Latest News Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015 Home> WordPress >Cách cài đặt localhost trên máy tính với Server giả lập như XAMPP, Vertrigo WordPress Cách cài đặt localhost trên máy tính với Server giả lập như XAMPP, Vertrigo Khi học WordPress, mình khuyến khích các bạn nên sử dụng localhost trước bởi vì bạn chưa cần mua tên miền và host vội để có được một website hoàn chỉnh và đưa nó lên môi trường Internet sau khi đã hoàn thiện website.
Mục lục nội dung
Localhost là gì?Localhost vận hành như thế nàoLưu ý trước khi cài đặtLưu ý nếu bạn dùng SkypeTắt tường lửaTắt UAC trên WindowsHướng dẫn cài đặt LocalhostKhởi động Localhost Thao tác trên localhost1. Làm việc với thư mục và tập tin2. Tạo cơ sở dữ liệu MySQL (Database)Cách dùng Localhost nâng caoThêm tên miền ảo vào Localhost trong XAMPPCách đổi cổng mạng cho LocalhostMột số câu hỏi liên quan đến localhostLời kếtXem tiếp bài trong serie
Localhost là gì?
Localhost là từ ghép của hai chữ “local” và “host“. Local dịch theo nghĩa IT là máy tính của bạn, Host theo nghĩa IT là máy chủ. Vậy localhost nghĩa là một máy chủ được vận hành trên máy tính của bạn. Localhost bao gồm nhiều ứng dụng đi kèm với nhau và tất cả các ứng dụng đó sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường có thể chạy mã nguồn WordPress trên máy tính của chính bạn bao gồm:
Phần mềm Webserver tên Apache, đây là webserver thông dụng nhất.
Phần mềm PHP để xử lý mã PHP vì WordPress viết bằng ngôn ngữ PHP.
Phần mềm MySQL Server để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu, do WordPress sử dụng MySQL làm nền tảng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu thường được mình viết theo chữ tiếng Anh là database.
Phần mềm PHPMyAdmin để xem và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL.
Như vậy, đối chiếu với yêu cầu cơ bản của một website WordPress 1) thì localhost đã hoàn toàn đáp ứng được.
Localhost vận hành như thế nào
Khi cài đặt Localhost vào máy tính rồi, thì máy tính của bạn đã có một phần mềm Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost. Thông thường khi cài Localhost, mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.
Lưu ý trước khi cài đặt
Lưu ý nếu bạn dùng Skype
Nếu máy bạn đang cài đặt phần mềm Skype thì localhost sẽ không hoạt động được do Skype đã chiếm quyền sử dụng cổng mạng 80, đây là cổng mặc định của webserver. Do đó, bạn hãy mở Skype -> Tools -> Connection Options -> và bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…..” rồi nhập một cổng bất kỳ để Skype sử dụng. Sửa xong, hãy khởi động lại máy để hoàn tất.
Tắt tường lửa
Nếu máy bạn có cài đặt tường lửa từ Windows hay từ một phần mềm Antivirus nào khác thì hãy tắt nó đi vì có thể nó sẽ chặn cổng 80 hoặc các ứng dụng webserver.
Tắt UAC trên Windows
Nếu máy của bạn đang dùng Windows và có bật chức năng User Account Control thì hãy tắt nó đi khi dùng localhost để tránh các vấn đề bị giới hạn quyền. Tìm cách tắt trên Google
Hướng dẫn cài đặt Localhost
Để cài Localhost chúng ta có rất nhiều cách và phần mềm, tuy nhiên nếu bạn là người mới thì mình khuyến khích các bạn dùng phần mềm XAMPP để cài localhost vì:
XAMPP hoàn toàn miễn phí.
Dễ sử dụng.
Hỗ trợ các hệ điều hành thông dụng như Windows, Mac, Linux.
