Cách Cài Driver Máy In Cho Máy Tính Windows 7 Và Windows 10

Để có thể in được tài liệu, trước hết, máy tính của bạn phải được cài đặt driver máy in. Cài đặt driver rất cần thiết giúp máy in hoạt động một cách hiệu quả để đạt năng suất tốt nhất. Thông thường, khi lắp đặt máy in, bạn sẽ được nhân viên kỹ thuật cài driver cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn tự cài đặt , có thể tham khảo cách cài driver máy in cho máy tính Windows 7 và Windows 10 đơn giản do Tino Group hướng dẫn dưới đây.

Tìm hiểu về driver máy in

Driver là gì?

Driver máy tính là một phần mềm hỗ trợ giúp phần cứng của máy tính có thể tương tác được với hệ điều hành. Hiểu đơn giản hơn, nếu bạn muốn sử dụng được phần cứng trong máy tính, đầu tiên, bạn phải tạo môi trường để chúng làm việc. Môi trường chính là driver.

Tóm lại, driver máy tính đóng vai trò là một “phiên dịch viên” cho hệ điều hành và phần cứng. Nếu bạn không cài driver hoặc cài driver không đúng với thiết bị bạn đang sử dụng sẽ khiến hệ điều hành của bạn không liên lạc được cũng như không nhận ra được các thiết bị từ phần cứng. Lúc này, phần cứng đó không sử dụng được.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Driver máy in là gì?

Driver máy in là một chương trình cho phép máy tính của bạn tương tác với máy in. Tính năng này được thực hiện bằng cách dịch các hướng dẫn được gửi từ hệ điều hành hoặc các ứng dụng của máy tính sang ngôn ngữ mà máy in có thể hiểu được và cho phép máy in phản hồi đúng các hướng dẫn đó.

Ví dụ như khi bạn tạo tài liệu và nhấn nút “in”, driver máy in sẽ chuyển đổi tài liệu của bạn sang một mã mà máy in có thể đọc.

Một nhiệm vụ khác của driver này là giao tiếp các cài đặt in mà máy in sẽ sử dụng khi in tài liệu của bạn. Cài đặt in sẽ bao gồm kích thước trang hay bất kỳ tùy chọn tỷ lệ nào được áp dụng cho tài liệu.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Hướng dẫn cách cài driver máy in cho máy tính Windows 10 và Windows 7

Đối với máy tính Windows 10

Bước 1: Xác định hệ điều hành đang sử dụng bằng cách vào This PC và chọn Properties để xem hệ điều hành của mình là loại 32bit hay 64bit.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 2: Bạn phải biết được model máy của mình, ví dụ: Canon 2900, Canon 3000, hp 1020,…Bạn có thể xem phía trước hoặc phía sau máy in sẽ thấy tên đầy đủ của máy. Để tải driver, bạn có thể vào trang chủ của hãng máy in hoặc tìm kiếm tên trên Google.

Bước 3: Nhấn vào Tải về để tiến hành tải driver cho máy tính Windows 10

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Sau khi hoàn tất quá trình tải driver, bạn nhấn mở file và chọn Bắt đầu thiết lập -> Tiếp.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 4: Chọn sau đó bấm Đồng ý để cấp quyền cho driver trên máy tính.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 5: Nếu máy tính của bạn đã tắt tường lửa, bạn chọn Tiếp. Còn nếu chưa tắt, bạn hãy tạm ngưng cài đặt để tắt tường lửa. Sau khi tắt xong, bạn có thể tiếp tục thực hiện như trên.

Bước 6: Tiếp theo, bạn cần chọn phương thức kết nối: kết nối bằng WiFi hoặc cáp USB

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 7: Một cửa sổ mới xuất hiện và hỏi bạn có cần cài đặt thêm driver hay không, nếu chưa có nhu cầu cài thêm driver sẽ chọn Tiếp tục

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Cuối cùng, bạn chọn Exit để thoát

Bước 8: Để kiểm tra xem máy in đã được cài driver đặt thành công hay chưa, bạn hãy vào Control Panel -> Hardware and Sound -> Devices and printers

Bạn có thể xem những máy in đã được cài đặt driver trên máy của bạn sẽ xuất hiện ở mục Printers.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Tiếp theo, bạn hãy mở tài liệu và tiến hành in thử một số bản nhé!

