. Vì bề dày lớn, khẩu độ sàn nhỏ, tải trọng công trình lớn nên trong các công trình xây dựng ít được dùng tới.

SÀN BÊ TÔNG CÔT THÉP:

Khi sàn Bê tông có cốt thép thì tăng sức chịu uốn, vì vậy nhịp sàn sẽ lớn, bề dày mỏng và tải trọng nhẹ hơn nhiều so với sàn không cốt thép. chiều dày sàn thường rơi vào 80-150mm tùy theo tính chất mỗi công trình.

NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ THÉP SÀN

– Cách Bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng trong một công trình xây dựng nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung. Bởi trong kết cấu xây dựng nhà ở dân dụng thì sàn thép trực tiếp chịu tải trọng động, tải trọng tĩnh và truyền tải lực đó vào dầm sàn, cột của ngôi nhà.

– Việc Bố trí thép sàn đúng kỹ thuật sẽ giúp cho sàn tăng khả năng chịu lực và giảm các hiện tượng bị rung, nứt sàn khi sử dụng. Vì vậy để sàn làm việc hiệu quả và tối ưu thì ta cần lưu ý và bố trí thép theo các nguyên tắc sau:

– Cây Thép chịu lực chính sẽ được bố trí với kích thước và chiều cao làm việc tối đa bề dày của sàn bê tông.

– Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép có kích thước từ 15 – 25 mm và không được nhỏ hơn tiết diện đường kính cây thép.

– Thép sàn khi neo vào dầm phải đúng tiêu chuẩn: Cây Thép lớp trên có chiều dài neo vào dầm là 30D, nếu là Thép trơn thì cần phải uốn móc vào dầm và Cây Thép lớp dưới neo vào là 20D.

                                               Cách tính và bố trí thép sàn, cách bố trí thép sàn 2 lớp, 1 lớp

CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN

Trong cách tính cốt thép cho sàn bê tông người ta sẽ chia ra làm 2 cách tính khác nhau dựa vào tỷ số giữa chiều dài/ chiều rộng của ô sàn.

– Khi tỷ lệ bề rộng ô sàn/ bề dài ô sàn > 2 lần thì sàn sẽ tính thép theo 1 phương.

– Khi tỷ lệ bề rộng ô sàn/ bề dài ô sàn ≤ 2 lần thì sàn sẽ tính thép theo 2 phương.

BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 PHƯƠNG

Sàn làm việc 2 phương hay còn gọi tên khác là sàn kê 4 cạnh có hệ số l2/l1 ≤ 2, có Cách bố trí của thép sàn như sau (trong đó l2/l1 là tỷ lệ cạnh dài/ cạnh ngắn của ô sàn):

– Thép sàn lớp dưới: sẽ là đặt thanh thép theo phương ngắn trước, sau đó cây thép phương dài được đặt sau và đặt lên trên tạo thành vỉ thép.

– Thép sàn lớp trên thì thép theo phương dài sẽ được đặt dưới, cây thép có phương ngắn được đặt lên phía trên và đan thành một lớp thép trên.

BỐ TRÍ THÉP SÀN 1 PHƯƠNG

Thép cho sàn 1 phương khi có hệ số l2/l1 > 2 được bố trí theo nguyên tắc sau (trong đó l2/l1 là tỷ lệ cạnh dài/ cạnh ngắn của ô sàn):

– Thép sàn lớp trên là thanh thép dài sẽ được thi công đặt trước, thanh thép ngắn được đặt sau và đặt lên trên.

– Thép sàn lớp dưới sẽ theo nguyên tắc là đặt cây thép ngắn trước, cây thép dài đặt sau và được bố trí theo cấu tạo.

NÊN BỐ TRÍ THÉP SÀN 1 LỚP HAY 2 LỚP?

Sàn bê tông hiện nay có rất nhiều loại với tính chất ưu nhược điểm khác nhau và được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Mỗi loại bản sàn lại có những phương án thiết kế thép riêng tùy theo tính chất làm việc mỗi loại. Để có thể nói bố trí thép sàn 2 lớp hay 1 lớp lợi hơn, tốt hơn thì chúng ta cần phải tìm hiểu cách làm việc của từng loại.

Cách Bố Trí thép Sàn 1 Lớp

Những bản sàn kê 2 cạnh như sàn console hay những sàn đơn đặt trên nền đất sẽ phù hợp với thép sàn 1 lớp và chúng ta có thể bố trí thép cho những loại sàn này như sau.

– Thép lớp dưới chịu momen dương được bố trí cho sàn đơn giản như những công trình hầm phân, hố gas, bể nước ngầm hay nắp hầm.

– Sàn ô văng lanh tô và mái che trên đầu cửa được liên kết ngàm vào tường ta nên đặt thép sàn lớp lên trên cho momen âm.

Bố Trí Thép

Phương án này lớp thép được bố trí vừa là thép chịu momen dương và cũng là thép chịu mô men âm, Thép có đường kính d8-d12 tùy theo hàm lượng khi tính toán thiết kế. Thép càng lớn giúp cho việc đi lại khi thi công sẽ dễ dàng hơn, sắt thép sẽ ít bị cong vênh… gây giảm khả năng chịu lực cho sàn.

Cục Kê, Thép chân Chó

Có tác dụng là tách lớp sắt dưới với đáy cốp pha, đây là khoảng cách bảo vệ an toàn cho sắt cùa sàn bê tông. Cục kê này chúng ta có thể sử dụng đá hay gạch, thép chân chó… đã chuẩn bị và có kích thước tương đồng, khoảng cách bảo vệ lớp thép bê tông trong TCVN là a = 15- 25mm.

Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp

Khi bố trí thép sàn 2 lớp thì lớp dưới chịu mô men âm, lớp trên chịu mô men dương và lớp dưới chính là thép chịu lực.