Tuy nhiên trong bài này mình chỉ hướng dẫn cho hệ điều hành Windows. Để tải XAMPP, đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản XAMPP phù hợp với hệ điều hành của máy tính bạn đang sử dụng, và bạn nên chọn phiên bản PHP 5.4.31. Lưu ý là XAMPP chỉ có phiên bản cho hệ điều hành 32bit nhưng 64bit vẫn hoạt động bình thường. Sau khi tải file cài đặt về xong, hãy chạy nó, sau đó chọn Next. Ở phần chọn Components, bạn chọn danh sách các ứng dụng cần cài như hình dưới vì không phải cái nào trong gói XAMPP ta cũng cần. Sau đó ấn Next tiếp. Ở phần chọn đường dẫn, bạn hãy chọn đường dẫn cần lưu cài đặt của XAMPP. Lưu ý rằng đường dẫn này bạn phải nhớ vì khi cài đặt web lên localhost, bạn phải truy cập vào thư mục này. Bạn nên để mặc định là c:\xampp. Tiếp tục ấn Next. Ở trang kế tiếp, bạn bỏ chọn phần “Learn more about Bitnami for XAMPP“. Và ấn Next 2 lần nữa để bắt đầu quá trình cài đặt XAMPP. Sau khi cài xong, ấn nút Finish để kết thúc cài đặt và mở bảng điều khiển của XAMPP. Tuy nhiên, hãy khởi động lại máy sau khi cài đặt xong để tránh tình trạng không khởi động được localhost.
Khởi động Localhost
Bây giờ bạn hãy vào thư mục c:\xampp và mở file xampp-panel.exe lên để bật bảng điều khiển của XAMPP. Bạn để ý sẽ thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có nút Start, đó là dấu hiệu bảo 2 ứng dụng này chưa được khởi động, hãy ấn vào nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server lên thì mới chạy được localhost. Nếu cả hai ứng dụng chuyển sang màu xanh như hình dưới là đã khởi động thành công. Sau khi khởi động xong, bạn hãy truy cập vào website với địa chỉ là http://localhost sẽ thấy nó hiển thị ra trang giới thiệu XAMPP như hình dưới. Bạn có thể ấn vào nút English phía bên dưới để truy cập vào trang quản lý localhost. Tạm thời là thế, cách chi tiết cài đặt WordPress vào localhost XAMPP mình sẽ hướng dẫn ở phần sau.
Thao tác trên localhost
1. Làm việc với thư mục và tập tin
Một điều khá cơ bản nhưng rất quan trọng khi bạn làm việc với website mà bất kể là localhost hay hosting đó là hiểu cơ chế phân thư mục của WordPress. Bây giờ bạn hãy vào thư mục C:\xampp\htdocs\ và tạo một thư mục tên “thachpham.local“, thư mục này sẽ chứa website của mình. Như ở trên, mình đã hướng dẫn bạn tạo một thư mục tên là thachpham.local và bạn có thể sử dụng đường dẫn http://localhost/thachpham.local để chạy. Vậy bây giờ mình có thể nói, thư mục C:\xampp\htdocs\thachpham.local chính là thư mục gốc của tên miền http://localhost/thachpham.local Bây giờ bạn thử copy một file hình ảnh nào đó vào trong thư mục C:\xampp\htdocs\thachpham.local rồi chạy tên miền http://localhost/thachpham.local, bạn sẽ thấy nó liệt kê file mà bạn vừa copy vào. Nếu bạn click vào file ảnh đó thì trình duyệt sẽ hiển thị ảnh với đường dẫn là http://localhost/thachpham.local/Chrysanthemum.jpg. Đây được xem là một link ảnh trong website của bạn. Tương tự, hãy thử tạo một thư mục bất kỳ rồi copy một file ảnh nào đó vào, thì bây giờ bạn có thể truy cập xem ảnh với đường dẫn là http://localhost/thachpham.local/tên-folder/file.jpg. Như vậy bạn có thể hiểu, cái đường dẫn trên website nó sẽ phân thứ cấp tùy theo cấu trúc thư mục và file trong đó.