Đối với máy tính Windows 7

Bước 1: Giống như cách thực hiện trên Windows 10. Đầu tiên, bạn cần kiểm tra hệ điều hành là 32bit hay 64bit. Sau đó vào trang chủ của hãng máy in để tải driver phù hợp về.

Bước 2: Sau khi đã tải thành công, bạn tiến hành giải nén file.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 3: Kế tiếp, bạn mở file .exe trong thư mục vừa giải nén và chọn Run

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 4: Chọn Next và tick vào Easy Install -> Tiếp tục chọn Next

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 5: Chọn đúng dòng máy in của bạn và nhấn Next. Sau đó tiếp tục đợi quá trình cài đặt diễn ra.

Bước 6: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn tiến hành kết nối máy in với máy tính thông qua dây cáp USB hoặc WiFi tùy vào loại máy.

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Bước 7: Kiểm tra xem máy tính đã cài đặt driver máy in chưa bằng cách vào Control Panel -> Hardware and Sound -> Devices and printers

Nếu chưa cài đặt thành công, sẽ không hiện biểu tượng máy in.

Sử dụng dụng các phần mềm update driver để cài driver máy in cho máy tính Windows 10 và Windows 7

Phần mềm update driver là những công giúp trợ bạn tự động cập nhật các driver cũ lên phiên bản mới nhất hoặc cài đặt các driver còn thiếu. Khi bạn cài đặt các phần mềm này, chúng sẽ tự động quét hệ thống để thông báo cho bạn biết những driver nào cần cần cập nhật hoặc cài đặt.

Một số phần mềm update driver phổ biến như: Driver Booster, Intel® Driver Update Utility, Drivers Easy, Driver Talent, Driver Identifier,..

cai-driver-may-in-cho-may-tinh

Driver máy in hay bất cứ driver nào khác cũng đều rất cần thiết để máy tính hoạt động tốt với phần cứng. Trên đây là những dẫn chi tiết và dễ hiểu giúp bạn có thể tự cài driver máy in cho máy tính Windows 7 và Windows 10. Chúc các bạn thành công nhé!

FAQs về cài driver máy in cho máy tính Windows 10 và Windows 7

Driver máy in có thể tải miễn phí không?

Hầu hết các driver cho bất kỳ tính năng nào đều hoàn toàn miễn phí. Do đó, bạn hãy lựa chọn một nguồn chính hãng để cài đặt nhằm tránh trường hợp máy bị nhiễm virus hay các mã độc hại từ các nguồn lạ nhé. Tốt nhất là tải từ trang chủ của hãng máy in bạn đang dùng.

Nên cài driver máy in thủ công hay dùng phần mềm?

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu phần mềm update driver có một kho chứa driver lớn và hoạt động ổn định thì bạn dùng phần mềm. Còn không, hãy dùng phương pháp cài thủ công để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Cài Win mới có bị xóa driver máy in không?

Nếu bạn dùng Win 10, bạn không cần phải cài lại sau khi cài Win vì máy tính sẽ tự nhận driver

Còn với các phiên bản Win khác, sau khi bạn cài Win mới, mọi driver trên hệ điều hành cũ sẽ bị xóa. Vì vậy, nếu muốn dùng các phần cứng của máy tính như:Máy in, WiFi, card màn hình,.. bạn sẽ phải cài lại các driver phù hợp.

Tại sao không thể dò được máy in?

Nếu không dò được máy in, bạn hãy thử kiểm tra máy tính có đang kết nối cùng mạng với máy in hay không (đối với máy in không dây). Còn nếu máy in và máy tính kết nối qua cáp USB, hãy kiểm tra lại các cổng kết nối.

Ngoài ra, bạn hãy thử nhấp vào đường dẫn “The printer that I want isn’t listed” và thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình.

Từ khóa » Cài Driver Cho Máy Tính Win 7