Loại sắt thường hay được dùng trong nhà dân dụng là d6 – d12, tùy theo tính toán của các kỹ sư kết cấu. khoảng cách thông thường a = 100 – 200.

Đa số các ô sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép toàn khối hiện nay đều cần được thiết kế thép 2 lớp cho sàn thép. Vì nội lực trong các ô sàn là liên tục và phức tạp nên sàn có 2 lớp thép sẽ đảm bảo được khả năng chịu lực cho cả momen âm và dương trong sàn. Việc bố trí thép sàn 2 lớp thông thường thường theo 2 cách:

+ Bố trí thép 2 lớp liên tục. Mỗi lớp thép đều được bố trí ưu tiên trên thanh thép chịu lực chính. ở lớp dưới các cây thép theo phương ngắn được đặt dưới và ở lớp trên sẽ được đặt trên.

+ Bố trí thép lớp trên bằng thép mũ. Cách bố trí này sẽ tiết kiệm được về khối lượng thép trong sàn bê tông, nhưng quá trình thi công sẽ mất nhiều thời gian và đòi hỏi thi công kỹ thuật cao hơn, bởi vì lớp mũ này rất dễ bị cong vênh hay bẹp xuống sàn trong quá trình thi công.

lưu ý: Cách bố trí thép sàn 2 lớp chạy song song liên tục sẽ dễ thi công hơn và không phải cắt thép nhiều lần, giúp dễ kiểm soát khối lượng thi công do đó sẽ thường được sử dụng hơn trong các côn trình.

Thép lớp trên

Thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (theo cạnh ngắn), thép cấu tạo được đặt vuông góc với thép mũ và nằm dưới thép mũ.

Chiều dài thép mũ sẽ được tính bằng L/4 theo cạnh ngắn ô sàn, khoảng cách thông thường là a = 120 – 250mm và loại thép thường được hay sử dụng là d8 – d12

 Thép chân chó

Thép Chân chó được dùng để tạo khoảng cách, phân cách ở giữa 2 lớp thép sàn nhằm đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo như tính toán.

– Trong các công trình nhà ở dân dụng nếu sử dụng phương án bố trí thép mũ thì thường ít thấy được thép kê mũ (do thi công chủ quan không làm), Nếu sử dụng phương án thép 2 lớp chạy liên tục thỉ bắt buộc phải có thép chân chó để giúp tạo khoảng cách giữa 2 lớp thép trên và dưới.

Thép lớp dưới

Là Thép chịu lực và được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố ( cấu tạo) được bố trí vuông góc với thép chịu lực chạy theo phương cạnh dài. Thép lớp dưới sau khi thi công, buộc xong thì tiến hành lắp con kê cho sàn.

 Cục Kê

Có tác dụng tạo khoảng cách, tạo lớp bê tông bảo vệ lớp sắt dưới theo đúng thiết kế, trong thi công các cục kê này được sản xuất đồng loạt nhằm bảo đảm kích thước đồng bộ.

– Đối với sàn hay dầm bê tông: 4 – 5 viên/m2

– Đối với cột hoặc đà bê tông : 5 – 6 viên/m2

– Chiều cao cục kê bê tông cho công trình dân dụng thường là 15mm – 25mm.

THI CÔNG CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 LỚP ĐÚNG VÀ CHUẨN

Các bước thi công theo trình tự như sau

Bước 1

Chuẩn bị bản vẽ thiết kế, kiểm tra chủng loại sắt thép đúng chuẩn và lên phương án uốn sắt, thi công sắt sàn phù hợp. chú ý Tiến hành bố trí thép cho dầm rồi mới tới sàn.

Bước 2

Trước tiên ta cần bố thép lớp dưới trước và thi công theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới đến lớp thép theo cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép ta cần phải định vị thép bằng vết bút mực, bút xóa để tiện thi công.

Bước 3

Sau khi thi công xong lớp thép dưới ta bắt đầu tiến hành kê cục kê bê tông để tạo lớp bê tông bảo bệ cho thép dưới.

Bước 4

Tại đây ta chia ra làm 2 cách thi công.

Nếu thi công theo phương án sắt mũ:

– Ta bắt đầu bố trí thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định l/4.

– Khi đã bố trí thép gối xong ta cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thông thường sử dụng sắt Ø8 khoảng cách a = 200-300mm.

Nếu thi công theo phương án thép liên tục 2 lớp.

– Ta bắt đầu bố trí thép lớp 2. Lớp thép dài thi công trước, thép ngắn thi công sau và nằm trên. Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định l/4.

– Tiến hành thi công thép chân chó nhằm tạo khoảng cách giữa 2 lớp thép, đồng thời cố định thép chân chó bằng dây thép, dây kẽm.

Bước 5

kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các vị trí sắt thép và mối nối… đảm bảo quá trình thi công đúng yêu cầu kỹ thuật.

TỔNG KẾT

Như vậy nhadepvilla đã trình bày đầy đủ các nguyên tắc bố trí thép sàn, cách bố trí thép sàn 2 lớp và 1 lớp, các bước thi công bố trí thép sàn…. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn có thể tự kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công hoàn thiện cũng như chính tay mình có thể tự thi công cốt thép cho sàn nhà mình.  nhadepvilla chúc các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hơn nữa để thi công các công trình thực tế.

Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ

Email: nhadepvilla@gmail.com

Hotline : 090 363 2986 (vanluu)

Nguyên tắc bố trí thép móng, dầm móng

Xem Cách bố Trí thép đà kiềng

Xem bài viết về Móng đơn và cấu tạo Móng đơn

XEM CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM

Từ khóa » Cách Bố Trí Thép Sàn Nấm