2. Tạo cơ sở dữ liệu MySQL (Database)
Thao tác này bạn sẽ phải làm trong bước cài đặt WordPress trên localhost nhưng ở đây mình sẽ hướng dẫn trước để bạn có thể làm thử luôn. Khi nhắc đến database, bạn phải nhớ là nó bao gồm 3 thành phần chính là:
Tên user của database.
Mật khẩu của user database.
Tên database.
Database Host (thường thì điền là localhost, bất kể là bạn dùng ở localhost hay host bình thường).
Bạn hãy tưởng tượng rằng, user của database sẽ có nhiệm vụ đọc và ghi dữ liệu vào database nên khi sử dụng các mã nguồn PHP, bạn phải khai báo cùng lúc cả user của database và tên database. Đối với localhost, bạn không cần tạo user cho database mà sẽ sử dụng thông tin user như sau:
Tên user database: root
Mật khẩu: bỏ trống
Do vậy, chúng ta chỉ cần tạo database là đủ. Để tạo database, bạn hãy truy cập vào localhost với đường dẫn http://localhost/phpmyadmin. Sau đó bạn nhấp vào menu Databases. Sau đó ở phần Create databsae, bạn nhập tên database cần tạo vào ô Database name, phần Collation bạn hãy chọn là utf8_unicode_ci như hình dưới rồi ấn nút Create kế bên. Tạo xong hãy nhìn bên menu tay trái, nếu nó xuất hiện tên database vừa tạo là thành công. Vậy bây giờ, chúng ta tạm có một databse với các thông tin như:
Database Host: localhost
Database user: root
Database password: trống
Database name: thachphamblog
Còn cách sử dụng với nó như thế nào thì mình sẽ nói ở bước cài WordPress cho thực tế.
Cách dùng Localhost nâng cao
Các hướng dẫn ở dưới đây có thể sẽ hơi phức tạp và rườm rà nên bạn có thể bỏ qua nếu chưa thật sự hiểu về localhost, bạn có thể nhảy qua phần Cài đặt website WordPress trên localhost để bắt đầu bài tiếp theo.
Thêm tên miền ảo vào Localhost trong XAMPP
Mặc định localhost sẽ chạy với tên miền là http://localhost, http://localhost/website1, http://localhost/website2,…Như thế có vẻ hơi bất tiện và không chuyên nghiệp lắm. Bạn có thể thay domain đó thành một domain ảo khác như thachpham.local chẳng hạn. Bước 1. Thiết lập tên miền ảo trỏ về IP 127.0.0.1 Mặc định bạn có thể chạy được tên miền http://localhost là do Windows nó đã trỏ sẵn cái tên này về IP 127.0.0.1, do đó nếu bạn muốn dùng một tên miền khác như thachpham.local thì cũng phải trỏ nó về IP này. Bạn vào thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc và ấn chuột phải vô file hosts rồi chọn Properties. Sau đó chuyển qua tab Security và ấn Edit như ảnh dưới. Sau đó chọn Users và ấn chọn Full Control như ảnh dưới. Sau đó lưu lại, và mở file hosts ra rồi chèn đoạn này vào cuối file rồi lưu lại. 127.0.0.1 thachpham.localBạn có thể sửa lại tên miền mà bạn cần chèn vào localhost. Bước 2. Thêm tên miền vào Localhost (VirtualHost) Để thêm tên miền ảo, đầu tiên là bạn vào thư mục c:\xampp\htdocs và tạo một thư mục dành riêng cho tên miền ảo đó, ví dụ như thachpham.local/. Sau đó mở bảng điều khiển của XAMPP lên, click vào nút Config của Apache và chọn <Browse> [Apache]. Sau đó vào thư mục conf/extra và mở file httpd-vhost.conf bằng Notepad++2). Tìm: ##NameVirtualHost *:80Xóa 2 dấu ## cho thành NameVirtualHost *:80Và thêm đoạn này vào cuối file:
Sau đó lưu lại, vào bảng điều khiển XAMPP ấn Stop hết rồi ấn Start lại. Bây giờ hãy thử truy cập vào tên miền vừa thêm, nếu nó hiển thị ra trang như ở dưới thì thành công. Đây là một mẫu thêm nhiều domain vào localhost:
Note: Nếu bạn đổi cổng 80 thành một cổng khác như hướng dẫn phía dưới thì toàn bộ số 80 trong file vhost.conf này đều thay thành cổng đã đổi và truy cập với tên miền domain1.local:8080 (trong đó, 8080 là cổng webserver mới).
Cách đổi cổng mạng cho Localhost
Mặc định Localhost sẽ sử dụng cổng 80, bởi vì khi bạn gõ tên miền như http://localhost thì tức là nó đã sử dụng cổng 80 để đọc các dữ liệu web trong localhost. Tuy nhiên nếu như bạn đã dùng cổng 80 cho một ứng dụng khác, hoặc đơn giản là không khởi động Apache được thì bạn nên thiết lập cho Apache trong Localhost sử dụng một cổng khác, như 8080 chẳng hạn. Trước khi đổi, mình cần các bạn lưu ý là sau khi đổi xong thì bạn phải truy cập vào website với tên miền http://localhost:8080 hoặc http://thachpham.local:8080 thay vì chỉ là http://localhost. Để đổi cổng, bạn mở bảng điều khiển XAMPP lên và chọn nút Config của Apache, sau đó chọn Apache (httpd.conf). Sau đó bạn tìm dòng này: Listen 80Đổi thành Listen 8080Sau đó bạn Stop cái Apache và Start lại rồi thử truy cập vào localhost theo đường dẫn http://localhost:8080, nếu truy cập được thì bạn đã làm thành công. Và cũng nên lưu ý rằng, sau khi đổi cổng thì mỗi khi truy cập bạn phải sử dụng đường dẫn có kèm theo số cổng bạn vừa đổi sang vì mặc định nếu không điền thì nó sẽ sử dụng cổng 80. Nếu bạn có sử dụng tên miền ảo như mình hướng dẫn ở trên thì bạn cũng nên sửa lại file C:\xampp\apache\conf\extra\httpd-vhost.conf cho nó sử dụng port 80 thay vì 8080. Tóm lại là trong file này chỗ nào có số 80 bạn đổi thành 8080 hết. Riêng file hosts bạn để nguyên, và bạn phải truy cập với domain là http://thachpham.local:8080.
Một số câu hỏi liên quan đến localhost
Tôi có thể gửi cho bạn bè tôi xem website ở localhost không? Không, thân ái. Sau này tôi có thể chuyển dữ liệu từ localhost lên host trên Internet không? Hoàn toàn được. Localhost có bị chậm không? Hầu như không, trừ khi máy bạn quá yếu. Localhost có bị hack website không? Hầu như không nếu máy tính của bạn không bị truy cập bởi một người nào khác.
Lời kết
Ở trên là toàn bộ những gì bạn cần biết về localhost và nó sẽ đi theo bạn trong suốt quá trình làm việc với website vì host chỉ nên sử dụng để chạy website chính trên internet, còn localhost bạn nên dùng để thử nghiệm hoặc cần chỉnh sửa cái gì đó trong website mà không muốn nó ảnh hưởng trực tiếp đến website chính. WordPress 01:26 Người đăng: Unknown vào lúc 01:26 Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookShare Article
Facebook
Twitter
Google+
StumbleUpon
Digg
Pinterest
LinkedIn
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn
Blogger Comments
Facebook Comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Item Reviewed: Cách cài đặt localhost trên máy tính với Server giả lập như XAMPP, Vertrigo Rating: 5 Reviewed By: Unknown Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Design
Links
Slider
Popular
Archive
Category
Popular Posts
Hướng dẫn tối ưu wordpress giúp tăng tốc Website Nhiều bạn hỏi mình làm sao để Web site Điện Lạnh Số Đỏ của mình có thể chạy nhanh như vậy trong khi dùng hosting quốc tế và với tình trạng ...
Microsoft và những cột mốc quan trọng trong chặng đường 40 năm phát triển đến nay Ngày 4/4 vừa qua Microsoft đã kỉ niệm 40 năm thành lập . Và để hiểu hơn về sự phát triển này, mời các bạn đọc qua chặng đường đã biế...
Trên tay phụ kiện đèn flash rời Asus ZenFlash và LolliFlash cho Asus Zenfone 2 http://tintuc.shopthietbiso.com/wp-content/uploads/2015/04/Den-Flash.jpg Asus có mang đến Indonesia trưng bày một số món phụ kiện mà họ sản...
Đánh giá ultrabook Asus Zenbook UX305F - Thời lượng pin tốt, giá quá hấp dẫn Không nằm ngoài xu hướng thiết kế hiện nay, ZenBook UX305F có kích cỡ mỏng gọn không kém các ultrabook dòng cao cấp với độ mỏng thân máy đ...
3 bước chuyển đổi PSD sang Theme WordPress Là một người yêu thích WordPress và tạo nên những sản phẩm từ WordPress, công việc của mình như thiết kế website wordpress, cắt psd sang ht...
Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng được kể Trang Wired mới đây đã có một cuộc trao đổi với vài quan chức cấp cao chịu trách nhiệm phát triển Apple Watch . Trong bài viết bên dưới, ...
Google Security Key: Bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google bằng USB, giá từ 6 USD/cái http://tintuc.shopthietbiso.com/wp-content/uploads/2015/04/Google-Key.png Security Key là một chiếc USB dùng để bảo mật hai lớp thay cho...
Tìm hiểu Laravel Framework 4.x Laravel ra mắt vào cuối tháng 04-2011 nhưng đã gây được sự chú ý lớn đối với cộng đồng PHP framework . Laravel được tạo ra bởi Taylor Ot...
[OSX] Cách tìm kiếm phiên bản Bootcamp và Windows tương thích http://tintuc.shopthietbiso.com/wp-content/uploads/2015/05/BootCamp.jpg Bootcamp là phần mềm có sẵn trên OS X hỗ trợ tải về driver – tạo bộ ...
Trên tay LG Watch Urbane: đồng hồ Android Wear mắc tiền nhất Khi mới ra mắt thì LG G Watch R là chiếc đồng hồ chạy Android Wear mắc tiền nhất với giá là 300$, thế nhưng nó đã bị tiếm ngôi với chiếc Wat...
Archive
▼ 2015 (144)
► tháng 6 (2)
► tháng 5 (38)
▼ tháng 4 (104)
Microsoft ra mắt bản Surface 3 với bộ nhớ trong 32...
Trên tay phụ kiện đèn flash rời Asus ZenFlash và L...
Microsoft cập nhật ứng dụng PowerPoint cho iOS, hỗ...
Google Security Key: Bảo mật 2 lớp cho tài khoản G...
Lịch sử của nén dữ liệu (Infographic)
26 sự thật thú vị về Google [Infographic]
Windows 10 hỗ trợ tính năng kéo thả trong Desktop ảo
Sony ra mắt Xperia Z4: 5.2" Full HD, mỏng 6,9mm, S...
Microsoft Lumia 640 có giá chính hãng 3.690, rẻ hơ...
Viettalk - Ứng dụng OTT nhắn tin, gọi điện và miễn...
Windows Phone 8.1 Update 2 cũng chơi được file MKV...
Microsoft cập nhật Windows Phone Recovery Tool để ...
Macbook 12 inches mới: nhiều keo và ốc độc quyền, ...